Lan Phi Điệp là một trong những loài hoa lan được nhiều người yêu thích bởi dễ trồng, dễ chăm mà giá lại không quá cao. Các chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn biết cách trồng lan Phi Điệp hiệu quả.
Giới thiệu về hoa phong lan Phi Điệp
Hoa lan Phi Điệp là hoa gì?
Lan Phi Điệp có tên khoa học là Dendrobium Anosmum, còn được gọi là lan Giả Hạc. Đây là một loài lan thuộc dòng lan Hoàng Thảo. Cây được trồng chủ yếu ở những nước Đông Nam á như Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam.
Hoa lan Phi Điệp có 5 cánh, hoa thường nở rộ vào khoảng thời gian cuối xuân và đầu hè (tháng 4 – 6). Hoa sẽ mọc trên những đốt dọc theo nửa thân cây trở về phía ngọn, chúng mọc khá đều nhau. Kích thước hoa lan Phi Điệp thường nằm trong khoảng từ 6 – 10cm.
Đặc trưng của loài hoa này là có mùi hương dịu nhẹ, rất dễ chịu. Tuy nhiên, hoa lan Phi Điệp lại tàn khá nhanh, chỉ chơi được trong khoảng 15 – 20 ngày.
Lan Phi Điệp là một loài cây có ý nghĩa sang trọng, đẳng cấp cho người chơi lan. Bên cạnh đó, loài hoa này còn thể hiện sự may mắn, giàu có và sung túc. Đồng thời mang ý nghĩa tốt đẹp, thành công cho những ai được tặng.
Đặc điểm sinh trưởng của hoa phong lan Phi Điệp
Đây là loài cây có tốc độ sinh trưởng trung bình, cây ưa sáng thích hợp với nhiệt độ từ 23 – 28 độ C. Trước khi ra hoa, thân cây lan Phi Điệp già sẽ khô lại, dần dần chuyển sang màu vàng rơm hoặc nâu tím. Sau đó, lá cây sẽ bắt đầu rụng dần. Tuổi thọ của cây có thể kéo dài đến 15 năm.
Nên trồng lan Phi Điệp vào khoảng thời điểm nào là tốt nhất?
Thời điểm thích hợp nhất để trồng lan Phi Điệp chính là vào mùa ngủ của giả hành. Ý chỉ khoảng thời gian từ khi giả hành trơ trụi hết lá cho đến lúc chúng sắp nảy mầm ở gốc.
Tùy thuộc và cách trồng lan Phi Điệp của từng người mà sẽ có những thời điểm trồng thích hợp. Chẳng hạn, bạn muốn hoa nở vào mùa xuân thì nên trồng lan vào tháng 11 âm lịch cho đến tháng 2 âm lịch của năm sau.
Đa phần, những người chơi lan sẽ trồng cây vào dịp cuối năm và trồng lan trong chậu. Việc này sẽ giúp tôn lên nét đẹp của lan Phi Điệp nên rất được mọi người ưa chuộng.
Tuy nhiên, bạn có thể trồng lan vào bất cứ mùa nào trong năm. Nhưng khi trồng trái mùa thì cây lan Phi Điệp sẽ phát triển kém.
Cần chuẩn bị gì trước khi trồng lan Phi Điệp?
Cây giống
Bên cạnh việc tìm hiểu cách trồng và chăm sóc lan Phi Điệp, bạn cần lựa chọn cây giống chất lượng. Dưới đây là các cách chọn cây giống bạn có thể tham khảo:
- Chọn cây giống bằng cách mua lan trưởng thành: Ở trường hợp này, cây lan Phi Điệp sẽ cho ra hoa nhanh chóng. Người trồng không phải mất nhiều công sức chăm sóc.
- Chọn giống bằng cây con mọc lên từ thân cây lan già: Đòi hỏi người trồng phải có nhiều kinh nghiệm, cần hiểu rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Lan phi điệp. Bởi rủi ro thất bại khi sử dụng loại cây giống này khá cao vì chúng rất khó trồng và chăm sóc.
