Lắp đặt hệ thống điện nổi cho ngôi nhà là phương pháp khá linh hoạt và tiết kiệm chi phí, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng. Cùng bTaskee tìm hiểu cách đi điện nổi nhà cấp 4 an toàn và chuẩn kỹ thuật nhé
Hệ thống sơ đồ điện nhà cấp 4 gồm những gì?
Thiết bị đóng ngắt
Thiết bị đóng ngắt hay còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là Aptomat (theo tiếng Nga). Đây là bộ phận dùng để đóng ngắt nguồn điện chạy trong mạch.
Thiết bị này có thể được đóng thủ công hoặc tự động đóng khi phát hiện nguồn điện gặp sự cố ngắn mạch, sụt áp, chập cháy, quá tải,…
Trong hệ thống sơ đồ điện nhà cấp 4, thiết bị đóng ngắn có thể là aptomat tổng hoặc aptomat nhánh, công tắc điện, cầu chì,…
Hộp phân phối
Hộp phân phối điện là bộ phận được lắp đặt với mục đích đấu nối điện từ đường trục chính phân ra các nhánh nhỏ để tiêu thụ điện.
Đặc biệt, đây là thiết bị dùng để che chắn các mối hàn cáp quang và các thiết bị điều khiển, thiết bị đóng cắt khỏi các tác nhân gây hại của môi trường xung quanh. Đồng thời, bảo vệ người dùng khỏi nguy cơ giật điện trong quá trình nguồn điện vận hành.
Đồ dùng điện
Đồ dùng điện được hiểu đơn giản là các thiết bị công nghệ, hoạt động bằng cách tiêu thụ, sử dụng năng điện nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người. Ví dụ quen thuộc như quạt, nồi cơm, tủ lạnh, tivi, máy lạnh,…
Ổ điện
Ổ điện là một trong những phụ kiện điện nổi quen thuộc và không thể thiếu trong hệ thống sơ đồ điện nhà cấp 4. Đây là bộ phận chia sẻ nguồn điện, giảm tải từ nguồn điện chính và kết nối nguồn điện với các đồ dùng điện trong nhà bạn.
Ngoài ra, ổ điện còn được thiết kế lớp vỏ nhựa cách điện cứng cáp và an toàn, nhằm cách ly người dùng khỏi nguồn điện.
Công tơ
Công tơ hay đồng hồ điện, điện năng kế là thiết bị dùng để đo lượng tiêu thụ điện năng của một phụ điện tải (hộ tiêu dùng, doanh nghiệp hoặc 1 nhóm thiết bị điện nhất định).
Thông thường, công tơ điện được lắp đặt với mục đích tính toán điện năng và thanh toán hóa đơn điện hàng tháng.
Hiện nay, có 4 loại công tơ điện phổ biến, bao gồm: Công tơ điện 3 pha, công tơ điện 1 pha điện tử, công tơ điện 1 pha, công tơ điện 1 pha cơ.
Các rủi ro khi đi điện nổi nhà cấp 4
Nguy cơ điện giật
Đặc điểm của hệ thống dây điện nổi đó là nằm trực tiếp trên bề mặt tường nhà, không được che chắn hoặc che chắn bằng những vật liệu kém bền vững và an toàn.
Vì vậy mà nguy cơ điện giật do va đập, hở nguồn điện đối với hệ thống dây điện nổi nhà cấp 4 là rất cao.
Trên thực tế, lớp vỏ bọc dây điện sẽ bị ăn mòn và oxy hóa theo thời gian, từ đó mà nguồn điện bên trong sẽ bị hở. Nếu không may chạm vào những mấu hở này bạn chắc chắn sẽ bị giật.
Ngoài ra, các điểm nối dây điện cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hở mạch, đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bị giật nếu không cẩn thận.
Chập cháy
Hệ thống điện nổi nhà cấp 4 sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài như nước mưa, sấm sét, ẩm ướt,…thậm chí là lửa nếu nằm trong khu vực bếp.
Vì vậy nguy cơ chập cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đặc biệt là khi mạch điện gặp nước mưa và ẩm ướt lâu ngày.
