Trong những năm gần đây hoa hồng leo được du nhập ngày càng nhiều vào Việt Nam. Hoa hồng leo loại cây cảnh đẹp và có thể trồng nhiều để làm hàng rào, giàn treo tường,… Hãy cùng bTaskee tìm hiểu cách trồng hoa hồng leo nhé!
Đặc điểm của hoa hồng leo
Hoa hồng leo còn được gọi là hồng dây có nguồn gốc từ Châu Âu và có tên khoa học là Rosa spp là một loài hoa có thân leo, thuộc nhóm thân gỗ và các cành hoa buông rũ xuống. Trên thân và cành của hoa có nhiều gai nhọn và cong. Phần thân của hoa được chia thành nhiều nhánh nhỏ. Phần lá hoa có hình dạng như lông chim, trung bình mỗi lá chứa từ 5 đến 9 lá kép.
Hướng dẫn cách trồng hoa hồng leo
Chuẩn bị đất trồng
Đây là khâu quan trọng nhất vì nó quyết định cây có phát triển được hay không. Đất trồng hồng leo cần khô thoáng và thoát nước tốt, nên để phân hữu cơ hoại mục được trộn lẫn với đất thịt. Hạn chế sử dụng toàn đất thịt hoặc toàn đất phù sa vì sau một thời gian cây sẽ bị bó rễ và kém phát triển.
Cách trồng hoa hồng leo từ trong bầu
Bước 1: Chọn vị trí trồng
Hoa hồng leo là loại cần nơi thoáng gió, nhiều nắng ( trung bình là 6 – 8 tiếng nắng trực tiếp mỗi ngày)
Bước 2: Bạn cần xé bỏ bầu nilon của bầu cây con khi mua từ các nhà vườn và lưu ý không được làm vỡ bầu đất, đào một hố trồng lớn hơn bầu cây đặt khẽ bầu cây hoa hồng leo vào giữa.
Bước 3: Lắp đất sao cho đất kín bầu của cây hồng leo và cố gắng san đều đất phủ kín mặt bầu, Lưu ý không được nén đất.
Bước 4: Tưới nước bằng vòi ô doa (không ảnh hưởng đến bầu cây), quan sát vài ngày, nếu thấy đất có dấu hiệu bị khô thì tưới lại.
Bước 5: Bạn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây hoa hồng, khoảng 60 ngày bổ sung cho cây một lần , phân đầu trâu 13-13-13 (không bón các loại dinh dưỡng có nhiều đạm)
Lưu ý khi trồng hoa từ trong bầu
- Phân đặc chủng dành cho hoa hồng các bạn có thể liên hệ với nhà vườn để được tư vấn nhiều hơn, mặt khác phân dành cho hoa hồng sẽ giúp kích thích cây đâm chồi lộc, và cho nhiều hoa hơn.
- Hoa hồng leo là loại cây ưa thoáng, ưa nắng, ưa gió nên cần trồng nơi đất cao, tránh úng.
- Khi cây con phát triển mạnh mà không ra hoa các bạn cần liên hệ ngay với nơi cung cấp để có biện pháp kịp thời cho cây ra hoa.
Cách nhân giống hoa hồng leo
Giâm cành
Cành hoa hồng giâm được cắt từ nhánh bánh tẻ của cây mẹ, khỏe mạnh và không có sâu bệnh. Bạn dùng dao hoặc kéo thật bén để vết cắt không bị dập nát, cắt một đoạn cành có chiều dài khoảng 15cm, ngắt bỏ hết lá và nhúng phần gốc cắt vào thuốc kích rễ để cành giâm dễ ra rễ và tỷ lệ sống cao hơn.
Bạn cần chuẩn bị một cái chậu nhỏ, cho đất trồng rồi cắm cành giâm sâu khoảng 2 – 3 cm. Sau 10 – 15 ngày, cành giâm sẽ đâm chồi non, bạn sẽ vẫn chăm sóc, tưới nước đều đặn trong khoảng 25 – 35 ngày, cành sẽ bắt đầu ra rễ. Từ 2 – 2,5 tháng, bộ rễ đã phát triển ổn định lúc này có thể sang chậu cho cây.
Gieo hạt
Phương pháp trồng hoa hồng leo bằng cách gieo hạt rất ít được sử dụng do tỷ lệ nảy mầm không cao.
