Hiện nay, cây nha đam không còn là loại cây quá xa lạ với chúng ta, với rất nhiều công dụng mà nó mang lại cho sức khỏe và làm đẹp. Vậy hôm nay chúng ta cùng bTaskee tìm hiểu về cây nha đam và cách trồng cây nha đam như thế nào nhé!
Cách trồng cây nha đam đúng chuẩn
Để trồng được cây đúng chuẩn thì cần phải nắm vững kỹ thuật trồng cây nha đam. Dưới đây là hướng dẫn cách trồng cây lô hội (nha đam), mọi người cùng bTaskee tìm hiểu nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu trồng cây nha đam
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn trong nhà như:
- Khay nhựa, chậu.
- Bao xi măng.
- Thùng mút xốp hoặc những miếng đất trống trong nhà.
- Xẻng đào đất.
Lưu ý: Các dụng cụ để trồng cây nha đam phải được đục lỗ ở phần đáy nhằm mục đích thoát nước cho cây trồng, tránh trường hợp cây bị úng nước. Đường kính miệng chậu cơ bản khoảng 30 – 50cm, cao ít nhất 40cm.
Đất trồng
Để cho cây nha đam được phát triển một cách tốt nhất thì đất trồng là một phần thiết yếu trong việc trồng cây nha đam lớn nhanh và tốt.
Cây nha đam là cây chịu được thời tiết khô hạn, nhưng nó lại không chịu được ngập úng. Do đó phải chọn vùng đất xốp, khô ráo, tốt nhất là đất pha cát để dễ thoát nước.
Ngoài ra, bạn có thể mua sẵn đất trộn vỏ trấu, phân hữu cơ , phân vô cơ hoặc là đất trộn với xơ dừa.
Giống
Trên thị trường hiện nay có hai loại giống nha đam chính là nha đam của Mỹ và nha đam Việt Nam.
Nha đam Mỹ thường có tán lá to và dài, lá nhiều gai nhọn, bẹ to và nặng, thịt dày, có phấn trắng. Loại nha đam này được trồng đại trà với mục đích sản xuất thương mại.
Nha đam Việt Nam thường có tán lá nhỏ hơn so với nha đam Mỹ, lá cũng ít gai hơn, bẹ mỏng hơn, ít thịt và không có phấn trắng. Vì nhỏ gọn cho nên thích hợp dùng để chơi kiểng hoặc trang trí.
Cách trồng cây nha đam
Có rất nhiều cách để trồng cây nha đam ví dụ như cách trồng cây nha đam bằng nước. Nhưng hôm nay bTaskee sẽ hướng dẫn cách trồng cây nha đam bằng lá cho các bạn tham khảo.
Bước 1:
Đặt lá nha đam nằm ngang trên nền đất đã chuẩn bị sẵn. Dùng tay hoặc cây xúc đất vun đất lên trên bề mặt của lá nha đam sao cho phủ kín một nửa lá.
Bước 2:
Sau đó đặt chậu cây ở nơi có nhiều ánh nắng, khô ráo. Tránh đặt ở những nơi bị mưa hắt vào nhiều và nơi có độ ẩm quá cao.
Tưới nước xung quanh phần đất đã lấp. Theo dõi hằng ngày để tưới thêm nước khi đất quá khô hoặc che chắn khi trời mưa to.
Bước 3:
Sau khoảng 1 tuần thì tiến hành đào cây con đã ươm lên. Trong quá trình đào ta nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt để giúp cho cây dễ hấp thu và hồi sức trong môi trường mới.
Bước 4:
Đem cây con đã ươm ra nơi thích hợp để trồng. Ta nên trồng theo rãnh, mật độ 40 – 50cm cho 1 cây và hàng cách hàng 80 – 100cm.
Bước 5:
Cuối cùng ta tưới nước cho cây và tiến hành rào khu vực trồng cây, tránh cho côn trùng cắn phá.
Lưu ý: Cây nha đam sau khi đem ra khỏi nơi ươm thì nên để cây ở nơi thoáng mát khoảng 2 – 3 ngày, sau đó đem ra trồng thì cây con sẽ dễ mọc mầm và tỉ lệ sống cao sẽ cao hơn.
