Cách Nuôi Chó Poodle Đầy Đủ Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cách nuôi chó poodle
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Poodle kháu khỉnh, đáng yêu nhưng cũng rất dễ bị tổn thương vậy nên cần được chăm sóc đúng cách để phát triển khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Bạn đã biết cách nuôi chó Poodle hiệu quả hay chưa? Cùng bTaskee tìm hiểu “tất tần tật” về vấn đề này ngay bên dưới.

Chó Poodle là chó gì?

Nguồn gốc của chó Poodle

Poodle là một giống chó săn vịt có nguồn gốc từ khu vực Tây Âu. Hiện nay, tồn tại khá nhiều giả thuyết về xuất xứ cụ thể của giống thú cưng này. Một số ý kiến cho rằng Poodle có tổ tiên mang quốc tịch Đức, sau đó được thuần dưỡng và đem tới nuôi phổ biến ở nước Pháp hoa lệ.

Chó Poodle có nguồn gốc từ khu vực Tây Âu và được nuôi phổ biến trên toàn cầu.
Chó Poodle có nguồn gốc từ khu vực Tây Âu và được nuôi phổ biến trên toàn cầu.

Nhiều người nhận định chó Poodle là loài được lai tạo từ nhiều giống gió khác tại lục địa già, điển hình là lai giữa chó Nga và các giống chó săn khác.

Một số khác lại phủ nhận giả thuyết ở trên khi chỉ ra tổ tiên của loài này xuất phát từ bán đảo Iberia (Tây Ban Nha & Bồ Đào Nha) và có họ hàng gần với giống chó Barbet Bắc Phi. Poodle sau đó đã được đưa đến Gaul và dần được nuôi phổ biến ở các nước Tây Âu và thế giới. 

Tuy nhiên, vài năm gần đây, nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu các hóa thạch và đem ra so sánh với chó Poodle hiện đại thì cho thấy chúng có chung nguồn gốc với các loại chó cổ xưa.

Đặc điểm, tính cách

Cái tên Poodle mang ý nghĩa là “quăn xù” đã phần nào cho biết đặc điểm nhận dạng của giống chó này. Chúng có một bộ lông xoăn tít, khá dày với các màu sắc đặc trưng như trắng, đen, nâu đỏ, kem,…

Loài này được xếp vào nhóm chó có kích thước trung bình, cao không quá 60cm. Chúng có thân hình oval, tứ chi phát triển đều nhau, đùi có cơ và ngón chân hơi cong lên phía trên. Phần mông tròn trịa nhưng không hề bị xệ, đuôi thon, vểnh lên trên.

Đầu của Poodle hơi tròn với đôi mắt đen láy cùng chiếc mũi ẩm ướt và đôi tai dài, cụp xuống hai bên má cực đáng yêu.

Xét về tính cách, Poodle được đánh giá là giống chó siêu thông minh và cực kỳ hiếu động. Đặc biệt, nó có bản tính khá hung hăng, dễ cáu gắt được di truyền từ tổ tiên của chúng.  

Chó Poodle nổi bật với bộ lông xoăn tít như cục bông cùng tính cách đáng yêu, tinh nghịch.
Chó Poodle nổi bật với bộ lông xoăn tít như cục bông cùng tính cách đáng yêu, tinh nghịch.

Phân loại

Hiện nay, tồn tại 5 dòng chó Poodle bao gồm Standard Poodle, Toy Poodle, Mini Poodle, Teacup Poodle và Tiny Poodle. Trong số này, 3 cái tên được liệt kê đầu tiên là phổ biến nhất:

  • Standard Poodle: Phân loài này có size lớn nhất, chiều cao khoảng 40 – 60cm tương đương với một con Becgie Đức. Khi xưa chúng thường được sử dụng để làm nhiệm vụ “săn vịt trời”.
  • Mini Poodle: Loài này có chiều cao từ 25 – 40cm, nhỏ hơn Standard một chút và thường được sử dụng với vai trò “lính đánh hơi”.
  • Toy Poodle: Đây là dòng được nuôi làm thú cưng phổ biến hơn cả với ngoại hình nhỏ nhắn, cao dưới 25cm và nặng không quá 4.5kg.
  • Tiny Poodle: Giống Tiny có kích thước nhỏ hơn giống Toy poodle một chút, ca dưới 20cm, lúc trưởng thành nặng từ 2 – 3kg.
  • Teacup Poodle: Chúng là giống chó nhỏ, cao dưới 15cm, nặng trung bình từ 1-2kg, có thể đặt vừa vào một cốc trà sữa.
Các giống chó Poodle phổ biến nhất hiện nay.
Các giống chó Poodle phổ biến nhất hiện nay.

