Mứt dừa mà món mứt thông dụng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán, với ý nghĩa quây quần, sum vầy và đem lại may mắn đến cho cả gia đình nên được các chị em rất ưa chuộng. Bên cạnh mứt dừa truyền thống, hãy để bTaskee mách các chị em cách làm mứt dừa ngày Tết ngũ sắc, lạ mắt, ngon miệng nhé!
Cách chọn dừa ngon làm mứt dừa
Để làm được mứt dừa có sợi dừa không bị đứt và có độ dẻo vừa phải, bạn nên chọn loại dừa bánh tẻ, tức là loại dừa không quá giá hay quá non. Bên ngoài dừa bánh tẻ có màu hơi nhạt, đều màu không bị loang lổ, lớp vỏ mềm. Bạn thử bằng cách bấm móng tay vào vỏ nâu bên ngoài, nếu cảm nhận được độ giòn và không bị dai là được.
Trường hợp bạn mua dừa đã tách vỏ sẵn, bạn nhớ để ý là cùi dừa và mặt trong cùi dừa phải có màu trắng ngần, không phải màu trong cũng không phải màu hơi đục hay hơi ngà, còn phần vỏ xát bên ngoài thì có màu nâu nhạt.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Cơm dừa: Khâu chọn cơm dừa rất quan trọng nhé vì nó sẽ quyết định đến thành phẩm của bạn.Với cách làm mứt dừa này, nên chọn loại cơm dừa có cùi dày, không được quá non hoặc quá già (có thể chọn loại hơi già nhưng không nên chọn loại cùi non). Dừa quá già sẽ rất khô không tạo được độ giòn, còn dừa non khi ngào đường sẽ bị mềm, nhũn, ra nước và đường sẽ không khô lại được.
– Đường: Tùy số lượng cơm dừa, tỷ lệ hợp lí là 1kg dừa: 0,5kg đường trắng.
– Màu Đỏ: Gấc chín, có thể thay thế bằng củ dền.
– Màu Xanh: Lá dứa.
– Màu Vàng: Nghệ tươi hoặc bột nghệ.
– Màu Nâu: Cà phê hoặc cacao.
– Màu Tím: Bắp cải tím.
– Sữa đặc và vani (thành phần này không bắt buộc, bạn có thể thêm vào nếu thích mùi vị của nó).
>> Lưu ý: Bạn có thể tạo ra các màu sắc từ những nguyên liệu mà bạn có, màu sắc có thể sáng tạo theo ý của bạn. Có những màu sắc trông giống nhau nhưng lại có mùi vị khác nhau vì được làm từ những nguyên liệu khác nhau.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
– Dừa: Rửa và làm sạch lớp vỏ bám bên ngoài, để dừa thành những miếng to để khi bào sợi không bị vụn. Để đều tay thì bạn nên sử dụng dao bào như vậy sợi được dài và đều trông sẽ đẹp mắt hơn. Dừa bào mỏng thì sẽ dễ thấm đường, ngọt và ngon hơn.
– Gấc: Lấy phần thịt bỏ hột sau đó hòa tan với nước để thịt gấc không bị vón cục. Đối với củ dền thì xay nhuyễn, bỏ xác lấy nước.
– Lá dứa, bắp cải tím: Xay nhuyễn lọc lấy nước bỏ phần xác.
– Nghệ: Mài nhỏ.
Bước 3: Tạo màu và tẩm ngọt dừa
– Bạn cho màu vào ngâm với dừa khoảng 3 – 4 tiếng. Nhớ để riêng từng màu nha, đến khi dừa thấm màu rồi thì bạn đổ nước thừa ra và để cho ráo bớt nước.
– Đối với màu nâu dùng cà phê hay ca cao thì chỉ cần ngâm dừa với đường thôi nha, đừng vội bỏ màu nâu vô (mình sẽ bỏ vô khi mình ngào đường).