Chăm sóc cây nha đam
Cường độ ánh sáng mặt trời cần thiết cho cây nha đam là khoảng 8 – 10 giờ mỗi ngày. Vì vậy sau khoảng thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ta nên có biện pháp che chắn để tránh tình trạng cây bị yếu, khô héo, vàng đọt.
Cây nha đam vốn là loại chịu được khô hạn, nhiệt độ cao, ưa nước nhưng lại dễ chết nếu phần rễ của nó bị úng nước. Vì vậy việc xử lý thoát nước cho cây nha đam là việc hết sức cần thiết.
Tưới nước cho cây
Vào mùa khô: Với mùa khô, cây trồng ngoài vườn khoảng 3 – 5 ngày sẽ tiến hành tưới nước một lần giúp cho cây cung cấp đủ lượng nước cần thiết để phát triển. Cây trồng trong nhà hoặc trong chậu thì duy trình 2 – 3 ngày tưới một lần.
Vào mùa mưa dài ngày: Đối với ngoài trời thì nên che chắn kèm theo xử lý thoát nước, không cần tưới nước thêm. Với cây trồng trong nhà nếu độ ẩm cao thì chỉ cần tưới nhẹ.
Lưu ý:
Thường xuyên làm cỏ, xới đất nhằm tạo độ thoáng khí cho cây nha đam.
Sau khi cấy nha đam con khoảng 10 ngày, chúng ta tiến hành bón lót cho cây bằng phân hữu cơ. Cứ cách 15 ngày thì sẽ bón phân cho cây 1 lần kết hợp xới đất và tưới nước để cho cây hấp thụ chất tốt hơn.
Nếu cây trồng với mật độ dày đặc, độ ẩm trong đất cao, nhiệt độ không khí thấp thì cây nha đam sẽ xuất hiện nhiều đốm đen do vi khuẩn gây hại. Những trường hợp trên ta cần tiến hành cắt bỏ các lá bệnh kịp thời , tránh lây bệnh cho lá, cây khác.
Nếu bạn đang băn khoăn về những quy trình trồng và chăm sóc cây nha đam, hãy liên hệ ngay với bTaskee. Với đội ngũ giúp việc được đào tạo chuyên nghiệp, việc chăm sóc cây trồng là điều dễ dàng.
Tải App bTaskee tại đây
Thu hoạch
Thời gian từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch được của cây nha đam rơi vào khoảng 8 tháng cho đến 1 năm. Tuổi đời cho thu hoạch khá dài từ 2 – 5 năm tùy theo cách và điều kiện chăm sóc.
Khi thu hoạch lá nha đam, ta dùng tay tiến hành vạch lá ra, dùng dao nhỏ hoặc kéo cắt sát gốc lá. Sau khi thu hoạch xong thì tiến hành phân loại.
Lưu ý: Khi tiến hành thu hoạch lá cây nha đam, ta nên cắt luôn những lá bị hỏng, vàng úa, không đạt chất lượng nhằm cho cây hồi sức để nuôi các lá mới, tránh tình trạng lá mới không đủ chất, ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm.
Đặc điểm của cây nha đam
Cây nha đam (còn được gọi là cây lô hội) tên tiếng Anh là Aloe Vera, thuộc họ xương rồng, bắt nguồn từ khu vực Bắc Phi. Là loại thân cây nhỏ ngắn, không có cuống, lá dạng bẹ có gai, thân cây hóa gỗ thường mọc theo vòng xoáy và chồng lên nhau từ gốc đi lên.
Lá có màu xanh nhạt khi còn non và chuyển dần về đậm khi già. Bên trong lá nha đam chứa nhiều nước, có chất nhờn, mép lá có răng cưa nhọn chĩa ra và độ dài trung bình của một lá là từ 18 – 60 cm.
Cây nha đam mọc lá chĩa thẳng lên trời, mọc theo cụm rũ xuống. Hoa nha đam thường nở vào mùa hè với màu vàng cam và mọc thành chùm. Quả dạng nang và chứa nhiều hạt bên trong.
