Xác định mét khối móng nhà giúp bạn chủ động đo lường và nhà thầu kiểm soát lượng nguyên vật liệu một cách hợp lý nhất. Cùng bTaskee tìm hiểu về cách tính mét khối móng nhà chính xác nhất hiện nay nhé!
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính toán mét khối móng nhà
Đặc tính của đất
Mỗi loại đất sẽ có tính đặc thù riêng của nó. Có rất nhiều loại như đất rời, đất cát, hay đất sét,… đều được áp dụng vào thi công công trình.
Bởi chúng có đặc điểm hoàn toàn khác nhau nên khảo sát địa chất là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong xây dựng. Tiến hành nghiên cứu chiều dày lớp đất, loại đất nền, mực nước ngầm và độ chịu tải của nền đất.
Vị trí của móng nhà
Móng nhà (móng nền) nằm ở dưới cùng của công trình xây dựng với chất liệu bê tông cốt thép. Với kỹ thuật thiết kế cấu trúc phải bảo đảm an toàn cho cả ngôi nhà bởi sức chịu đựng tải trọng phải cực lớn, chống đỡ hoàn toàn tất cả công trình.
Móng nhà nằm ở cuối cùng nên phải xây chắc chắn, có tính bền vững cao để bảo vệ người sử dụng.
Cấu trúc của nhà
Thông thường, cấu trúc nhà ở dân dụng sẽ được chia thành 3 phần chính, bao gồm:
- Phần móng: Cần ổn định chắc chắn, chống thấm, chống ăn mòn. Gồm tường móng, trụ móng, đế móng.
- Phần thân: Gồm phần sàn, trụ cột, cửa sổ, cầu thang,…
- Phần mái nhà: Che chở ngôi nhà tránh khỏi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Gồm các cấu tạo chịu lực và các bộ phận lợp.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách xây dựng và bố trí đài móng khoa học và đúng kỹ thuật
Cách tính toán mét khối móng nhà
Xác định diện tích mặt bằng của móng nhà
Xác định kích thước móng nhà là bước rất quan trọng. Bạn có thể áp dụng công thức:
Tính diện tích móng S = Dài x Rộng (Trong đó S là tổng diện tích móng nhà).
Trước khi thi công móng, bạn cần xác định kỹ lưỡng diện tích mặt bằng của móng nhà nhằm đảm bảo móng chịu được tải trọng của cả ngôi nhà, giúp công trình không bị lún hoặc sập khi bị tác động xung quanh.
Xác định độ sâu của móng nhà
Để có cách tính mét khối móng nhà chuẩn xác nhất, trước hết bạn nên xác định độ sâu móng nhà.
- Độ sâu móng nông: Khoảng từ 0,5m – 3m, tối thiểu là 0,5m để đảm bảo độ chắc chắn.
- Độ sâu móng sâu: Tùy vào đặc tính địa hình và địa chất vị trí móng nhà bạn mà chọn độ sâu thích hợp nhất.
Trung bình độ sâu của móng sâu khoảng 1,5m – 3m và phải dựa vào bề rộng móng nhà bạn để chọn ra kích cỡ chính xác nhất.
Lưu ý: Đối với tất cả trường hợp, độ sâu của móng nhà không nên thấp hơn 1/5 chiều cao của công trình, phải đảm bảo được đặt dưới lớp đất an toàn.
Bạn đang không biết xử lý đống bụi bẩn và rác thải trong nhà mình ra sao thì đừng quên trải nghiệm ngay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee. Đội ngũ cộng tác viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại không gian sống sạch sẽ và mới mẻ.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Tính toán khối lượng đất cần thiết cho móng nhà
Dưới đây là công thức tính khối lượng đất cần thiết cho móng nhà dễ hiểu và đơn giản nhất.
Khối lượng đất cần thiết cho móng nhà V = 1/3H x (S1 + S2 + SQRT 1 x S2).
Trong đó:
- S1: Diện tích đáy lớn.
- S2: Diện tích đáy nhỏ.
