Thớt là một công cụ quan trọng trong căn bếp. Trong đó, thớt gỗ nghiến là loại thớt được nhiều gia đình tin dùng. Vì sự bền chắc, an toàn cho người dùng và có bề ngoài mang tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên không phải ai cũng có kiến thức về cách chọn thớt gỗ nghiến đúng chuẩn. Vậy hãy để bTaskee mách bạn 3 cách sau nhé!
Nhiều người sử dụng không thật sự biết cách chọn gỗ nghiến chuẩn. Nên thường nhầm lẫn thớt gỗ me, xà cừ với thớt gỗ nghiến. Trên thị trường có nhiều loại thớt có dạng vân tròn và vân sát mép ngoài nhưng vẫn chưa đủ để khẳng định đây là thớt nghiến chuẩn
Thớt nghiến là gì?
Để có cách chọn thớt gỗ nghiến đúng chuẩn, chúng ta cần học cách nhận dạng được gỗ nghiến như thế nào?
Nghiến có tên khoa học là Burretiodendron hsienmu là một loài cây thực vật có hoa, thuộc phân họ Dombeya Deae của họ Cẩm quỳ (Malvaceae). Nghiến sống ở Trung Quốc và Việt Nam, đặt biệt là các vùng cao như: Sơn La, Lai, Hòa Bình,…
Cây nghiến là cây gỗ lớn có kích thước: cao 30 – 35m, đường kính lên đến 80 – 90 cm. Cành non không có lông, lá có dạng hình trứng rộng, 10x7cm – 12x10cm với mép nguyên. Có từ 5 -7 đôi gân với 3 gân gốc, cuống lá dài 3 – 5 cm.
Có đặc tính cơ học cao, không vân, rất cứng, bền chắc và không bị mối mọt nên được người dân vùng núi đá cao sử dụng làm nhà sàn: cột, kèo, sàn nhà,… Ngoài những đặt tính trên thì nghiến có màu sắc và hoa văn vô cùng bắt mắt, tinh xảo nên càng được lựa chọn để dùng làm thớt.
Nghiến sau khi đốn hạ được mang vào xưởng và tiến hành nhiều công đoạn: bào mặt, vanh sườn, chạy soi rãnh, làm mịn,… được thành phẩm là những tấm thớt gỗ nghiến chắc chắn.
Cách chọn thớt nghiến chuẩn
Có nhiều cách chọn thớt gỗ nghiến nhưng để có cách chọn thớt gỗ nghiến chuẩn nhất còn dựa vào nhiều yếu tố bên trong của thân gỗ nghiến.
Dựa vào vân gỗ
Đây là cách chọn thớt gỗ nghiến chuẩn thường được dân trong nghề áp dụng. Bởi vì gỗ nghiến lõi được dùng làm thớt có màu nâu sẫm, các vòng vân rất mờ và có cấu tạo các lớp rõ ràng.
Khi bào nhẵn sẽ thấy được lớp vân rất tinh xảo chỉ có ở một số loại gỗ. Nên đây là đặc điểm giúp nhận dạng thớt gỗ nghiến chuẩn nhất.
Thân gỗ nghiến được chọn làm thớt nghiến chuẩn phải có kích thước đủ to. Đường kính vòng thân đủ để làm 1 – 4 chiếc thớt tùy kích thước. Chính vì thế thớt gỗ nghiến thường có 2 loại: có tâm và không tâm.
Thớt nghiến có tâm là thớt có lõi, vân đi đều từ trong ra viền thớt. Tạo nên các vòng tròn hoặc các đường elip đồng tâm trên mặt thớt.
Còn thớt nghiến không tâm là loại thớt không có lõi, các vân không đồng nhất. Hầu hết, nhiều người lựa chọn thớt gỗ nghiến không tâm do đường viền vân gỗ trông đẹp mắt và thu hút hơn loại có tâm.
Nhận biết thớt gỗ nghiến bằng mùi đặc trưng
Cách chọn thớt gỗ nghiến chuẩn có thể dựa trên mùi hương đặc biệt của nó. Thớt gỗ nghiến có mùi đặc trưng mà chỉ có những người am hiểu về gỗ mới có thể nhận ra được.
Nhưng bên cạnh đó có nhiều nhận định về mùi hương của gỗ nghiến như: mùi thơm, mùi hơi khó ngửi, mùi giống với gỗ xoang,… Nhưng mùi hương này thường sớm biến mất, nên bạn không cần lo việc mùi hương này sẽ ám lên thực phẩm.
