Cách khử mùi nón bảo hiểm đơn giản nhất

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
khử mùi nón bảo hiểm
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Sau một khoảng thời gian sử dụng, vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn… sẽ bám vào nón sinh ra mùi hôi, gây rất nhiều khó chịu cho người dùng. Qua bài viết dưới đây, bTaskee sẽ gửi đến bạn cách khử mùi nón bảo hiểm đơn giản để giúp bạn giải quyết vấn đề đau đầu này.

Nguyên nhân gây ra mùi khó chịu ở nón bảo hiểm

Đới với thời tiết nắng nóng

Thời tiết nắng nóng gây ra mùi khó chịu ở nón bảo hiểm
Thời tiết nắng nóng gây ra mùi khó chịu ở nón bảo hiểm (nguồn: Shutterstock.com)

Trong quá trình sử dụng, đặc biệt là vào lúc thời tiết nắng nóng, khi người dùng đội nón bảo hiểm sẽ sinh ra mồ hôi, bã nhờn bám dính vào nón. Lâu ngày mồ hôi, bã nhờn tích tụ kết hợp với bụi bẩn có thể gây ra mùi khó chịu ở nón bảo hiểm.

Đối với thời tiết mưa ẩm

Thời tiết mưa ẩm ngây ra mùi khó chịu ở nón bảo hiểm
Thời tiết mưa ẩm ngây ra mùi khó chịu ở nón bảo hiểm (nguồn: Shutterstock.com)

Khi bạn sử dụng nón bảo hiểm trong thời tiết mưa ẩm, nón bảo hiểm bạn chắc chắn sẽ dính nước mưa, ẩm ướt.

Môi trường ẩm thấp là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc phát triển kết hợp khói bụi bám lại từ các phương tiện giao thông nên việc nón bảo hiểm của bạn bốc mùi là không thể tránh khỏi.

Đội mũ bảo hiểm khi sử dụng keo vuốt tóc

Sử dụng keo vuốt tóc khi đội mũ bảo hiểm
Sử dụng keo vuốt tóc khi đội mũ bảo hiểm có thể gây ra mùi hôi ở mũ (nguồn: Shutterstock.com)

Một số bạn thường sử dụng keo vuốt tóc để tạo kiểu tóc. Khi bạn đội mũ bảo hiểm, lớp keo dính trên tóc sẽ dính lên mũ. Keo là chất có độ bám dính rất cao nên khói bụi, bụi bẩn rất dễ bám vào nơi có vết keo dính trên mũ.

Lâu ngày nếu không được vệ sinh, lượng bụi bẩn sẽ tích tụ lại rất lớn.. Chính vì điều này đã vô tình chung gây ra mùi hôi khó chịu ở mũ bảo hiểm.

Cách khử mùi nón bảo hiểm đơn giản nhất

Dùng xịt khử mùi mũ bảo hiểm

Dùng bình xịt khử mùi mũ bảo hiểm
Sử dụng bình xịt để khử mùi mũ bảo hiểm (nguồn: Shutterstock.com

Trong bình xịt khử mùi có có chứa các thành phần tạo mùi hương, nhẹ dịu cho da, an toàn khi sử dụng và có khả năng diệt một số vi khuẩn có trong mũ. Bạn chỉ cần xịt trực tiếp vào phần lót dưới đáy mũ, mùi hương của bình xịt có thể che lấp, lấn át mùi hôi do vi khuẩn mũ bảo hiểm gây ra.

Lưu ý

Việc sử bình xịt khử mùi để khử mùi mũ bảo hiểm chỉ là giải pháp tạm thời. Các chất có trong bình xịt không có khả năng hoàn toàn làm sạch hết vi khuẩn có trong mũ ( đây là nguyên chính gây ra mùi hôi). Vì vậy, bạn cần phải vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên.

Sử dụng thêm miếng lót cho nón bảo hiểm

Thay vì bản phải tốn nhiều công sức để vệ sinh nón bảo hiểm thì giờ đây bạn có thể mua nhiều miếng lót cho nón bảo hiểm.

Sử dụng miếng lót giảm mùi hôi mũ bảo hiểm
Sử dụng miếng lót

Việc thay đổi và vệ sinh miếng lót nón bảo hiểm thường xuyên là việc rất dễ dàng, ít tốn công sức, tiết kiệm thời gian hơn vệ sinh nguyên cả nón bảo hiểm và giúp hạn chế mùi hôi có thể xuất hiện ở nón bảo hiểm.

Tuy nhiên, việc sử dụng miếng lót cho nón bảo hiểm có thể khiến nón bảo hiểm nặng hơn, bên cạnh đó miếng lót sẽ gây cho đầu bạn hầm bí hơn, làm cho đầu bạn ra nhiều mồ hôi đặc biệt là trong những lúc đi dưới thời tiết nắng nóng.

Lưu ý

Việc sử dụng miếng lót nón bảo hiểm nó sẽ chỉ giảm thời gian phát sinh ra mùi ở nón bảo hiểm. Bởi vì mặt trong của nón bảo hiểm mặc dù được che đậy bởi một miếng lót sẽ giúp hạn xuất hiện vi khuẩn bụi bẩn nhưng không có nghĩa là không có vi khuẩn, bụi bẩn bám lại.

