Với hương vị béo thơm đặc trưng, nước cốt dừa như một nguyên liệu để tăng thêm độ ngon và hấp dẫn cho nhiều món ăn. Vậy nước cốt dừa để được bao lâu và cách làm và bảo quản như thế nào? Cùng bTaskee tìm hiểu qua bài viết sau.
Dinh dưỡng từ nước cốt dừa
Nước cốt dừa được lấy từ phần thịt màu trắng của những trái dừa già màu nâu. Cùi dừa đặc được trộn với nước để tạo thành nước cốt dừa, có khoảng 50% nước, nó có độ sệt giống như sữa.
Theo thông tin từ Healthline cho biết, nước cốt dừa là một loại thực phẩm có hàm lượng calo cao. Khoảng 93% lượng calo của nó đến từ chất béo, bao gồm cả chất béo bão hòa được gọi là chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCTs).
Một cốc nước cốt dừa (240 gram) cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất gồm:
- Lượng calo: 552
- Chất béo: 57 gram
- Chất đạm: 5 gam
- Carbs: 13 gram
- Chất xơ: 5 gam
- Vitamin C: 11% RDI
- Sắt: 22% RDI
- Magiê: 22% RDI
- Kali: 18% RDI
- Đồng: 32% RDI
- Mangan: 110% RDI
- Selenium: 21% RDI
Ngoài ra, một số chuyên gia tin rằng nước cốt dừa có chứa các protein độc đáo có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Cách làm nước cốt dừa tại nhà
Hiện nay nước cốt dừa được dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng hay được làm sẵn ngoài chợ. Nhưng để đảm bảo an toàn và có chất lượng tốt nhất bạn nên tự làm nước cốt dừa tại nhà.
Nguyên liệu chuẩn bị
- 1 quả dừa khô
- Máy xay sinh tố hoặc đồ nạo dừa
- Nước nóng
- Ray lọc và miếng vải mỏng sạch
Nếu quá bận rộn, không có đủ thời gian để mua sắm nguyên liệu và thực phẩm bạn có thể dùng dịch vụ đi chợ hộ bTaskee.
Đây là dịch vụ đi chợ online chuyên nghiệp, đặt nhanh –giao nhanh. Chỉ vài thao tác đặt lịch trên ứng dụng, bạn sẽ được giao hàng tận nhà trong vòng 1 giờ.
Tải ngay ứng dụng bTaskee tại đây.
Cách làm nước cốt dừa
Bước 1: Dùng dao khoét 1 lỗ trên đầu quả dừa để lấy nước dừa ra.
Bước 2: Bổ quả dừa ra làm 2 theo chiều ngang.
- Ở bước này, nếu bạn dùng dụng cụ nạo dừa thì để nguyên phần vỏ cứng để tiện cầm nắm.
- Nếu dùng máy xay sinh tố thì tiến hành tách cùi dừa ra khỏi vỏ.
- Một mẹo nhỏ là cho quả dừa vào lò vi sóng hoặc đem hơ nóng sẽ dễ dàng tách ra hơn.
Bước 3: Xay cùi dừa thành cơm
- Dụng cụ nào dừa có 2 loại: nạo tay và máy nạo dừa. Bạn tiến hành nào dừa cho đến sát phần vỏ màu nâu thì dừng lại.
- Với máy xay sinh tố: Đầu tiên bạn cần cắt dừa thành từng miếng nhỏ. Sau đó cho dừa và nước dừa ban đầu vào máy xay cho thật nhuyễn.
- Bạn nên làm nóng nước dừa để nước cốt dừa bảo quản được lâu hơn.
Bước 4: Lọc nước cốt dừa
- Lấy phần cơm dừa khô (dừa nạo) cho vào thau ngâm cùng với nước nóng và nước dừa ban đầu trong 20 phút.
- Lọc hỗn hợp dừa qua ray hoặc miếng vải mỏng. Cố gắng ép, vắt thật mạnh để nước cốt dừa được ra hết. Lọc lại nước cốt dừa vài lần để loại bỏ hết cặn.
- Chỉ nên vắt lấy nước đầu để nước cốt dừa được béo và ngon nhất.
