Hiện nay, nhiều gia chủ thường tìm hiểu cách làm giếng trời cho nhà mái tôn để lắp đặt cho ngôi nhà của mình. Vậy cách thức thực hiện như thế nào và có cần lưu ý điều gì không? Hãy để bTaskee thay bạn đi tìm câu trả lời nhé!
Các bước cách làm giếng trời cho nhà mái tôn chi tiết
Theo đánh giá, các bước để làm giếng trời (skylight) cho nhà mái tôn khá đơn giản, không quá phức tạp. Tuy nhiên, để sản phẩm đạt được hiệu quả và độ bền cao, quá trình thi công lại đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, bạn cần thực hiện đầy đủ các thao tác được hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Xác định vị trí giếng trời
Giếng trời trên mái tôn có thể được lắp đặt ở nhiều vị trí trong nhà như:
- Vị trí chính giữa nhà: Khi được lắp đặt ở vị trí này, giếng trời có tác dụng thông gió và chiếu sáng tốt. Tuy nhiên cũng sẽ phát sinh một số vấn đề như: mái tôn dễ bị lật, gãy, xước; phải có giải pháp chống dột và chống thấm.
- Vị trí phía sau nhà: Đây là nơi thường gắn liền với phòng bếp. Tuy hiệu quả lấy sáng không bằng khi thiết kế giếng trời ở giữa nhà nhưng lại đảm bảo mái tôn không bị lật, vỡ.
- Các vị trí khác (Phòng ngủ, Phòng tắm): Giải pháp này thường được sử dụng trong trường hợp không gian phòng ngủ hoặc phòng tắm bị hạn chế và không có cửa sổ thông gió. Nếu thiết kế giếng trời ở những vị trí này, bạn cần lắp thêm rèm để giảm bớt ánh sáng.
Tùy theo mục đích sử dụng mà gia chủ có thể lựa chọn vị trí thiết kế giếng trời sao cho phù hợp. Nếu để lấy sáng và gió, bạn nên chọn đặt giếng trời tại cầu thang.
Ngược lại, nếu mục đích thiết kế giếng trời là tạo view cho ngôi nhà thì có thể đặt ở sau nhà, phòng bếp, phòng khách.
Bước 2: Đo kích thước giếng trời cho nhà mái tôn
Tương tự như các loại mái khác, giếng trời mái tôn có kích thước dao động từ 4m – 6m. Dựa theo diện tích mặt bằng xây dựng, đặc điểm của nhà mái tôn và kiến trúc của công trình, các chuyên gia sẽ tính toán được kích thước giếng trời hợp lý với theo nguyên tắc:
- Với nhà nhiều cửa sổ, diện tích giếng trời < 5% so với diện tích mặt sàn.
- Với nhiều ít cửa sổ, diện tích giếng trời > 15% so với diện tích mặt sàn.
Bước 3: Thiết kế bản vẽ
Để đơn giản hóa quy trình thực hiện và tiết kiệm thời gian, kinh phí, đảm bảo chất lượng cho giếng trời, việc lên bản vẽ thiết kế trước khi thi công là điều cần thiết. Đồng thời, thiết kế bản vẽ cũng giúp hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng giếng trời.
Bước 4: Chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết để làm giếng trời cho nhà mái tôn
Để chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thi công, bạn cần xác định kết cấu giếng trời, cụ thể:
- Mái giếng: Có thể lựa chọn tấm poly, kính cường lực, tấm mica và các vật liệu làm mái che khác. Trong đó, kính cường lực luôn là vật liệu được ưu tiên sử dụng đầu tiên.
- Khung giếng: Có thể chọn khung thép, khung sắt, khung inox, khung bê tông hay khung nhôm,… Theo nhiều chuyên gia, bạn nên chọn khung sắt hoặc khung inox, vì chúng có độ bền cao và giá thành không quá đắt.
- Các vật liệu để làm khung giếng, mái giếng cần phải được mua ở những cửa hàng uy tín, chất lượng cao để đạt hiệu quả tốt. Ngoài ra, trong quá trình thi công, bạn còn cần chuẩn bị thêm các thiết bị, máy móc khác.
Bước 5: Thi công và lắp đặt
- Với những công trình đã hoàn thiện, bắt buộc phải tháo dỡ một phần mái tôn.
- Sử dụng các nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn để lắp đặt khung giếng.
- Sau khi hoàn thiện phần khung giếng, tiếp tục lắp đặt mái giếng. Để lấy sáng tốt, gia chủ nên chọn mái che bằng vật liệu trong suốt.
- Nên xây dựng khung giếng trời cao hơn mái tôn để nước mưa không chảy ngược vào trong nhà.
- Vị trí thích hợp để đặt khung giếng là cao từ 30cm trở lên so với mặt sàn tầng thượng.
Bạn quá bận rộn với công việc và không có thời gian lau dọn cầu thang, đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ. Chị Ong sẽ giúp bạn sắp xếp và dọn dẹp căn nhà một cách ưng ý!
Tải app bTaskee và trải nghiệm dịch vụ gia đình ngay hôm nay
Bước 6: Kiểm tra và hoàn thiện giếng trời cho nhà mái tôn
Sau khi lắp đặt khung giếng trời, bước cuối cùng là kiểm tra tổng quan và nghiệm thu. Các yếu tố cần quan tâm khi kiểm tra bao gồm: hướng gió, mức độ sử dụng, khả năng bắt sáng,… Đồng thời, gia chủ cần sửa chữa lại nếu phát hiện những vị trí bị dột mưa.
Các lưu ý khi lắp đặt giếng trời cho nhà mái tôn
- Để tránh sự tác động của gió làm tốc lật mái tôn, máng che giếng trời tự động dạng trượt sẽ là lựa chọn thích hợp.
- Nên sử dụng rèm che để ánh sáng được điều tiết tốt nhất.
- Để tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng, tuyệt đối không nên trang trí hay treo đèn xung quanh khu vực giếng trong nhà.
>> Xem thêm: Mẫu thiết kế giếng trời cầu thang đẹp phong cách
Câu hỏi thường gặp
- Lợi ích của giếng trời cho nhà mái tôn là gì?
– Khi sử dụng giếng trời, nhà mái tôn sẽ lấy được ánh sáng từ tự nhiên mà không cần sử dụng điện năng chiếu sáng vào ban ngày, giúp tiết kiệm điện năng cho gia đình.
– Thiết kế này giúp căn nhà trở nên thoáng mát, điều hòa không khí, đảm bảo sức khỏe cho gia đình.
– Giảm lượng nhiệt hấp thụ trực tiếp từ mái tôn, là giải pháp hiệu quả để chống nóng.
– Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà nếu được trang trí thêm đèn, tiểu cảnh, trồng cây,… - Có bao nhiêu loại mái che giếng trời cho nhà mái tôn?
– Mái che cố định: Chi phí thi công thấp, ngăn nắng mưa tốt và có độ bền cao. Tuy nhiên, thiết kế này lại không lấy được gió.
– Mái che di động: Chi phí cao, chất lượng kém và độ bền thấp nhưng lại thuận tiện khi có thể đóng mở tự động.
Hy vọng những thông tin trên của bTaskee đã giúp bạn hiểu được cách làm giếng trời cho nhà mái hiên. Để công trình đạt được hiệu quả tốt và đảm bảo chất lượng, gia chủ cần chọn đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp.
>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- 5 loại giếng trời cho nhà cấp 4 giúp tối ưu hoá không gian
- Các kiểu mái che giếng trời tốt nhất được yêu thích 2023
Hình ảnh: bTaskee, Pixabay