Thảm yoga là một dụng cụ không thể thiếu của những người tập yoga. Dù là người đã tập lâu hay người mới tập thì để biết cách chọn thảm tập yoga phù hợp không hề đơn giản. Cùng bTaskee điểm qua một số lưu ý khi chọn mua thảm tập yoga nhé!
Thảm tập Yoga có tác dụng gì
Giữ vệ sinh
Những động tác tập yoga đòi hỏi phải tiếp xúc nhiều với sàn nhà. Do đó, để giữ vệ sinh cơ thể cũng như sàn nhà bạn cần có chiếc thảm tập yoga. San nhà chứa nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Khi tiếp xúc với cơ thể sẽ mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chống đau
Thảm yoga sẽ hỗ trợ giảm đau cho người tập đối với những động tác sử dụng đầu gối và khuỷu tay. Khi các động tác dùng lực nhiều thì các bộ phận trên tiếp xúc với sàn nhà sẽ rất đau, sử dụng thảm sẽ tạo một lớp đệm, làm êm.
Giữ ấm cho cơ thể
Đối với những lúc thời tiết lạnh, nền nhà cũng hấp nhiệt và lạnh theo. Việc tập yoga dưới sàn nhà lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đến quá trình tập luyện của bạn.
Giữ thăng bằng
Trong tập yoga, nhiều bài tập yêu cầu độ giữ thăng bằng. Trong những trường hợp động tác khó thì việc sử dụng thảm giúp tăng độ bám với sàn nhà giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn.
Chọn thảm tập yoga an toàn và phù hợp
Chọn thảm tập yoga dựa vào độ đàn hồi
Thảm tập yoga được xem như một loại đệm giúp người tập có thể thực hiện những động tác khó.
Những động tác khó phải dùng đến đầu gối, cổ tay, cùi chỏ… đều là những vùng dễ chấn thương.
Ngược lại, thảm tập yoga có độ đàn hồi tốt sẽ giúp bạn thực hiện các động tác tập luyện này một cách dễ dàng, không đau, không mỏi.
Do đó, bạn cần căn cứ vào động tác tập luyện của mình mà lựa chọn thảm có độ đàn hồi nhiều hay ít. Thảm có độ đàn hồi càng tốt thì giá thành cũng khá cao.
Chọn thảm tập yoga dựa vào khả năng chống trượt
Trong quá trình tập luyện, bạn sẽ thường trượt ngã theo hai dạng sau:
- Kiểu thứ nhất là chân bạn bị trơn, trượt trên thảm tập yoga vì cơ thể tiết ra mồ hôi, ướt thảm, làm thảm trơn trượt
- Kiểu thứ hai là thảm tập yoga của bạn bị trượt trên mặt sàn. Vì độ bám dính của thảm tập yoga và mặt sàn không tốt, nên tấm thảm bị trượt đi và làm bạn té.
Do đó, bạn nên chọn mua những thảm có độ bám dính sàn tốt. Nên mua các loại thảm bằng cao su sẽ tốt hơn. Đối với các loại thảm tập thông thường nên để ý xem có mút cao su nhỏ ở bề mặt thảm để chống trượt không.
Chọn thảm tập yoga dựa vào kích thước của thảm
Thảm tập yoga hiện nay trên thị trường có hai kích thước thông dụng, 183cm x 63cm và 173cm x 61cm.
- Loại thảm 173x61cm sẽ phù hợp cho các bạn có chiều cao dưới 1m65 – chiều cao phổ biến của phụ nữ Việt Nam.
- Loại thảm 183cm x 63cm phù hợp cho các bạn cao trên 1m65, thường là các bạn nam sẽ sử dụng loại thảm có kích thước này.
Do đó, bạn cần xem chiều cao của mình rồi biết cách chọn thảm tập yoga có kích thước phù hợp, vừa giúp an toàn trong lúc tập, vừa tiết kiệm được một khoản chi phí nhỏ.
