Chuột Hamster là một loại thú cưng đặc biệt dễ thương, thông minh và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, khi nuôi Hamster, bạn cũng cần lưu ý nhiều điều quan trọng để chúng phát triển toàn diện. Cùng bTaskee tìm hiểu cách nuôi chuột Hamster cho người mới bắt đầu chi tiết nhé!
Cách nuôi chuột Hamster chi tiết
Thức ăn cho chuột Hamster
Là loài động vật gặm nhấm, chế độ ăn chủ yếu của chuột Hamster là các loại hạt ngũ cốc giàu dinh dưỡng như hạt dẻ, hạt bí, hạt hướng dương,… Mỗi ngày, bạn cần cho Hamster ăn khoảng 2 bữa gồm sáng và tối trong thời gian cố định ví dụ là 8 giờ sáng và 8 giờ tối. Bạn nên tạo thói quen ăn uống như vậy và tránh việc thay đổi trong suốt quá trình nuôi bé Hamster.
Ngoài các loại hạt trên, bạn cũng có thể bổ sung vào chế độ ăn của Hamster các loại rau củ như cà rốt, bông cải xanh, dưa leo bỏ vỏ và hạt, cánh hoa hồng,… khoảng 3 ngày/lần. Tuyệt đối không được cho chuột Hamster ăn bất cứ loại thịt nào vì sẽ khiến Hamster trở nên hung dữ, cắn chủ và thậm chí là ăn thịt đồng loại khi đói.
Bên cạnh đó, chuột Hamster cũng có thể ăn thêm phô mai (lượng ăn mỗi lần nhỏ hơn hạt ngô), sữa chua (cho ¼ muỗng cà phê 1 lần và 2 tuần/lần),… Những thực phẩm bổ sung này giúp cho lông Hamster mềm mượt hơn, mũm mĩm và đáng yêu hơn.
Nơi ở
Trên thị trường hiện nay, bạn có thể lựa chọn nuôi chuột Hamster với 3 loại chuồng chính sau:
- Chuồng sắt: Đây là loại chuồng được dùng phổ biến nhất, mang lại sự thoáng mát, bền đẹp. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp chút khó khăn khi vệ sinh chuồng và đôi khi chuột Hamster sẽ cắn thanh sắt làm trầy đi lớp sơn.
- Chuồng mica: Đây là loại chuồng có nhiều kiểu dáng đẹp, giữ ấm tốt và dễ dàng vệ sinh, phù hợp cho thời tiết lạnh mùa đông. Tuy nhiên, bạn sẽ phải dùng thêm nắp đậy chuồng để Hamster không trèo ra ngoài, chú ý đậy không quá kín vì dễ khiến Hamster bị stress.
- Chuồng nhựa: Đây là mẫu chuồng thích hợp để bạn mang Hamster đi chơi, du lịch hay cắm trại,… Tuy nhiên, chuồng nhựa thường sẽ gây bí khiến Hamster khó chịu, do đó bạn nên tránh để bé trong chuồng nhựa quá lâu.
Bên cạnh sắm sửa các loại chuồng thì bạn cũng cần chuẩn bị thêm cho bé Hamster những vật dụng cần thiết khác như lót chuồng từ mùn cưa nén hoặc cát sand (thay 5 – 7 ngày/lần), nhà ngủ để giữ ấm vào mùa đông, bình nước (vệ sinh sạch sẽ 2 ngày/lần) và wheel chạy để tập thể dục,…
Ngoài ra, bạn cần lưu ý đặt chuồng ở nơi thông thoáng, tránh gió và ánh nắng trực tiếp, tốt nhất là nơi có nhiệt độ từ 20 – 28°C, Không nên để chuồng gần tivi, máy vi tính, dàn âm thanh (hạn chế tia phóng xạ chiếu vào), đồng thời không nên mở điều hòa vì Hamster rất nhạy cảm với nhiệt độ.
Vệ sinh
Bạn cần chuẩn bị một khay cát tắm đặt trong chuồng và Hamster sẽ tự làm sạch cơ thể. Bạn phải thay cát tắm cho Hamster sau 1 – 2 tuần sử dụng, Hạn chế tắm bằng nước, nếu nhất định phải tắm bằng nước vì bé quá hôi thì bạn phải tìm dùng sữa tắm chuyên dụng cho bé. Lưu ý không được để nước ngập cơ thể, không để dính sữa tắm vào mắt bé và cần sấy khô sau khi tắm.
>> Xem thêm: Khám phá 6 cách loại bỏ lông thú cưng trong nhà hiệu quả
Huấn luyện
Cách chăm sóc chuột Hamster biết nghe lời đòi hỏi sự yêu thương và kiên nhẫn cao. Khi bạn bắt đầu huấn luyện bé, hãy chỉ bỏ một ít thức ăn vào bát, chọn lúc Hamster đang thức giấc và đói bụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Kinh nghiệm nuôi Hamster ai cũng nên biết
Không bế Hamster khi đói
Khống bắt bế Hamster khi bé đang đói bởi vì bé sẽ tưởng rằng ngón tay của bạn là một miếng thịt tươi ngon mà chủ đưa cho. Do đó Hamster sẽ cắn vào tay bạn và thắc mắc miếng thịt sao quá to, hãy để bé ăn uống no say rồi hẵng bế nhé.
Đừng bế chuột Hamster khi có mùi lạ
Nếu tay bạn có lưu lại mùi lạ thì đừng bế chuột Hamster. Những mùi này đều thu hút sự tò mò mạnh mẽ của bé, bé sẽ ngửi, liếm liếm và gặm nhấm ngón tay của bạn. Điều này thật không an toàn cho bé, do đó bạn nên chú ý rửa tay sau khi ăn uống hoặc chạm vào những vật dụng có mùi lạ.