Để chọn được giống cây tốt, bạn có thể học hỏi từ những người đã có kinh nghiệm và biết cách trồng lan Phi Điệp mới mua về. Từ đó bạn sẽ biết cách chọn cây giống phù hợp cũng như biết cách trồng và chăm sóc lan Phi Điệp hiệu quả.
Giá thể
Có nhiều loại giá thể trồng lan, phổ biến hiện nay là xơ dừa, than củi, vỏ thông, gỗ, sỏi đất nung,… Chúng có đặc tính dễ thoát nước, bạn có thể sử dụng để trồng lan mà không sợ tình trạng ngập úng.
Phân bón
Chuẩn bị các loại phân tan chậm phù hợp cho lan Phi Điệp. Điển hình là phân trắng Đài Loan hoặc các loại phân có hàm lượng đạm cao.
Chậu trồng
Chọn chậu có độ bền lâu dài bởi bạn chỉ trồng lan một lần và không còn thay chậu nữa. Bạn cũng có thể dựa vào điều kiện thời tiết để lựa chọn loại chậu có chất liệu phù hợp.
Cách trồng lan Phi Điệp ra hoa rực rỡ
Bước 1: Chuẩn bị giá thể
Ở mỗi loại giá thể sẽ có cách xử lý khác nhau. Với gỗ hoặc lũa, bạn cần loại bỏ lớp vỏ cây, sau đó ngâm chúng trong nước vôi từ 2 – 3 ngày cho sạch. Để gỗ hoặc lũa ngâm hoàn toàn trong nước vôi, bạn có thể sử dụng gạch nặng đề lên chúng.
Việc ngâm giá thể trong nước vôi sẽ giúp loại bỏ các mầm bệnh, vi khuẩn có hại cho cây. Đồng thời, việc này sẽ giúp tạo nên môi trường trung hòa giúp cho lan phát triển tốt hơn. Với những loại giá thể khác, bạn hãy xử lý tương tự nhé.
Bước 2: Xử lý cây giống
Tiếp theo, bạn hãy xử lý cây giống bằng cách tách bụi lan thành từng thân một. Với các mầm năm 1, năm 2 bạn hãy để 2 thân liền nhau. Riêng các thân từ năm 3 trở lên, bạn có thể thoải mái tách thành từng thân riêng lẻ.
Quá trình xử lý cây giống cần phải dứt khoát, tránh làm hư các mắt ngủ ở gốc lan. Nếu bạn không hiểu rõ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa Lan Phi Điệp, khi thấy cây có rễ hỏng hoặc lá dập bạn hãy cắt bỏ chúng. Đồng thời bôi keo liền sẹo để cây không bị hư thối do vi khuẩn gây hại.
Sau khi đã tách, bạn hãy ngâm chúng vào nước đã pha sẵn Physan 20SL hoặc Benkona. Ngâm thân khoảng 10 đến 15 phút và mang chúng đi treo ngược cho ráo nước. Khoảng vài tiếng sau đó, bạn hãy cho chúng vào một chậu nước khác pha sẵn dung dịch kích rễ, kích mầm.
Quá trình trên sẽ giúp bổ sung lượng nước cho cây. Đồng thời cung cấp các dưỡng chất cần thiết để mầm mới được khỏe hơn, tốt nhanh hơn.
Bước 3: Ghép lan lên giá thể
Ở bước này, bạn hãy tiến hành ghép lan lên giá thể sao cho ngọn cây quay xuống dưới. Lưu ý là nên chọn ghép các cây mầm cùng tuổi vào một giá thể để dễ dàng chăm sóc. Bạn hãy chuẩn bị thêm dây hoặc các dụng cụ để cố định giá thể cũng như treo chậu.
Khi ghép lan, bạn hãy để phía mắt ngủ của lan hướng ra ngoài. Việc này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp lan dễ dàng phát triển và vươn mầm không gặp cản trở. Đồng thời giúp cho cây không bị dập nát trong quá trình ghép cây.