Tác dụng của cây nha đam
Cây nha đam là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Hôm nay chúng ta hãy cùng bTaskee điểm qua một vài công dụng của cây nha đam nhé!
Tác dụng làm đẹp
Nha đam có công dụng làm giảm quá trình lão hóa của da, tăng khả năng đàn hồi của da giúp làn da trở nên mềm mịn và làm mờ đi các nếp nhăn trên da của bạn nhờ vào các chất oxi hóa trong nha đam.
Trong một nghiên cứu năm 2009 , các nhà khoa học đã cho 30 phụ nữ trên 45 tuổi dùng nha đam trong 3 tháng. Kết quả xét nghiệm nhóm đối tượng cho thấy rằng nha đam giúp cho cơ thể tăng sản xuất collagen và cải thiện được độ đàn hồi của da.
Theo một vài nghiên cứu khác của NCBI, cho thấy nha đam có khả năng giữ ẩm tốt và cải thiện được tình trạng lão hóa, nứt nẻ da, việc này cực kỳ có ích đối với những người có làn da khô, hay bị bong tróc.
Tác dụng chữa bệnh
Cây nha đam ngoài công dụng làm đẹp, nó còn được dùng để tăng cường hệ miễn dịch,giải độc tố tự nhiên, làm sạch hệ tiêu hóa và tuần hoàn.
Ngoài ra, cây nha đam còn giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Làm dịu các vết thương với trường hợp bỏng, côn trùng chích hoặc là da bị rám nắng.
Giúp hỗ trợ máu cung cấp oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể. Tăng sức đề kháng của người bệnh, giảm sưng viêm, giảm đau và chữa các bệnh về nướu vì trong cây nha đam có các thành phần như: Polysacarit, Acid, Saponin…
Trị các bệnh về răng miệng
Hiện nay, sâu răng và bệnh về nướu là những chứng bệnh gặp phổ biến. Để điều trị các chứng bệnh này thì cách tốt nhất là ngăn ngừa những tình trạng này là giảm đi sự tích tụ của các mảng bám trong khoang miệng, hoặc màng sinh học vi khuẩn.
Cây nha đam có hiệu quả trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn tạo mảng bám trên răng cũng như nấm men.
Trong một nghiên cứu trên 300 người, các nhà nghiên cứu đã so sánh nước ép nha đam nguyên chất 100% so với nước súc miệng tiêu chuẩn là Chlorhexidine.
Sau quá trình 4 ngày sử dụng, thì nước súc miệng bằng nha đam dường như có hiệu quả tương đương so với các loại nước súc miệng hóa học có chứa Chlorhexidine.
Các lợi khuẩn trong cây nha đam, điển hình như vitamin C có thể ngăn chặn mảng bám, giảm đau nhức chân răng và giảm sưng lợi.
Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở chúng ta.
Theo một bài nghiên cứu của EBSCO đã chỉ ra rằng, khi ta tiêu thụ 1-3 ounce gel nha đam hằng ngày thì có thể làm giảm được mức độ nghiêm trọng của GERD.
Ngoài ra nha đam cũng làm giảm đi các triệu chứng liên quan đến các vấn đề khác của đường ruột đặc biệt giảm các triệu chứng ợ nóng.
Chế biến món ăn
Ngoài các công dụng đã nêu trên thì cây nha đam được biết đến với nhiều món ăn ngon được chế biến từ phần thịt của lá nha đam.
Với các công dụng tốt từ lá nha đam, phần thịt của lá cũng có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau để tạo nên hương vị tuyệt vời đấy nhé.
Sử dụng 50 – 100gr nha đam mỗi ngày giúp cơ thể của bạn tốt hơn. Có thể kết hợp nha đam để làm nhiều món mặn, ngọt đều được.
Hình ảnh: nextfarm, nhadamninhthuan,
Xem thêm các bài viết liên quan :
Nha Đam: Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Dùng
Cách Bảo Quản Nha Đam Đúng Chuẩn Giữ Được Lâu Nhất