– Sau đó trộn dừa vào đường với công thức là 1kg dừa: 0,5kg đường. Trộn đều tay cho dừa thấm, nhớ là nhẹ tay để dừa không bị gãy vụn nha. Sau đó thì ngâm dừa trong khoảng 2 – 3 tiếng (thời gian ngâm dừa là tùy vào bạn nhé, nếu bạn bào sợi mỏng thì dừa sẽ dễ thấm và thời gian ngâm dừa sẽ ít đi).
Bước 4: Ngào đường mứt dừa
– Phải ngào riêng từng loại để đảm bảo màu sắc không bị lẫn lộn với nhau.
– Đối với màu nâu thì khi bắt đầu nấu bạn mới cho cà phê vào trộn đều nha.
– Bắc chảo lên bếp, vặn lửa to để làm nóng chảo, sau đó từ từ vặn lửa nhỏ dần. Khi đường sôi lên thì vặn để nhỏ lửa và phải luôn đảo đều tay (nếu không thì đường sẽ bị cháy mà không thể khô được).
– Trong quá trình sên mứt dừa, khi mà đường còn chưa khô lại bạn có thể cho một ít sữa đặc và vani vào. Sữa đặc làm cho mứt dừa mềm và béo hơn còn vani sẽ làm cho món mứt cho mùi thơm nhẹ.
– Đảo nhanh và đều tay đến khi đường khô và dừa bám một lớp áo đường màu trắng bên ngoài là được.
Thành phẩm
Nếu bạn bận rộn với những công việc hằng ngày nhưng vẫn muốn có món mứt dừa thơm ngon để chiêu đãi gia đình mình vào dịp Tết này mà không cần phải vào bếp, hãy đặt ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các chị Ong Cam sẽ giúp bạn có những món ngon chuẩn vị ngày Tết nhất!
Tải app bTaskee và trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Cách bảo quản mứt dừa
Bạn nên bảo quản trong hộp kín, mỗi khi sử dụng nên lấy một ít ra và đậy nắp phần còn lại để tránh gặp gió. Tốt nhất là nên đựng trong hũ thủy tinh, vừa sạch vừa thuận tiên nhìn thấy tình hình bên trong.
Nếu xuất hiện tình trạng đóng nước, có thể cho vào lò vi sóng quay lại. Còn nếu thấy mốc xung quanh, bạn nên bỏ hoàn toàn phần mứt dừa, không được ăn để tránh gây ung thư.
Không được để hũ đựng mứt ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh, sẽ làm đường chảy nước. Nên để ở nơi có nhiệt độ phòng, không có ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
Thời gian bảo quản nên từ 2 đến 3 tháng, không nên để lâu hơn vì dễ bị mốc
Lưu ý khi làm mứt dừa ngày Tết
Sau khi bào mỏng dừa, bạn cần xả dừa 3 – 4 lần với nước ấm, để loại bỏ lượng dầu dừa .
Lượng đường cực kỳ quan trọng không thể để đường ít hơn 400gr cho 1kg dừa. Nếu khi sên thấy đường không kết tinh được thì đổ ra tô, trộn thêm đường vào rồi đợi phần đường mới ướp tan hết thì lại đem sên lại trung bình thời gian này khoảng 1 tiếng.
Bạn đảo đều tay và chú ý đảo cả phần phần rìa vì đường bám vào, dễ cháy nhất. Đảo trong lửa vừa, và khi vừa khô đường thì tắt bếp. Đảo quá lâu sẽ làm dừa mềm, không còn độ giòn nữa.
Với cách làm mứt dừa ngày Tết ngũ sắc mà bTaskee đã gợi ý, thật sự đơn giản và dễ thực hiện tại nhà đúng không nào. Chúc mọi người thành công và có một Tết tràn đầy hạnh phúc và ấm áp!
>>> Xem thêm nội dung liên quan:
- Top 99+ Món Ăn Ngày Tết Cổ Truyền Ngon Miệng, Dễ Làm
- Tổng Hợp 18+ Loại Mứt Tết Thơm Ngon Không Thể Thiếu Cho Ngày Xuân
- Tổng Hợp 40+ Cách Làm Mứt Tết Thơm Ngon, Đơn Giản Ngay Tại Nhà