Cân nặng, kích thước
Gỗ nghiến thương có khối lượng riêng khoảng 950 đến 1100 kg/m3 (15%), nặng hơn so với nhiều loại gỗ khác. Vì điều này, nên thớt gỗ nghiến sẽ nặng hơn so với các loại thớt gỗ khác cùng kích thước.
Cách tính khối lượng của thớt gỗ dựa trên kích thước: Trong điều kiện độ ẩm 15%
M (kg) = 1.100 x h x D² x 3,14/4.000.000.000
(D: Đường kính thớt – mm, h: chiều dày thớt – mm)
Ví dụ: Thớt có đường kính 300mm, dày 55mm sẽ có khối lượng: M~3.8-4.27 kg. Nếu độ ẩm 100%, thớt sẽ có khối lượng M~6kg.
Sau khi tìm được cách chọn thớt gỗ nghiến, bạn cần trang bị thêm kiến thức về cách sử dụng thớt gỗ nghiến và bảo quản giúp giữ độ bền theo thời gian.
Cách sử dụng thớt gỗ nghiến và bảo quản tốt nhất
Thông thường, các loại thớt gỗ khác khi mới mua về, chúng ta cần học cách xử lý thớt mới mua đúng để chúng không bị nứt, mốc khi sử dụng về sau.
Tuy nhiên, thớt gỗ nghiến là loại gỗ rừng (thuộc nhóm IIA) có tính háo nước. Nếu như áp dụng cách ngâm nước muối sẽ khiến bề mặt thớt trở nên khô hơn. Vì sau khi ngâm nước muối, hơi nước sẽ bốc lên kết hợp với điều kiện khí hậu khô nóng ở Việt Nam càng khiến thớt bị nứt nhanh hơn.
Nếu như có nhu cầu băm, chặt mạnh nên chọn thớt nghiến có kích thước lớn được bọc đai inox.
Khi mua thớt về, bạn nên giữ nguyên túi bóng kín cho đến lúc sử dụng.
Sau khi xé túi ra, nhanh chóng bôi dầu ăn hoặc mỡ heo (đã chiên) khắp mặt thớt. Sau khi mỡ khô thì bôi thêm lần nữa và lặp lại 3-4 lần. Khi không thường xuyên sử dụng, bạn vẫn nên áp dụng cách này để thớt giữ độ ẩm, không bị nứt và mốc.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý sử dụng thớt thường xuyên trong những ngày đầu để không bị các vết nứt nhỏ trên mặt thớt.
Sau khi sử dụng, bạn vệ sinh kỹ càng mặt thớt và phơi khô ở nơi thoáng mát. Không được phơi dưới gió và ánh nắng trực tiếp.
Cũng như các đồ dùng trong bếp khác đều được vệ sinh định kỳ, thớt nghiến cũng vậy. Được sử dụng một thời gian dài, thớt cần được vệ sinh đúng cách để không bị nấm, mốc.
Câu hỏi thường gặp
- Loại gỗ nào tốt nhất để làm thớt?
Gỗ nghiến là gỗ tốt nhất để làm thớt vì có đặc tính cơ học cao, không vân, rất cứng, bền chắc và không bị mối mọt, có màu sắc và hoa văn vô cùng bắt mắt, tinh xảo nên càng được lựa chọn để dùng làm thớt.
- Tôi cần lưu ý gì để chọn thớt gỗ nghiến đúng chuẩn?
Để chọn được thớt gỗ nghiến đúng chuẩn bạn cần dựa vào những đặc điểm như vân gỗ, mùi hương, tỉ lệ cân nặng và kích thước của thớt.
- Làm thế nào để thớt gỗ nghiến không bị nứt và mốc?
Khi mua thớt về, bạn nên giữ nguyên túi bóng kín cho đến lúc sử dụng.
Sau khi xé túi ra, nhanh chóng bôi dầu ăn hoặc mỡ heo (đã chiên) khắp mặt thớt. Sau khi mỡ khô thì bôi thêm lần nữa và lặp lại 3-4 lần.
Khi không thường xuyên sử dụng, bạn vẫn nên áp dụng cách này để thớt giữ độ ẩm, không bị nứt và mốc.
Hy vọng với những đặc điểm nhận dạng thớt gỗ nghiến mà bTaskee vừa tổng hợp ở trên. Giúp bạn có được cách chọn thớt gỗ nghiến chuẩn để có thể xác định các loại thớt nghiến đang bán trên thị trường có chuyển hay không. Để không gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khoẻ gia đình.