Bạn đang lên kế hoạch xây dựng ngôi nhà cho riêng mình? Vậy thì bỏ túi ngay kinh nghiệm về cách giám sát xây nhà ở dễ dàng và chuẩn kỹ thuật của bTaskee nhé
Cách giám sát xây nhà
Giám sát giai đoạn nền móng
Đối với giai đoạn nền móng, điều bạn cần làm đầu tiên đó là giám sát và kiểm tra lại toàn bộ phần tim trục và cốt cao độ xem đã chính xác với số đo chiều dài, chiều rộng trong bản vẽ hay chưa. Đây là bước quan trọng quyết định hình dáng, kích thước ngôi nhà của bạn, vì vậy hãy giám sát một cách sát sao để tránh xảy ra sai sót nhé.
Tiếp đó, trước khi tiến hành đào móng, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng, thực hiện các phương pháp cừ móng nếu có nguy cơ ảnh hưởng tới các công trình liền kề.
Cuối cùng, trong quá trình đào móng đổ nền, bạn cần kiểm tra và giám sát xem thợ đã đặt thép móng đúng, chuẩn với bản thiết kế hay chưa? Cốp pha sau khi đổ bê tông có bị uỳnh, rỗ, hở thép hay cong vênh không? Vì đây là phần âm của ngôi nhà, quyết định đến sự kiên cố của công trình và rất khó sửa lại khi đã hoàn thiện.
Giám sát giai đoạn thi công
Giai đoạn thi công hay hiểu đơn giản là quá trình xây dựng và hoàn thiện phần thô, được xem là công đoạn quan trọng nhất.
Theo kinh nghiệm của các kỹ sư, bạn cần giám sát chi tiết và tỷ mỷ một số điều sau đây trong giai đoạn này:
- Giám sát chiều cao các tầng nhà, kích thước cửa, ô thoáng có đúng với bản thiết kế hay không?
- Giám sát độ dày tường nhà.
- Giám sát độ an toàn của cốp pha.
- Kiểm tra lượng sắt thép, tỷ lệ pha trộn vữa,…có đủ tiêu chuẩn như đã dự tính hay không?
- Kiểm tra độ phẳng của mặt tường sau khi trát vữa.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách xây dựng và bố trí đài móng chuẩn kỹ thuật
Giám sát giai đoạn hoàn thiện và nghiệm thu
Giai đoạn hoàn thiện có vai trò quyết định vẻ thẩm mỹ của ngôi nhà bạn, bao gồm ốp lát gạch, làm trần, sơn tường, lắp cửa,….Cụ thể:
- Đối với công đoạn ốp lát gạch: Bạn cần giám sát độ phẳng của nền nhà sau khi lát gạch, đồng thời kiểm tra các mạch vữa sao cho đều, đẹp, không bị cách quá xa.
- Đối với công đoạn làm trần nhà: Đối với các loại trần đổ bê tông, bạn có thể bỏ qua bước này. Còn nếu trần nhà bạn được làm từ thạch cao, bạn cần kiểm tra kỹ một số chi tiết về cao độ trần, chủng loại xương tấm, khoảng cách giữa các xương… đã đúng, chuẩn theo bản thiết kế hay chưa?
- Đối với công đoạn sơn tường: Trong quá trình thợ thi công, bạn cần giám sát đầy đủ các công đoạn sơn tường theo tiêu chuẩn, bao gồm:
- Làm sạch bề mặt tường.
- Đánh giáp giúp bề mặt tường phẳng hơn.
- Vệ sinh bề mặt tường khỏi bụi, bẩn.
- Bả 2 lớp mastic và mài phẳng.
- Sơn lót – Sơn phủ (2 lớp).
- Đối với công đoạn lắp cửa: Trước hết, hãy kiểm tra chất lượng cửa (chủng loại, màu sắc, độ mới,…). Sau khi đã lắp hoàn thiện, bạn cần kiểm tra xem cửa đã khít với khung tường hay chưa? Đóng mở dễ dàng không?…
Những sai lầm thường gặp khi giám sát xây nhà
Thiếu quan tâm đến công đoạn xây dựng
Thiếu quan tâm tới quá trình xây dựng công trình là một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải. Trên thực tế, gia chủ thường thiếu quan sát do không có kiến thức chuyên sâu về xây dựng và phó mặc công trình cho đội ngũ kỹ thuật, công nhân.
Việc thiếu quan tâm đến công đoạn xây dựng sẽ dẫn tới nhiều hậu quả như công trình sai bản vẽ, xảy ra sự cố kỹ thuật không mong muốn, ảnh hưởng tới công trình liền kề, thiếu hụt nguyên vật liệu, thời gian nghiệm thu chậm tiến độ,…
Không đảm bảo chất lượng vật liệu và thiết bị sử dụng
Không đảm bảo chất lượng vật liệu và thiết bị sử dụng sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy trước mắt và lâu dài cho công trình. Chất lượng vật liệu xây dựng kém sẽ khiến công trình thiếu độ bền vững với thời gian, nhanh chóng xuống cấp và sập xệ chỉ sau vài năm đưa vào sử dụng.
Song song với đó, việc thiếu hụt thiết bị hiện đại, tiên tiến trong quá trình thi công sẽ dẫn tới tiến độ hoàn thiện và nghiệm thu chậm hơn so với dự kiến, chất lượng công trình cũng không thể đạt tới mức tốt nhất.
>> Xem thêm: Tất cả thông tin về các loại công trình nên biết
Không kiểm soát được chi phí và tiến độ xây dựng
Trên thực tế, việc phát sinh chi phí so với dự kiến trong thi công xây dựng nhà ở là không thể tránh. Tuy nhiên, nếu người chủ không giám sát quá trình này một cách sát sao và tỉ mỉ thì rất dễ mắc sai lầm không kiểm soát được chi phí xây dựng. Nguồn phát sinh có thể đến từ nhiều nguyên nhân, tác động bởi địa hình, đất nền, diện tích công trình,…
Câu hỏi thường gặp
- Tôi có cần giám sát quá trình thiết kế nhà ở trên bản vẽ không?
Có. Đây được xem là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình giám sát xây dựng nhà ở. Bạn cần xem xét kỹ lưỡng các số đo, diện tích phòng ốc, cửa, sàn hè,…sao cho khớp với diện tích đất nền của mình và đảm bảo phù hợp với ngân sách dự trù.
- Không có kiến thức chuyên môn về xây dựng, tôi có nên tự giám sát quá trình xây dựng nhà ở của mình không?
Dù không có kiến thức chuyên môn về xây dựng nhưng bạn hoàn toàn có thể dựa vào bản vẽ ngôi nhà và chi phí xây dựng dự trù để giám sát số đo, diện tích và chi phí mua nguyên vật liệu trong quá trình thi công công trình.
Trên đây là những chia sẻ của bTaskee về cách giám sát xây dựng nhà ở dễ dàng và chuẩn kỹ thuật cho gia chủ. Hy vọng những chia sẻ này có ích đối với các bạn.
>>> Xem thêm bài viết:
- Những tiện ích cần biết trong căn hộ chung cư
- Tổng hợp những mẫu thiết kế căn hộ studio được yêu thích nhất hiện nay
Hình ảnh: Pinterest