Sau một khoảng thời gian dài (thường dài hơn so với thời gian thông thường) bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lại đủ nhiều có thể gây ra mùi ở nón bảo hiểm. Vì vậy cách tốt nhất vẫn là vệ sinh nón bảo hiểm thường xuyên.

Vệ sinh mũ bảo hiểm

Vệ sinh mũ bảo hiểm
Vệ sinh mũ bảo hiểm (nguồn: Shutterstock.com)

Việc vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên vẫn là cách để khử mùi mũ bảo hiểm hiệu quả nhất. Việc này là làm sạch hoàn toàn các bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc bám vào mũ bảo hiểm, đây là nguyên nhân chính khiến mũ bảo hiểm có mùi hôi.

Lưu ý

Mũ bảo hiểm nên được vệ sinh bằng tay, tránh vệ sinh bằng máy giặt. Vì khi máy giặt hoạt động, việc đảo chiều liên tục có thể khiến cho mũ bảo hiểm bị va đập mạnh có thể gây ra hỏng hóc, hư hỏng và giảm tuổi thọ sử dụng của mũ.

Dụng cụ chuẩn bị

  • Dầu gội
  • Bàn chải đánh răng (mềm) đã qua sử dụng
  • Miếng vải khô
  • Chậu nước

Cách làm

Đối với miếng lót mũ bảo hiểm
  • Bước 1: Tháo phần lót mũ ra khỏi mũ
  • Bước 2: Sử dụng dầu gội đầu để giặt sạch phần lót mũ ( dầu gội đầu sẽ không gây các kích ứng cho da đầu)
  • Bước 3: Sau khi đã hoàn toàn làm sạch miếng lót mũ bảo hiểm, đem chúng đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời
Đối với mũ bảo hiểm và kiếng mũ bảo hiểm (nếu có)

Bước 1: Đổ xà phòng gội đầu vào chậu nước

Bước 2: Ngâm mũ bảo hiểm vào kiếng vào chậu nước sau đó dùng bàn chải đánh răng mềm để tiến hành làm sạch các bụi bẩn, vi khuẩn có trên mũ và kiếng

Bước 3: Sau khi đã làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn có trên mũ và kiếng, lấy ra và sử dụng miếng vải để lau khô mũ và kiếng.

Bước 4: Phơi mũ bảo hiểm dưới ánh sáng mặt trời để mũ hoàn toàn khô hết tránh để mũ ẩm mốc có thể gây ra ngứa đầu cho người sử dụng khi đội.

Mẹo về cách bảo quản mũ bảo hiểm

Hạn chế làm rơi mũ bảo hiểm, tránh những va đập mạnh.

Mũ bảo hiểm bị va đập mạnh có thể sẽ tổn hại đến các bộ phận của mũ như kính chắn, miếng đệm. Từ đó làm giảm khả năng chịu lực, cũng như độ bền của mũ.

Không để mũ tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài.

Việc thường xuyên để nón bảo hiểm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, trong môi trường có nhiệt độ cao là không tốt.

Bảo quản mũ bảo hiểm
Bảo quản mũ bảo hiểm tránh nhiệt độ cao

Điều này sẽ làm cho kết cấu của phần nhựa bảo vệ mũ bị thay đổi, mũ trở nên giòn hơn, dễ vỡ hơn. Chất lượng mũ đi xuống, ảnh hưởng xấu đến sự an toàn khi sử dụng.

Khi giặt, không nên ngâm mũ bảo hiểm quá lâu trong nước

Ngâm nón bảo hiểm trong nước quá lâu sẽ làm cho kết cấu của lớp nhựa bảo vệ thay đổi, các lớp keo cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc phơi khô mũ cũng khó khăn hơn. Nếu sử dụng nón bảo hiểm bị ướt sẽ tạo ra mùi hôi, ẩm mốc, gây ngứa da đầu. 

  1. Tại sao mũ bảo hiểm có mùi hôi?

    Một số nguyên nhân khiến cho mũ bảo hiểm có mùi hôi sau một thời gian sử dụng như: thời tiết nắng nóng làm da đầu đổ mồ hôi gây mùi, trời mưa làm cho mũ bị ướt, ẩm mốc hoặc việc sử dụng keo vuốt tóc cũng khiến mũ có mùi.

  2. Giặt mũ bảo hiểm bằng máy giặt được không?

    Mũ bảo hiểm nên được vệ sinh bằng tay, tránh vệ sinh bằng máy giặt. Vì khi máy giặt hoạt động, việc đảo chiều liên tục có thể khiến cho mũ bảo hiểm bị va đập mạnh có thể gây ra hỏng hóc, hư hỏng và giảm tuổi thọ sử dụng của mũ.

  3. Làm sao để mũ bảo hiểm không bị xướt, vỡ?

    Hạn chế để mũ bị rơi, va đập mạnh. Sử dụng túi vải để bảo quản mũ khi không sử dụng. Vệ sinh mũ bảo hiểm bằng xà phòng và chỉ nên dùng tay.

bTaskee hy vọng với những thông tin trên về cách khử mùi hôi và mẹo bảo quản mũ bảo hiểm sẽ giúp ích được cho bạn. Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết về Dọn dẹp nhà cửa của bTaskee để biết thêm nhiều cách khử mùi các vật dụng khác trong nhà.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services