Cách nuôi chó Poodle 

Chó Poodle con mới sinh

Chó Poodle con mới sinh cơ thể còn yếu, sức đề kháng kém. Lúc này chó mẹ thường dành phần lớn thời gian ở cạnh con của chúng. Bạn có thể áp dụng một số kinh nghiệm nuôi chó Poodle mới sinh hiệu quả sau:

Tạo không gian ổ đẻ sạch sẽ, ấm áp

  • Chuẩn bị không gian ổ sống rộng rãi, có thể lót thêm vải mềm, ruột gối, chăn bông để bên dưới giúp giữ ấm cho chúng nằm.
  • Lắp đèn 40W để chiếu sáng và giữ ấm cho chó con trong 4 tuần đầu. 
  • Dọn dẹp, vệ sinh chỗ nằm thường xuyên, dọn dẹp ổ sạch sẽ để tránh cún con bị nhiễm trùng.

Cho chó con bú sữa mẹ

Trong 3 tuần đầu sau sinh, bạn cần cho chó con bú sữa mẹ đầy đủ để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật.

Tiêm phòng định kỳ

Chó con mới ra đời sức đề kháng yếu nên dễ mắc nhiều căn bệnh và có thể bị chết yểu nếu chăm sóc không đúng cách. Do đó, bạn cần tiêm phòng vacxin cho chúng ở tuần tuổi thứ 3.

Cách nuôi chó Poodle con mới sinh khỏe mạnh dành cho con sen.
Cách nuôi chó Poodle con mới sinh khỏe mạnh dành cho con sen.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc thú y để bảo vệ sức khỏe cho bé

Chó Poodle 2 tháng tuổi

Chó Poodle 2 tháng tuổi đã cứng cáp hơn rất nhiều và có dấu hiệu có thể tách đàn, không cần sống chung với của chúng. Với độ tuổi này, bạn có thể chăm sóc chó Poodle theo cách sau:

Chuẩn bị một không gian sống mới

  • Tách chó con ra một không gian sống mới, rộng rãi, đủ ánh sáng, có thể dùng chất liệu mềm như vải, bông để lót ổ.
  • Thường xuyên dọn vệ sinh ổ của cún để loại bỏ chất thải, đồ ăn thừa.

Cho chó con ăn uống đủ chất

  • Trong giai đoạn này, Poodle vẫn chưa hoàn thiện về hệ tiêu hóa. Do đó, bạn cần chuẩn bị cháo làm thức ăn chính kết hợp thêm trứng gà, thịt xay, cá xay nhuyễn để bổ sung dinh dưỡng.
  • Nếu bạn sử dụng thức ăn khô chuyên dụng thì cần làm mềm trước khi cho chúng ăn.
  • Mỗi ngày, cho cún con uống từ 200 – 300ml sữa ấm và chuẩn bị đầy đủ nước lọc để chúng uống khi khát.

Quan tâm, vuốt ve chó con

Ở độ tuổi này, chó con bắt đầu hình thành thói quen và tính cách nên bạn cần quan tâm, yêu thương chúng bằng cách vỗ về, vuốt ve và dành khoảng 30 phút/ngày để chơi đùa với chúng.

Không cạo lông máu

Bạn chú ý chó con 2 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển, cơ thể nhạy cảm, sức khỏe yếu nên tuyệt đối không được cạo lông máu, tránh gây tổn thương cho cún.

Cách chăm sóc Poodle 2 tháng tuổi đúng cách tại nhà bạn nên biết.
Cách chăm sóc Poodle 2 tháng tuổi đúng cách tại nhà bạn nên biết.

Chó Poodle từ 3-6 tháng tuổi

Chó Poodle từ 3-6 tháng tuổi khá cứng cáp, hiếu động nên ở giai đoạn này bạn có thể chăm sóc chúng theo hướng dẫn bên dưới: 

Cho cún ăn uống khoa học, điều độ

  • Ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của Poodle đã hoàn thiện và chúng đã có thể ăn cơm và các thức ăn thô. Bạn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chúng bằng cách bổ sung nhiều nhóm thức ăn luân phiên. 
  • Với đồ cứng thì bạn có thể xay nhuyễn để cún dễ hấp thu hơn.
  • Không cho chó ăn quá nhiều đồ ăn trong một bữa tránh bị đầy bụng, táo bón.
  • Bổ sung nước lọc và sữa ấm hàng ngày, thay nước mới định kỳ 1 lần/ngày.