- Phần xác dừa bạn có thể cất vào tủ lạnh để tận dụng nấu xôi hoặc làm bánh.
Bước 5: Cách nấu nước cốt dừa
Dừng lại ở bước 4 bạn cũng đã có được nước cốt dừa thơm ngon để sử dụng. Nhưng để nước cốt dừa thêm béo thơm và sánh mịn nên nấu nước cốt dừa.
Cho một ít muối vào nồi nước cốt dừa, khuấy đều và bắt lên bắt đun lửa nhỏ đến khi sánh đặc thì tắt bếp. Để nguội và mang đi bảo quản.
Cách bảo quản nước cốt dừa thơm ngon cả tháng
Nước cốt dừa tươi có nhiều axit béo chuỗi trung bình nên cần được bảo quản trong tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng.
Bảo quản nước cốt dừa trong chai thủy tinh
Cho nước cốt dừa vào chai, lọ thủy tinh, đóng thật kín nắp. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần trong 2-3 tuần.
Chia nước cốt dừa vào chai nhỏ để tiện sử dụng và bảo quản được lâu. Sau khi mở nắp, bạn chỉ nên sử dụng trong vòng 5 ngày.
Nước cốt dừa đóng hộp cũng để trong tủ lạnh với thời gian tương tự, với điều kiện phải đậy kín hộp bằng màng bọc thực phẩm hoặc giấy nhôm .
Bảo quản đông
Nước cốt dừa bảo quản trong ngăn đá được thực hiện theo phương pháp sau:
Cho nước cốt dừa vào các khay làm đá, dùng túi đựng thực phẩm bọc lại thật kín rồi đặt vào ngăn đông.
Bạn cũng có thể cho nước cốt dừa vào lọ, hộp kín để đông lạnh. Chú ý không đổ quá đầy,chừa lại một phần nhỏ vì nó có thể nở ra.
Với cách bảo quản đông như trên bạn có thể để nước cốt dừa trong khoảng từ 5-6 tuần. Khi sử dụng thì bạn lấy ra và rã đông từ từ ở nhiệt độ phòng. Nên sử dụng trước 3 tháng để nước cốt dừa không bị giảm chất lượng.
>> Xem ngay cách bảo quản dầu dừa được lâu đảm bảo chất lượng
Bảo quản nhờ vào chất bảo quản tự nhiên – Axit citric
Axit citric là một loại axit hữu cơ yếu, thường được dùng làm chất bảo quản tự nhiên. Để nước cốt dừa được bảo quản lâu thì bạn có thể tìm mua axit citric.
Hoà tan một lượng nhỏ khoảng 5ml acid citric vào nước cốt dừa sau đó bạn dùng lọ thủy tinh để đóng kín nắp lại. Cho lọ đựng thủy tinh vào luộc với nước sôi trong 20 phút rồi lấy ra ngâm vào chậu nước lạnh.
Lúc này nước cốt dừa của bạn sẽ gần giống như nước cốt dừa đóng hộp mua ở ngoài hàng. Thời gian sử dụng của nước cốt dừa bảo quản bằng cách này sẽ được kéo dài từ 2 – 3 tháng.
Một số món ăn chế biến cùng nước cốt dừa siêu ngon
Nước cốt dừa được sử dụng rộng rãi trong chế biến các món ăn, đồ ăn vặt,… được nhiều người yêu thích.
Khi dùng nước cốt dừa để ăn chè bạn chỉ cần nấu sôi nước cốt với 5g bột năng để tăng thêm độ thơm ngon, đặc sệt.
Nước cốt dừa là linh hồn của nhiều món ăn Việt như chè khoai, chè bưởi, đậu hũ, bánh nếp nước cốt dừa, bánh chuối hấp ăn kèm nước cốt dừa, thịt heo kho tàu,….
Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết này đã giúp bạn có được cách bảo quản nước cốt dừa thơm ngon được lâu hơn. Xem thêm nhiều kinh nghiệm hay tại bTaskee trong việc nội trợ, nấu ăn dinh dưỡng hằng ngày.
Hình ảnh: iStock, Fine.cooking