Quy trình gieo hạt hoa hồng leo gồm 3 bước:
- Bước 1: Hạt giống hoa hồng leo sau khi mua về bạn sẽ đem ngâm trong nước lạnh khoảng 4 giờ cho đến khi hạt nổi lên mặt nước.
- Bước 2: Sau khi ngâm trong nước lạnh bạn cần pha nước ấm theo tỷ lệ 2 sôi + 3 lạnh (khoảng 45 – 50 độ) rồi ngâm hạt trong 1 – 2 ngày cho hạt giống căng nở là được.
- Bước 3: Bạn cần gieo hạt sâu 5 – 15cm vào khay đất đã chuẩn bị sẵn, phủ lên trên một lớp đất mỏng rồi dùng bình xịt phun sương giữ ẩm cho đất.
Tùy theo giống và điều kiện chăm sóc mà tốc độ nảy mầm khác nhau, khoảng 7 – 30 ngày sau gieo hạt sẽ nảy mầm.
Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng leo
Tưới nước
Vào mùa khô,bạn cần tưới nước cho cây 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và chiều mát, chỉ tưới xung quanh gốc không tưới lên lá và hoa, lưu ý hạn chế tưới vào ban đêm vì sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển gây hại cho cây. Vào mùa mưa khi ẩm độ không khí tăng cao, lượng nước tưới ít lại, 2 – 3 ngày tưới một lần.
Cắt tỉa
Bạn nên thường xuyên tỉa bớt những cành nhỏ, cành khô, cành mang hoa đã tàn tầm 2 – 3 đốt lá vì những cành này làm cây yếu đi, cho hoa nhỏ không có tính thẩm mỹ. Bạn cần tỉa thêm những cành không có ngọn để tập trung dinh dưỡng, việc tỉa cành sẽ giúp làm thông thoáng cây, hạn chế sâu bệnh và kích thích cây đâm hoa và chồi non.
Thay đất
Sau 1 năm trồng thường dinh dưỡng trong đất đã hết, chậu không còn đủ không gian cho cây phát triển nữa nên cần phải thay đất, thay chậu cho cây hoa hồng leo.
Trước khi thay chậu khoảng 1 ngày thì bạn cần ngưng tưới nước để tránh hiện tượng vỡ bầu khi nhấc cây khỏi chậu, bạn cần trồng hoa vào chậu mới to và rộng rãi hơn, sử dụng đất trồng mới với đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Sau khi thay chậu cho cây hoa hồng leo cần tưới đẫm nước để cây hồi phục nhanh chóng.
Bón phân
Khi hoa hồng leo cho hoa, thì bạn tiến hành bón phân hữu cơ (phân chuồng hoai…) cho cây, loại phân có chứa Nitơ, Photpho hoặc Kali để cây ra hoa nhiều. Hạn chế sử dụng các sản phẩm kích thích ra hoa liên tục sẽ dễ làm suy kiệt cây.
Cắm cọc làm giàn leo
Sử dụng cọc tre làm giàn leo hoặc bố trí khung để cây có thể bám cố định, bạn có thể uốn các nhánh dọc theo giàn giúp cây không bị đổ ngã khi có gió lớn. Việc cắm cọc làm giàn sẽ giúp tiết kiệm diện tích hơn, có tính thẩm mỹ hơn so với việc để cành nhánh buông rủ xung quanh.
Với những chia sẻ về cách trồng hoa hồng leo của bTaskee. Hy vọng các bạn có thể tạo ra một khu vườn hoa hồng leo như mong muốn và đừng quên sử dụng dịch vụ giúp việc nhà theo giờ bTaskee để dọn dẹp nhà cửa gọn gàng nhé.
Câu hỏi thường gặp
- Có thể nhân giống hoa hồng leo từ giâm cành không?
Bạn có thể giâm cành từ bất kỳ loại hoa hồng nào mà bạn chọn, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn chọn những cành dài, khỏe, khỏe mạnh từ sự phát triển của mùa này, không phải là gỗ già.
- Khi nào tôi có thể giâm cành từ hoa hồng leo?
Thời điểm tốt nhất để giâm cành này là vào tháng 7 và tháng 8, khi gỗ của thân cây dẻo nhưng chắc – còn được gọi là 'bán chín”
Các bài viết về chăm sóc hoa hồng
- Mẹo Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Chậu Đúng Cách Tại Nhà
- Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Khi Mới Mua Về Giúp Mầm To Khỏe
- Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Đúng Cách Giúp Cây Khỏe, Lá Dày
Hình ảnh: gardenclinic, reddit, themarthablog, gardening.