Huấn luyện Poodle 3-6 tháng tuổi

Poodle từ 3-6 tháng tuổi phát triển não bộ,  nên ở giai đoạn này bạn có thể huấn luyện cho chúng một số bài học cơ bản như nhớ tên, đứng, ngồi,… Đặc biệt bạn cần dạy chúng cách ăn đúng giờ và tuyệt đối không được ăn bậy.

Vệ sinh đúng cách

Với Poodle từ 3-6 tháng tuổi, khi nuôi tuần đầu tiên bạn không nên tắm và tỉa lông cho chúng. Đồng thời cần giữ cho không gian sống của cún luôn sạch sẽ, thông thoáng và ấm áp.

Chăm sóc chó Poodle từ 3-6 tháng tuổi bài bản, khoa học giúp thú cưng phát triển khỏe mạnh.
Chăm sóc chó Poodle từ 3-6 tháng tuổi bài bản, khoa học giúp thú cưng phát triển khỏe mạnh.

Nếu bạn không sắp xếp được thời gian để tự mình dọn dẹp nhà cửa cũng như thường xuyên tắm cho các chú cún yêu. Hãy đặt dịch vụ giúp việc nhà theo giờ tại bTaskee. Các Chị Ong Cam với kỹ năng chuyên nghiệp, tận tâm sẽ giúp bạn làm mới làm không gian nhà và tắm rửa sạch sẽ cho cún yêu.

Tải ứng dụng bTaskee và trải nghiệm các dịch vụ tiện ích ngay hôm nay!

Chó Poodle từ 6 tháng tuổi trở đi

Poodle từ 6 tháng tuổi trở đi đã trưởng thành, cơ thể phát triển khỏe mạnh. Vây nên, cách chăm chó Poodle ở giai đoạn này không quá phức tạp:

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

  • Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin,… từ thịt, cá, rau xanh, trứng và thức ăn chuyên dụng cho thú cưng.
  • Cho Poodle ăn từ 2 – 3 bữa/ngày và mỗi bữa không nên cho chúng ăn quá nhiều.
  • Cho chó uống đủ nước, thay nước thường xuyên.

Huấn luyện chó

Ở độ tuổi từ 6 – 24 tháng là thời điểm lý tưởng để huấn luyện chó ác bà tập từ cơ bản đến nâng cao như đứng, ngồi, nhớ tên, tha đồ, đi vệ sinh đúng chỗ,…

Vệ sinh và cắt tỉa lông cho cún

  • Bạn cần thường xuyên tắm cho chú cún để giữ cho lông luôn sách, phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua da. 
  • Chú ý sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm chuyên dụng cho thú cưng và tránh tắm quá lâu làm Poodle bị cảm lạnh.
  • Cắt tải lông định kỳ, loại bỏ bọ chét, ve chó cũng như cạo lông máu lần đầu để cún phát triển khỏe mạnh.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho Poodle

Đem chó đến trung tâm/phòng khám/bệnh viện thú ý để kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán bệnh cũng như uống thuốc giun sán, tiêm dự phòng các bệnh như dại, sài cốt,…

Chó Poodle từ 6 tháng tuổi trở đi cần được cắt tỉa lông thường xuyên để đảm bảo thẩm mỹ và phòng tránh bệnh ngoài da.
Chó Poodle từ 6 tháng tuổi trở đi cần được cắt tỉa lông thường xuyên để đảm bảo thẩm mỹ và phòng tránh bệnh ngoài da. 

Chó Poodle mang thai

Chó Poodle khi mang thai có những chuyển biến đáng kể về thể chất cũng như tâm sinh lý. Vì thế, bạn cần quan tâm về chế độ dinh dưỡng và các yếu tố về môi trường sống để nó phát triển tốt, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. 

Cách nuôi chó Poodle đang mang thai như sau:

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong kỳ Thái Lan

  • Sau khi mang thai khoảng 1 tháng, bạn cho chó ăn như bình thường. Kể từ tháng thứ 2 trở đi, cần tăng cường thêm vitamin, protein, chất xơ từ rau, củ quả, thịt bò, chân giò heo, hải sản,… 
  • Bổ sung đầy đủ nước lọc và cho Poodle uống từ 400 – 500 ml sữa ấm mỗi ngày.