Chọn thảm dựa vào độ dày của thảm
Thảm tập yoga cũng có nhiều độ dày khác nhau, loại mỏng là 3mm, 5mm; loại trung là 6mm, 8mm và loại dày là 10mm.
Các bạn sẽ nghĩ rằng thảm càng dày thì tập sẽ êm và thoải mái hơn. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm, việc chọn thảm có độ dày thích hợp cần dựa vào cường độ tập và thời gian luyện tập của bạn.
- Với những thảm quá dày sẽ khiến bạn không thể đứng vững, cơ thể sẽ rất khó giữ cân bằng.
- Với những thảm loại mỏng sẽ khiến bạn khó khăn trong lúc tập và có bị đau ở đầu gối, khuỷu tay, vì cơ thể của bạn chưa đủ sức để nâng cơ thể, để tập các động tác khó…
Những người có kĩ năng yoga thành thục thì thường sử dụng loại thảm tập yoga mỏng (3-5mm), nhưng nếu bạn là người mới tập thì nên chọn loại thảm có độ dày lớn hơn.
Chọn thảm tập yoga dựa vào độ bằng phẳng của thảm
Khi mua thảm mà bề mặt thảm không bằng phẳng thì chắc chắn là kém chất lượng. Khi mua thảm bạn cần trải thảm ra sàn và kiểm tra độ bằng phẳng của thảm.
Nếu bề mặt thảm không thẳng đều sẽ ảnh hưởng đến cảm giác tập yoga của bạn, với các động tác nằm sẽ khiến bạn khó chịu, cộm lưng.
Nếu bạn đang rơi trong tình trạng không biết cách vệ sinh thảm tập yoga đúng cách cũng như quỹ thời gian còn hạn chế thì dịch vụ giặt thảm của bTaskee sẽ giúp bạn.
Chỉ với vài thao tác trên ứng dụng bTaskee, cộng tác viên với nhiều năm kinh nghiệm cùng quy trình vệ sinh thảm hiện đại sẽ đến tận nhà bạn để xử lý những chiếc thảm, khiến chúng trở nên sạch sẽ, thơm tho giúp cho bạn có khoảng thời gian tập luyện hiệu quả.
Chọn thảm tập yoga dựa vào chất liệu
Hiện nay, thảm tập yoga đang bán trên thị trường có các loại chất liệu như PVC (Polyvinyl chloride), TPE (Thermoplastic Elastomer) và Cao su tự nhiên kết hợp PU (Polyurethane). ngoài ra còn một số chất liệu khác nhưng ít sử dụng.
Chất liệu thảm PVC
Đây là chất liệu phổ biến và rộng rãi trong nhiều công cụ đời sống không chỉ riêng gì thảm tập yoga.
Ưu điểm:
- Giá rẻ, phù hợp với khách hàng tầm trung
- Mẫu mã đa dạng, nhiều sự lựa chọn
- Được bán nhiều trên thị trường, dễ dàng tìm kiếm
Nhược điểm:
- Thảm nhanh bị hư nếu tập thường xuyên trong vòng 6 đến 8 tháng
- Có mùi hôi khó chịu, đặc biệt là mùi nhựa
- Thảm có độ dày, độ đàn hồi kém
- Thảm Yoga nhựa PVC bị phát hiện chứa SCCPs(chất gây ung thư)
Lưu ý: Khi mua thảm tập yoga PVC bạn cần chọn những nơi bán uy tín, sản phẩm có nguồn gốc và thương hiệu rõ ràng.
Thảm tập yoga chất liệu TPE
Chất liệu TPE (Thermoplastic Elastomer ) hay được gọi là cao su non. Có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn và thân thiện với môi trường vì có tính tái sử dụng.
Ưu điểm:
- Có độ đàn hồi tốt, khả năng co giãn, chịu lực tốt,
- Có độ bám cao và khả năng chống trượt tốt.