Bạn quá bận bịu với công việc và không có thời gian để dọn những “tàn dư” của thú cưng. Đặt ngay dịch vụ giúp việc theo giờ để bTaskee giúp bạn làm sạch không gian nhà ở một cách tiết kiệm và nhanh chóng nhé.
Tải app bTaskee để trải nghiệm dịch vụ ngay hôm nay!
Đừng bế Hamster khi chưa cảm thấy an toàn
Trước khi bế Hamster, bạn cần quan sát tâm lý của bé trước tiên. Thông thường, chuột Hamster sẽ tự nguyện nhận đồ ăn từ tay bạn hoặc ngồi trực tiếp trong lòng tay bạn để ăn mỗi khi bé cảm thấy tương đối an toàn. Còn nếu bé có dấu hiệu ngập ngừng không tự nguyện thì lúc này, bé cho rằng tay bạn chưa đủ an toàn khiến bé e dè,
Đừng bế chuột Hamster khi chúng lo lắng
Không bế Hamster khi bé đang trong trạng thái lo lắng, hoang mang cao độ. Dấu hiệu này xuất hiện thường xuyên khi chuột mẹ đang mang thai hoặc Hamster đang ở trong thời kỳ đánh nhau để chiếm địa bàn. Do đó, bạn cần thăm dò tâm trạng Hamster trước khi muốn bế bé nhé.
Lưu ý khi nuôi chuột Hamster
Cách chăm chuột Hamster không quá khó nhưng cũng cần đòi hỏi sự tỉ mỉ và chu đáo. Do đó, ngoài những yếu tố then chốt ở trên, bạn cũng cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây:
- Hamster rất dễ sinh sản nếu như bạn để một bé đực và một bé cái vào chung chuồng. Vì vậy, hãy hạn chế để bé đực và bé cái chung một chuồng nếu bạn không muốn bé cái mang thai.
- Khi nuôi Hamster, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh cho bé. Không bao giờ để cho Hamster ăn nhiều trái cây hoặc hành tây vì những thực phẩm có tính axits này dễ khiến quá trình tiêu hóa của bé trở nên khó khăn.
- Khi áp dụng cách nuôi chuột Hamster, bạn cần giữ ngồi nhà của Hamster sạch sẽ, thoáng mát và đủ không gian để vui chơi. Hãy vệ sinh chuồng Hamster mỗi tuần một lần và lưu ý để lại một lượng nhỏ lót chuồng cũ để bé nhận ra mùi hương thân thuộc sau khi đã được làm sạch.
Bệnh lý thường gặp ở Hamster và cách điều trị
Khi chăm sóc Hamster, bạn có thể sẽ gặp phải một số trường hợp bé bị bệnh phổ biến dưới đây:
- Tiêu chảy: Bởi vì Hamster tiêu thụ quá nhiều lượng rau xanh, trái cây hoặc bị stress trong thời gian dài, bé sẽ dễ mắc bệnh tiêu chảy. Lúc này, bạn cần tách Hamster bị bệnh ra khỏi đàn, dùng thuốc điều trị tiêu chảy chuyên dụng mà tiệm thú cưng cung cấp.
- Táo bón: Khi bạn cho bé ăn nhiều thực phẩm mang tính nóng như hạt hướng dương, thức ăn khô, thức ăn quá ngọt hay cốm gạo thì Hamster sẽ khó tiêu hóa. Do đó, bạn nên cho bé ăn thêm các thực phẩm có tính mát như rau xanh để tạo độ cân bằng trở lại
- Sốc nhiệt: Tình trạng này thường xảy ra khi bé ở nơi quá nóng, bí bách, thời tiết thất thường hoặc di chuyển xa mà không được che chắn kỹ. Cách nhanh chóng nhất giúp Hamster điều hòa thân nhiệt là đặt ở nơi mát hơn, cho bé ăn phô mai, bột yến mạch hoặc ruột bánh mì,.. rồi từ từ cho bé uống nước bằng cách dùng lọ nhỏ và bơm vào miệng.
- Cảm lạnh: Bệnh này thường do thời tiết thường thay đổi bất thường, điều kiện sống của bé quá lạnh hoặc bé tiếp xúc với người mắc cảm lạnh. Bạn nên giữ ấm, cho bé uống thêm kháng sinh chuyên dụng, uống sữa ấm kết hợp với các món mềm như phô mai, bánh mềm,…
- Đuôi ướt: Bệnh lý đuôi ướt thường do bé bị stress, do đó dễ gây ra tiêu chảy, thậm chí là tử vong. Khi bé mắc bệnh đuôi ướt, bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ thú y ngay lập tức để kịp thời điều trị.
Chuột Hamster đáng yêu đang trở thành sự lựa chọn tuyệt vời đối với những ai đang muốn nuôi thú cưng. Cách nuôi chuột Hamster quả thực không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và yêu thương của bạn. bTaskee hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã biết nuôi Hamster cần gì và nên hạn chế điều gì để tốt nhất cho sức khỏe của bé nhé.
>>> Xem thêm các bài viết liên quan:
- Cách Nuôi Chó Alaska: Hướng Dẫn Chăm Sóc Alaska Đúng Cách Tại Nhà
- Mèo Ai Cập: Nguồn Gốc, Cách Chăm Sóc Và Giá Bán Tại Việt Nam
- Cách Khử Mùi Nước Tiểu Mèo Dành Cho Người Yêu Thú Cưng
Hình ảnh: Canva, Pinterest