- SQRT 1 x S2: Căn bậc hai của S1 x S2.
- H: Chiều cao.
Trên thực tế, công thức tính khối lượng đất cần thiết cho móng nhà còn phụ thuộc vào hình dáng của hố móng.
Tính toán thêm một số yếu tố cần thiết
Ngoài chiều sâu, diện tích móng nhà và khối lượng đất cần thiết, bạn cần chú trọng tới chiều cao của móng để đảm bảo tính an toàn cho cả gia đình.
Bạn có thể tham khảo cách tính toán chiều cao của móng bằng công thức:
H = Chiều cao đặt móng + Chiều cao phần móng lót.
Tổng hợp và tính tổng khối lượng
Tính tổng khối lượng bê tông móng phụ thuộc vào hình dáng móng, tuy nhiên, về cơ bản có 2 hình dáng chính là hình vuông và hình chữ nhật.
Công thức được áp dụng như sau:
V = Số lượng cấu kiện x Chiều dài x Chiều rộng x Độ cao.
Trong đó: Số lượng cấu kiện là kích thước đo lường lực đỡ, nội lực do các tác động ngoại vi gây ảnh hưởng.
Các lưu ý khi tính toán mét khối móng nhà
Bạn cần lưu ý đơn vị tính toán và các kiểu chữ viết tắt như V (tổng khối lượng), S (diện tích), H (chiều cao),… để hiểu đúng và chính xác công thức. Nên đọc cả chú thích đơn vị để hiểu rõ hơn bạn nhé.
Không nên quá tiết kiệm chi phí xây dựng, phải đảm bảo an toàn về độ vững chãi, tính chịu lực, không được cắt giảm nguyên vật liệu quá đà dẫn tới sai sót nghiêm trọng cho cả công trình.
Có vô vàn hình dạng móng để tìm ra công thức phù hợp tối ưu hóa chi phí, cần xác định rõ móng nhà bạn là hình gì, từ đó dễ dàng áp dụng được công thức hợp lý nhất để tính toán mét khối móng nhà.
Câu hỏi thường gặp
- Nhà hình dạng khác hình vuông và hình chữ nhật thì mét khối móng bê tông tính như nào?
– Cấu kiện móng nhà bê tông dạng lập phương: V = Số lượng cấu kiện x Dài x Rộng x Độ cao.
– Cấu kiện móng nhà bê tông dạng trụ: V = Diện tích x Chiều cao = 3,14 x Bán kính đáy^2 x Chiều cao.
– Đối với cấu kiện móng nhà phức tạp khác: V = Diện tích mặt bằng cấu kiện x Chiều cao. - Vậy có những loại móng nào tốt nhất để xây nhà? Loại nào phù hợp nhất với công trình nhà mình?
– Móng gạch: Công trình tạm thời, nhà cấp 4.
– Móng băng: Công trình nằm trên đất nguyên thổ, chiều cao 4 – 5 tầng.
– Móng bè: Công trình nằm trên đất ao, củng cố bằng cọc tre.
– Móng cọc: Công trình nằm trên đất mượn, đất đắp, lượng giao thông lớn. - Tại sao móng nhà thường được tính toán và đặt ở độ sâu từ 1.40m đến 1.80m hoặc sâu hơn?
Phải cắm sâu vì như vậy mới chịu được tải trọng công trình. Đất có độ cứng nhất định để móng không bị lún sâu hoặc sập khi có ngoại lực tác động. Đất càng xuống sâu thì móng nhà càng chắc chắn, sức chống lún cao.
Trên đây đã tổng hợp cách tính mét khối móng nhà và các công thức liên quan một cách dễ hiểu nhất. Hy vọng những chia sẻ này của bTaskee đã giúp các bạn có thêm kiến thức về vấn đề này.
>>> Xem thêm bài viết:
- Tổng hợp nền móng nhà cấp 4 phổ biến nhất hiện nay
- Tổng hợp các loại móng nhà tốt và được ưa chuộng nhất hiện nay
Hình ảnh: Pinterest