- Thời hạn sử dụng khá lâu từ 2 đến 3 năm
Nhược điểm:
- Có giá thành khá cao
- Mẫu mã trên thị trường còn hạn chế, không phong phú
- Thích hợp cho những người tập luyện nhiều
Thảm tập yoga cao su tự nhiên – PU
Đây là loại chất liệu cao cấp nhất trong 3 chất liệu được bTaskee giới thiệu. Nếu các bạn muốn có trải nghiệm tập yoga tốt nhất thì cách chọn thảm tập yoga bằng cao su là lựa chọn hoàn hảo
Ưu điểm:
- Độ bám mặt sản cao, độ đàn hồi cực tốt, độ bám mạnh mẽ ngay cả khi mồ hôi ướt.
- Dễ dàng vệ sinh
- Cao su tự nhiên nên thảm rất êm
- Thời hạn sử dụng từ 3 đến 5 năm
Nhược điểm:
- Giá cả khá cao
- Dễ mua nhầm với thảm cao su non
Có thể bạn quan tâm
- Xem thêm chi tiết 5 cách vệ sinh thảm tập yoga tại nhà
- Xem thêm chi tiết cách giặt thảm nỉ tại nhà một cách hiệu quả
Cách bảo quản thảm tập yoga
Sau các buổi tập, bạn nên để thảm khoảng 5-10 phút trải ngoài không khí để cho mồ hôi bốc hơi hết. Sau đó, dùng khăn lau khô thảm tập yoga rồi cuộn lại cất đi. Làm việc này sẽ giúp thảm không có mùi hôi và bị thâm mốc.
Khi sử dụng thảm, bạn nên thường xuyên vệ sinh thảm để giữ thảm luôn sạch sẽ và mới. Khi giặt bạn có thể sử dụng xà phòng loãng với một chút nước ấm để giặt. Để thảm tập khô tự nhiên, tránh để dưới ánh sáng mặt trời.
Bạn nên chuẩn bị một chiếc túi đựng thảm. Việc này sẽ giúp bạn bảo vệ thảm khỏi bụi bẩn, các loại côn trùng, chuột phá hoại thảm của bạn.
Ngoài ra, trên thị trường còn bán các loại nước làm sạch thảm chuyên dụng. Nếu không mua được, bạn cũng có thể dùng khăn ẩm thấm nước lau sạch, chùi các vết dơ trên bề mặt thảm.
Với bài viết nay, bTaskee hy vọng có thể hướng dẫn cho các bạn các cách chọn thảm tập yoga hợp ý nhưng hiệu quả giúp bạn có những giờ tập yoga an toàn, thoải mái và còn có thể sử dụng thảm được lâu dài và bền đẹp hơn.
Những câu hỏi liên quan
- Người mới tập nên chọn thảm tập yoga như thế nào?
Thông thường, người mới tập có thể chọn thảm dày khoảng 6 mm – 8 mm là hoàn hảo nhất. Với những người tập Yoga lâu năm, họ thường có xu hướng chọn thảm mỏng hơn. Các loại thảm làm từ chất liệu PVC thường dày 4mm, thảm TPE có độ dày 6mm – 8mm, thảm PU thường khá mỏng, chỉ khoảng 3 đến 4mm.
- Những thương hiệu thảm tập yoga tốt?
1. Thảm tập Yoga Adidas.
2. Thảm tập Yoga Reebok.
3. Thảm tập Yoga Relax.
4. Thảm tập Yoga Jade Harmony.
5. Thảm Yoga Liforme.
6. Thảm tập Yoga Hatha.
7. Thảm tập Yoga Manduka. - Vệ sinh thảm tập yoga bằng cao su?
Việc sử dụng xà phòng để giặt thảm tập yoga là khá đơn giản. Bạn lấy một lượng xà phòng vừa đủ lên miếng bọt biển rồi làm ướt nó với nước ấm. Sau đó bạn chà nhẹ lên thảm để không làm trầy xước tấm thảm. Cuối cùng bạn rửa sạch bọt biển, lau thảm bằng khăn sạch và phơi nơi thông thoáng.
(Hình ảnh: Pinterest)