Cách Nấu Nước Đường Làm Bánh Trung Thu Lên Màu Chuẩn Nhất

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Cách nấu nước đường
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Để làm nên chiếc bánh Trung thu có lớp vỏ mềm xốp, ngọt dịu, bảo quản được lâu thì việc nấu nước đường rất quan trọng. Vậy bạn đã biết cách nấu nước đường làm bánh Trung thu màu chuẩn, đẹp mắt ngay tại nhà hay chưa? Cùng bTaskee tìm hiểu công thức và quy trình thực hiện nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu để nấu ra 1.3kg nước đường làm bánh Trung thu gồm có:

  • Đường kính trắng (hoặc trộn đường vàng + đường trắng): 1kg.
  • Chanh tươi (vàng hoặc xanh): 1 – 2 quả (khoảng 65g).
  • Nước lọc: 750ml.
Nguyên liệu cơ bản nấu nước đường bánh Trung Thu.
Nguyên liệu cơ bản nấu nước đường bánh Trung Thu.

Cách nấu nước đường làm bánh Trung thu

Khuấy tan đường với nước cốt chanh

  • Bước 1: Dùng dao cắt chanh tươi thành từng miếng và bắt lấy nước cốt, loại bỏ phần hạt.
  • Bước 2: Đổ 750ml nước lọc vào nồi, thêm nước cốt chanh và đường kính trắng. Dùng đũa/muỗng khuấy đều để hoà tan đường.
  • Bước 3: Bật bếp và đun với mức lửa vừa. Khi nhận thấy đường đã tan hết thì lọc bỏ phần tép chanh và bọt trắng trên mặt nồi để nước đường được trong.
Khuấy tan đường với nước cốt chanh.
Khuấy tan đường với nước cốt chanh.

Đun nước đường vi vỏ chanh

  • Bước 1: Sau khi đã vớt hết bọt và tép chanh ra ngoài, bạn cho phần vỏ chanh đã vắt lúc đầu vào nồi và đun với mức lửa nhỏ. Vỏ chanh có tác dụng chuyển hóa đường saccarozơ thành glucozo nhanh hơn tạo mùi thơm và tăng thời hạn bảo quản nước đường.
  • Bước 2: Tiếp tục đun với mức lửa nhỏ (khoảng 115 độ C) và không khuấy đảo. Khi vỏ chanh chuyển sang màu vàng héo thì vớt hết ra ngoài.
  • Bước 3: Đun nước đường với lửa nhỏ thêm 1 giờ nữa đến khi nước đường chuyển sang màu nâu cánh gián.
Đun nước đường với vỏ chanh tới khi hỗn hợp sệt lại.
Đun nước đường với vỏ chanh tới khi hỗn hợp sệt lại.

Thử nước đường và hoàn thành

Sau 60 phút đun trên bếp với lửa nhỏ, nước đường ngả màu nâu vàng. Lúc này bạn tiến hành thử xem nước đường thành phẩm đã đạt chuẩn hay chưa bằng 1 trong 3 cách sau đây:

  • Cách 1: Nhỏ một vài giọt nước đường vào bát nước lạnh, nếu đường rơi ngay xuống đáy dạng hình tròn thì đã đạt chuẩn. Nếu đường tan vào trong nước nghĩa là nấu đủ thời gian, còn nếu tụ lại thành từng viên, cục thì do nấu quá lâu.
  • Cách 2: Nhỏ một vài giọt nước đường xuống mặt đĩa phẳng, nếu nước đường lan ra trong 1 – 2s đầu tiên nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng tròn đều thì đã đạt chuẩn.

Trong trường hợp, nước đường cô đặc, vón cục ngay tại chỗ thì nghĩa là nấu quá lâu còn nếu nước lan rộng ra thì là nấu chưa đủ thời gian.

  • Cách 3: Trước và sau khi nấu bạn tiến hành cân trọng lượng phần nguyên liệu bên trong nồi. Nếu với 1kg đường kính thẳng và 750ml nước lọc ban đầu mà nấu ra chừng 1.3kg nước đường là đạt chuẩn.
Thử độ đạt chuẩn của nước đường sau khi nấu.
Thử độ đạt chuẩn của nước đường sau khi nấu.

Trong trường hợp nước đường còn loang thì tiếp tục đun và thử lại cho đến khi đạt chuẩn, Nếu nấu quá tay, đường bị vón cục thì có thể khắc phục bằng cách cho thêm nước sôi và đun sôi trở lại.

Sau khi nước đường đã đạt chuẩn thì tắt bếp và cho ngay nồi vào thau đựng nước lạnh để hạ nhiệt. Đợi đến khi nước đường nguội hẳn thì dùng muối hoặc muỗng múc nước đường cho từ từ vào lọ thủy tinh rồi đậy nắp.

Sau khoảng hơn 1 tuần là bạn có thể lấy ra để làm bánh Trung thu, bánh ngọt hay pha chế đồ uống.