Tạo không gian sống rộng rãi, riêng tư cho chó 

Chuẩn bị ổ đẻ cho chó mẹ rộng rãi, thoáng mát, ấm áp, nền lát các vật liệu nhẹ tạo độ êm như giẻ lau, vỏ gối hay các loại chăn bông không sử dụng nữa.

Quan tâm, tạo niềm vui cho Poodle

Trong thời kỳ mang thai, Poodle thường mệt mỏi và dễ cáu kỉnh, vì vậy bạn cần quan tâm, vuốt ve nó để khích lệ tinh thần, tạo sự an toàn.

Chó Poodle mang thai cần được quan tâm, yêu thương để thai nhi phát triển khỏe mạnh, phòng tránh các chứng bệnh nguy hiểm.
Chó Poodle mang thai cần được quan tâm, yêu thương để thai nhi phát triển khỏe mạnh, phòng tránh các chứng bệnh nguy hiểm. 

Bệnh thường gặp ở chó Poodle

Tương tự như các loài chó cảnh khác, Poodle cũng có thể mắc một số căn bệnh, nhất là ở chó con, chó có sức đề kháng kém. Một số căn bệnh thường gặp ở giống chó này bao gồm:

  • Loạn sản xương hông
  • Giun sán, ve
  • Tim bẩm sinh
  • Viêm da dị ứng
  • Viêm tuyến bã nhờn trên da
  • Xoắn dạ dày chướng hơi
  • Động kinh
  • Dị tật đốt ngón chân

Để phòng bệnh cho chó, bạn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tạo môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ. Đồng thời đưa chó đi khám định kỳ, tiêm phòng, chẩn đoán bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời giúp Poodle luôn khỏe mạnh.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho Poodle giúp phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho Poodle giúp phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Một số lưu ý khi nuôi Poodle

Khi nuôi chó Poodle trong nhà bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Căn cứ vào độ tuổi, loại chó Poodle để có cách chăm sóc phù hợp nhất.
  • Bổ sung đầy đủ thức ăn, đồ uống để cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của Poodle.
  • Huấn luyện Poodle từ nhỏ (từ tháng thứ 6 – 2 tuổi) để hình thành thói quen tốt cho chó.
  • Vệ sinh không gian sống, tắm rửa thường xuyên (không tắm quá lâu), cắt tỉa lông và cạo lông máu khi đến tuổi theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho Poodle cũng như tiêm phòng các bệnh thường gặp
Lưu ngay một số kinh nghiệm chăm sóc chó Poodle tại nhà hiệu quả.
Lưu ngay một số kinh nghiệm chăm sóc chó Poodle tại nhà hiệu quả.

>> Có thể bạn quan tâm: 10 cách trị ve chó tận gốc, an toàn cho thú cưng ngay tại nhà

Câu hỏi thường gặp

  1. Nuôi chó Poodle tại nhà có khó không?

    Nuôi chó Poodle tại nhà không quá khó bởi vì đây là một giống chó dễ nuôi, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. 
    Tuy nhiên, bạn cần dành thời gian quan sát, chơi cùng cún cưng để tạo sự gần gũi và nhanh chóng phát hiện những thay đổi bất thường của chó.

  2. Nuôi chó Poodle tại nhà cần chuẩn bị những gì?

    Để nuôi Poodle tại nhà bạn cần chuẩn bị những điều sau:
    – Vật dụng: Chuồng chó, khay đựng thức ăn và đồ uốn, dây xích chó, đồ chơi, phụ kiện (nếu cần).
    – Thức ăn và nước uống phù hợp cho thú cưng.
    – Tài chính.
    – Sự kiên nhẫn.

  3. Cần chú ý gì khi chọn mua một chú chó Poodle?

    Để chọn mua chó khỏe mạnh, bạn cần tìm những chú Poodle thuần chủng, giống và màu sắc tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Đồng thời chọn cún đã được tiêm phòng bệnh, sức khỏe tốt, không bị dị tật.
    Ngoài ra, bạn cần tìm mua Poodle tại những địa chỉ uy tín để đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng giống.

Trên đây là những thông tin bTaskee giải đáp về cách nuôi chó Poodle như thế nào để thú cưng phát triển khỏe mạnh. Hy vọng với chia sẻ này, bạn sẽ áp dụng linh hoạt và thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng bé Poodle nhà mình. 

>>> Xem thêm các nội dung khác tương tự:

Hình ảnh: Canva, Pexels

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services