Bạn yêu thích trồng và chăm sóc lan nhưng không có thời gian vì còn bận việc nhà. Đừng quá lo lắng, bạn hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee, bTaskee sẽ giúp bạn giữ cho nhà cửa luôn sạch đẹp và có thêm nhiều thời gian chăm sóc lan, thỏa niềm đam mê của mình!
Tải app bTaskee ngay để trải nghiệm!
Kỹ thuật chăm sóc hoa phong lan Phi Điệp
Tưới nước
Tùy vào điều kiện thời tiết của từng mùa, bạn có thể cân nhắc bổ sung lượng nước phù hợp cho cây. Ở các ngày nhiệt độ tăng cao, bạn cần cung cấp nước thường xuyên để lan có đủ độ ẩm phát triển.
Vào những ngày thời tiết mát mẻ, hãy giảm lượng nước tưới cho cây khoảng 1 tuần 1 lần. Đặc biệt vào những ngày mùa đông, bạn cần hạn chế tối đa nước tưới cho lan, khoảng 2 tuần 1 lần là được.
Ánh sáng và nhiệt độ
Nói đến kỹ thuật cũng như cách trồng lan Phi Điệp thì không thể bỏ qua yếu tố ánh sáng và nhiệt độ. Đây là loại cây ưa ánh sáng, bạn có thể đặt lan Phi Điệp ngoài trời.
Dù vậy, vẫn nên hạn chế đặt cây ở nơi có ánh nắng trực tiếp. Đồng thời, bạn hãy trang bị lưới che cho cây nhất là vào các ngày hè.
Lan Phi Điệp phát triển tốt ở nhiệt độ 40 – 80 oF hay 8 – 25 oC. Loài cây này còn có khả năng chịu nóng lên đến 100 oF hay 38 oC và chịu lạnh ở nhiệt độ 38 oF hay 3,3 oC.
Độ ẩm và độ thông thoáng gió
Độ ẩm thích hợp với lan Phi Điệp là 60 – 70%. Nếu độ ẩm quá cao hoặc quá thấp, lan sẽ chậm phát triển. Loại cây này cần độ thoáng gió mạnh, ở giai đoạn lan ra nụ, bạn hãy để cây ở nơi thoáng gió.
Bón phân
Với loại cây này, người trồng sẽ không tiêu tốn nhiều phân bón. Bạn chỉ cần bón phân cho lan định kỳ hằng năm là được. Ở đợt đầu, cần bổ sung phân đạm, NPK, URE cho cây. Đợt tiếp theo, chỉ cần bón phân NPK, phân lân cho cây là xong.
Lưu ý là không bón phân cho lan Phi Điệp trong thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa. Nhằm hạn chế trình trạng mọc cây con.
Phòng bệnh
Bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của cây để nhanh chóng phát hiện sớm các mầm bệnh. Từ đó tìm ra những cách khắc phục kịp thời cho cây.
Câu hỏi thường gặp
- Lan Phi Điệp có những loại nào?
– Lan Phi Điệp tím
– Lan Phi Điệp vàng
– Lan Phi Điệp đột biến
– Lan Phi Điệp trắng
– Lan Phi Điệp Hòa Bình
– Lan Phi Điệp cánh ám
– Lan Phi Điệp hồng
– Lan Phi Điệp mắt xước,… - Dấu hiệu nhận biết lan Phi Điệp sắp ra hoa?
– Rụng lá một phần hoặc toàn bộ cây
– Thân cây chuyển sang màu xám
– Thân cây già bắt đầu khô lại
– Thân cây có độ bóng loáng cao hơn bình thường
Lan Phi Điệp là loài cây nổi bật với nét đẹp cuốn hút. Hy vọng các chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc biết cách trồng lan Phi Điệp hiệu quả, cho hoa đẹp tạo nên sự tươi mới cho không gian sống.
>>> Xem thêm:
- Cách Trồng Lan Cho Người Mới Tập Chơi Cực Đơn Giản
- Cách Trồng Cây Thủy Sinh và Chăm Sóc Dễ Dàng Tại Nhà
- Cách Trồng Cây Ăn Quả Trên Sân Thượng Đúng Kỹ Thuật
Hình ảnh: Freepik, Canva