Bạn nhận thấy căn nhà của mình bám đầy bụi bẩn, xác côn trùng sau thời gian dài không được làm sạch? Vậy thì tham khảo ngay dịch vụ dọn dẹp nhà theo giờ của bTaskee. Đội ngũ cộng tác viên chuyên cần và nhanh nhẹn sẽ giúp bạn lấy lại không gian sống xanh – sạch – đẹp chỉ trong nháy mắt.
Tải ứng dụng bTaskee và trải nghiệm dịch vụ ngay hôm nay
Quá tải mạch điện
Thực tế cho thấy, để hạn chế hệ thống dây điện nổi lằng nhằng, dối mắt người dùng thường có xu hướng đấu nhiều nguồn điện vào một mạch nguồn. Vì vậy mà hiện tượng quá tải mạch điện thường xuyên xảy ra.
Trường hợp nhẹ, hiện tượng này sẽ ảnh hưởng tới quá trình vận hành của các thiết bị điện trong nhà bạn do nguồn điện phải bật, ngắt liên tục. Trường hợp nguy hiểm hơn sẽ dẫn tới nguy cơ chập cháy và làm hư hại thiết bị điện.
Sự cố kỹ thuật
Một trong những trường hợp hy hữu có thể xảy ra trong quá trình lắp đặt hệ thống dây điện nổi đó chính là sự cố kỹ thuật.
Điển hình như đấu nhầm nguồn điện, đấu sai mạch điện, điện áp quá tải hoặc quá thấp, chạm điện giữa dây pha và dây chung tính,…. nguy hiểm nhất là rò rỉ điện.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn trang trí nhà cấp 4 cũ nhanh chóng và tiện nghi
Cách đi điện nổi nhà cấp 4
Lựa chọn vật liệu và thiết bị điện nổi phù hợp
Lựa chọn vật liệu và thiết bị điện nổi phù hợp là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình thi công. Ngoài việc lựa chọn dây điện có độ tải phù hợp, bạn cũng cần cân nhắc khi mua ống dẫn bảo vệ sao cho đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho không gian của mình.
Hiện nay trên thị trường có 4 loại ống dẫn dây điện nổi phổ biến, bao gồm:
- Ống nhựa vuông: Có thiết kế dạng hình hộp chữ nhật, có khả năng cách điện tốt, bảo vệ dây điện khỏi ẩm mốc, va đập, nước, côn trùng,…
- Ống gen ruột gà: Có hình ống, nhiều đường vân giống như ruột gà. Đây là loại ống bảo vệ dây điện có độ đàn hồi tốt, có khả năng chống va đập cao, ngăn các loại côn trùng cắn phá và chống nước hiệu quả cho hệ thống điện
- Ống nhựa cứng: Có hình dạng hình tròn ống, được làm chủ yếu từ chất liệu nhựa PVC và bao gồm một số chức năng cơ bản như chống ẩm mốc, côn trùng, va đập nhẹ,…
- Ống thép luồn IMC: Loại ống bảo vệ dây điện này có chất liệu chính là thép, bên trong được phủ một lớp thép chống ăn mòn và bên ngoài mạ kẽm để gia tăng tuổi thọ.
Thiết kế và lắp đặt hệ thống điện nổi đúng cách
Nguyên tắc để thiết kế và lắp đặt hệ thống điện nổi đúng cách bao gồm:
- Thứ nhất, vị trí lắp đặt dây điện nổi cách nền nhà tối thiểu 2m nhằm đảm bảo dây điện không gây vướng víu, ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình. Đồng thời đảm bảo sự an toàn, tránh nguy cơ bị điện giật cho người dùng.
- Thứ hai, không lắp đặt hệ thống điện nổi tại nơi ẩm thấp, thường xuyên có nước như nhà tắm, cạnh ống cống, ngoài trời mưa,…để hạn chế nguy cơ chập điện.
- Thứ ba, không đấu tắt dây điện trong ống gen. Sau thời gian dài sử dụng, dây điện không tránh khỏi tình trạng bị bào mòn, oxi hóa vì vậy khi thi công cần tính toán số lượng ống nhựa phù hợp với dây điện để tránh rủi ro không mong muốn xảy ra.
- Thứ tư, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống điện nổi nhà cấp 4, bạn cần bọc toàn bộ dây điện bằng lớp vật liệu chống cháy.
Sử dụng các phương pháp bảo vệ và kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn
Đối với hệ thống dây điện nổi nhà cấp 4, bạn cần lắp đặt các thiết bị bảo vệ hiện đại để đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng.