Bạn muốn tạo bất ngờ cho các thành viên trong gia đình với những chiếc bánh trung thu handmade tại nhà trong mùa lễ hội năm nay? Vậy sử dụng ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong sẽ giúp bạn làm nên những chiếc bánh tròn đầy, thơm ngon ngay tại căn bếp nhà mình.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!

>> Xem thêm: Tổng Hợp Các Cách Làm Bánh Trung Thu Đầy Đủ Nhất 2023

Thành phẩm

Một mẻ nước đường đạt chuẩn thì có màu nâu cánh gián bắt mắt, có độ trong, sánh mịn và mùi thơm dịu nhẹ. Khi nếm thử có vị ngọt vừa phải, không bị chua gắt hay bị đắng.

Những lưu ý khi nấu nước đường làm bánh Trung thu

Khi áp dụng cách làm nước đường bánh Trung thu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tất cả các nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Chanh tươi, không bị héo, đường cát có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.
  • Đảm bảo tất cả các dụng cụ như nồi, đũa, muỗng, lọ thủy tinh,… đều được vệ sinh sạch sẽ, tráng qua nước sôi và để ráo trước khi nấu nước đường.
  • Khi nấu nước đường thì luôn đun ở mức lửa nhỏ để tránh đường bị cháy khét.
  • Khi bắc nồi lên bếp và bắt đầu đun nước đường thì tuyệt đối không nên khuấy, tránh gây ra hiện tượng lại đường ở thành và đáy nồi.
  • Đun nước đường đến lúc ngả sang màu nâu cánh gián thì nên tắt bếp và thử độ chuẩn. Không nên đun quá lâu khiến đường bị cứng, vón cục, cháy khét.
  • Để nước đường nguội hẳn rồi mới múc từng muôi/muỗng vào trong lọ thủy tinh. Tránh tình trạng đổ liên tục nước đường vào hũ vì có thể khiến đường bám vào thành gây hiện tượng lại đường.
Thực hiện đúng quy trình nấu nước đường để thành phẩm đạt chuẩn.
Thực hiện đúng quy trình nấu nước đường để thành phẩm đạt chuẩn.

>> Xem thêm: Cách Làm Vỏ Bánh Trung Thu Nướng Dễ Thực Hiện Tại Nhà

Cách bảo quản nước đường làm bánh Trung thu

Đối với bánh Trung thu nướng

  • Bước 1: Chuẩn bị một hũ/lọ thủy tinh có nắp đậy rồi đem đi tráng với nước sôi, rửa lại với nước sạch và để thật ráo tránh tồn đọng nước làm thành phẩm nhanh hỏng.
  • Bước 2: Khi nước đường nấu đã nguội thì dùng muôi/muỗng múc và rót từ từ vào lọ rồi đậy kín nắp và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Sau 7 – 12 ngày là có thể mang ra làm bánh.
Đựng nước đường vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh vài ngày rồi đem làm bánh trung thu.
Đựng nước đường vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Đối với bánh Trung thu dẻo

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ hũ/lọ thủy tinh và để ráo nước.
  • Bước 2: Rót từ từ nước đường đã để nguội vào lọ rồi đậy kín nắp lại và đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Thành phẩm bảo quản theo cách này có thời hạn sử dụng trong khoảng 1 tuần.

Câu hỏi thường gặp

  1. Có nên dùng đường thốt nốt để nấu nước đường làm bánh Trung thu không?

    Không nên dùng đường thốt nốt để nấu nước đường làm bánh Trung thu vì đường thốt nốt sẽ khiến màu vỏ bánh bị sẫm giống như cháy khét.

  2. Nên lựa chọn đường trắng hay đường nâu để nấu nước đường làm bánh Trung thu?

    Muốn nước đường có màu đẹp hơn, bạn có thể pha chung đường trắng và đường nâu. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng riêng đường trắng. Chú ý không nên dùng riêng đường nâu để nấu vì cho màu đậm và tốn thêm thời gian để vớt bọt, tạp chất.

  3. Có thể dùng nước tro tàu và mạch nha để nấu nước đường không?

    Có thể dùng nước tro tàu và mạch nha để nấu nước đường để tăng độ mềm, sánh của nước đường. Với hỗn hợp này, bạn chỉ nên cho vào sau 30 – 45 phút kể từ thời điểm cho nước cốt chanh.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên liệu, công thức và cách nấu nước đường làm bánh Trung thu đơn giản, đẹp mắt ngay tại nhà. Đừng quên lưu ngay những chia sẻ này để tự tay tạo ra thành phẩm nước đường chuẩn vị, bảo quản được lâu giúp lớp vỏ bánh Trung thu luôn mềm xốp, thơm ngon nhé!

>>> Xem thêm các nội dung cùng chủ đề khác: 

Hình ảnh: Sưu tầm.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services