Điển hình như hệ thống ống dẫn dây điện, aptomat, cầu giao tự động, thiết bị chống dòng rò, máy cắt không khí, rơ le nhiệt,…
Đồng thời, bạn nên kiểm tra định kỳ hệ thống dây điện nổi của gia đình để phát hiện sớm các nguy cơ gây hại như hở mạch, đứt vỏ, dây điện bị dính nước, ẩm ướt,…
Đặc biệt, hệ thống dây điện nổi thường chịu nhiều tác nhân từ môi trường bên ngoài, dẫn tới giảm tuổi thọ, nhanh hỏng hóc. Vì vậy, bạn cần kiểm tra thường xuyên để thay thế cũng như khắc phục những lỗi nhỏ, tránh gây ra tác hại lớn.
Các lưu ý khi lắp đặt điện nổi trong nhà cấp 4
Khi áp dụng cách đi điện nổi nhà cấp 4, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Luôn sử dụng ống bảo vệ dây điện, đặc biệt là đối với phòng trẻ nhỏ
- Không lắp đặt tối đa công suất điện
- Tránh chạm vào hoặc tiếp xúc với hệ thống điện khi cơ thể ẩm ướt hoặc đang tiếp xúc với nước
- Không tự ý tháo dỡ hoặc sửa chữa hệ thống điện nếu không có kiến thức chuyên môn
- Nên lắp nhiều aptomat cho tổng thể căn nhà của bạn. Ví dụ như 1 aptomat tổng, 2 – 3 aptomat cho từng tầng
- Không lắp chung dây điện với đường ống dây internet hoặc dây cáp tivi. Điều này sẽ khiến các thiết bị đầu thu bị nhiễu tín hiệu.
- Nên chia nguồn điện lớn thành nhiều nhánh nhỏ để hạn chế rủi ro, đồng thời dễ dàng sửa chữa hơn nếu có sự cố xảy ra.
Câu hỏi thường gặp
- Tôi có thể tự lắp đặt hệ thống điện nổi nhà cấp 4 không?
Nếu bạn là người có chuyên môn và làm trong ngành điện thì bạn có thể tự lắp đặt hệ thống điện nổi nhà cấp 4 của mình. Tuy nhiên, nếu không nằm trong nhóm đối tượng này, bạn nên thuê những đơn vị thi công uy tín và chuyên nghiệp để bảo vệ an toàn cho gia đình, tránh sự cố lỗi kỹ thuật xảy ra.
- Hệ thống điện nổi nhà cấp 4 có những ưu điểm gì?
Nhìn chung, hệ thống điện nổi nhà cấp 4 có chi phí khá rẻ, dễ dàng lắp đặt và sửa chữa. Vì phương pháp này có thể thực hiện ngay cả khi ngôi nhà của bạn đã hoàn thành 100%, không cần phải tách vữa và luôn vào bên trong âm tường.
- Hệ thống điện nổi nhà cấp 4 có nhược điểm gì?
Về tổng thể, phương pháp lắp đặt hệ thống điện nổi nhà cấp 4 sẽ không có tính thẩm mỹ cao, các đường ống dây điện lằng nhằng, chi chít sẽ khiến không gian sống của bạn trở lên rối mắt.
Đặc biệt, hệ thống điện nổi nhà cấp dễ gây ra một số rủi ro về điện giật, chập chát, quá tải mạch hay sự cố kỹ thuật nếu không được lắp đặt cẩn thận và chuẩn kỹ thuật.
Trên đây là tổng hợp những điều cần biết về cách đi điện nổi nhà cấp 4. Hy vọng những chia sẻ này của bTaskee đã giúp các bạn có thêm kiến thức về kỹ thuật đấu điện nhà ở dân dụng, đồng thời đưa ra lựa chọn phương pháp đi đường điện phù hợp với không gian sống của mình.
Xem thêm bài viết:
- Tổng hợp mẫu cổng nhà cấp 4 được yêu thích nhất hiện nay
- Mách bạn cách trang trí mặt tiền nhà cấp 4 sang trọng và hợp phong thủy
- Cách Sử Dụng Máy Lạnh Tiết Kiệm Điện, Tiết Kiệm Chi Phí
Hình ảnh: Pinterest