Sen đá là loại cây cảnh đẹp được nhiều người yêu thích. Không những vậy, cách trồng sen đá vô cùng đơn giản và dễ dàng thực hiện. Cùng bTaskee học ngay cách trồng và chăm sóc lão thành theo nhiều cách khác nhau để trang trí thêm cho không gian của bạn nhé.
Giới thiệu về cây sen đá
Sen đá hay còn gọi là cây hoa đá, tên tiếng Anh là Cây mọng nước, thuộc chi Echeveria họ Crassulaceae. Cây sen đá là một nhóm thực vật lưu trữ nước trong lá của chúng.
Lá sen đá thường khá dày và mọng nước. Loài cây này có xu hướng phát triển mạnh ở vùng khí hậu khô ráo và không thích khu vực có độ ẩm cao.
Hầu hết các loài sen đá đều yêu cầu một lượng ánh nắng mặt trời rất lớn. Nếu ánh sáng mặt trời không đủ, sen đá sẽ phát triển chậm và “còi cọc”. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của sen đá nếu chúng sắp ra hoa.
Hầu hết các loài sen đá này đều thích nhiệt độ ấm áp và không thể chịu được khí hậu lạnh giá. Không khí lạnh thường sẽ dẫn đến việc chết cây do lượng nước trong lá bị đóng băng.
Tốc độ phát triển, sinh sôi của loài sen đá chắc chắn sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên. Nhiều loài sen đá có thể trồng cây mới từ một chiếc lá rời ra khỏi cây. Không những vậy, chúng cũng có sức sống rất mãnh liệt. Bạn sẽ không cần tốn quá nhiều công sức để chăm bón mà cây vẫn phát triển khá tốt.
Các cách trồng cây sen đá phổ biến, hiệu quả
Cách trồng cây sen đá từ giá thể
Để trồng được một cây sen đá đẹp và khỏe mạnh thì giá thể vô cùng quan trọng. Các điều kiện cơ bản về giá thể hay đất trồng sen đá là phải có độ tơi xốp, thông thoáng và thoát nước tốt.
Mặc dù là loài có sức sống tốt và có khả năng chịu hạn tuyệt vời nhưng việc duy trì chất dinh dưỡng trong đất cũng rất cần thiết để đảm bảo cây luôn phát triển khỏe mạnh. Vì vậy mà khi chuẩn bị giá thể cho cây sen đá, bạn hãy chú ý bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho đất trồng cây.
Cách trồng sen đá bằng giá thể như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu trộn đất bao gồm: Xỉ than, đá perlite, đá bọt núi lửa Pumice, viên đất nung, trấu hun, xơ dừa, đá nham thạch Akadama và phân hữu cơ.
- Bước 2: Bạn xử lý xỉ than bằng cách đập nhỏ. Sau đó bạn cho xỉ vào một chiếc rổ có lỗ nhỏ để lọc đi các bụi bẩn. Bạn ngâm xỉ qua đêm để khử chua. Tiếp đến, phân loại xỉ thành 2 loại to và nhỏ. Với loại to thì lót đáy chậu, còn loại nhỏ thì đem trộn với đất.
- Bước 3: Trộn các nguyên liệu lại với nhau, xới và trộn sao cho đất thật tơi xốp. Hỗn hợp đất này chủ yếu mang đến cho giá thể tính chất thông thoáng, giúp cây không bị úng nước.
- Bước 4: Mang cây dò dưới lớp đất. Sau đó, bạn hãy thoa một chút nước để cung cấp độ ẩm cho cây.
Hướng dẫn trồng sen đá bằng cát
Cách trồng hoa sen đá bằng cát cũng tương tự như cách trồng với giá thể là đất. Tuy nhiên bạn chỉ cần thay đổi một chút công thức pha trộn đất trồng. Bạn pha cát, đất, tro và phân bón theo tỉ lệ 1:1:1:1.
Đơn giản hơn, bạn có thể pha cát, sỏi, đất cùng một chút phân bón cũng được nhé.
Hướng dẫn cách trồng sen đá khi mới mua về không bị chết
Khi mới mua một cây sen đá về, bạn không biết phải trồng sao cho đúng, trồng như thế nào sẽ giúp cây phát triển tốt và nhanh chóng? Hãy cùng thực hiện theo những hướng dẫn sau đây của bTaskee nhé:
- Bước 1: Bạn nhẹ nhàng cầm cây sen đá lên, một tay giữ lấy chậu, một tay tách bầu cây ra khỏi giá thể. Sau đó bạn rũ cây một cách nhẹ nhàng, mở nước ở mức nhỏ và rửa cây. Bạn cần đảm bảo loại bỏ đi các rễ phụ và lá úa, chỉ để lại khoảng 2cm rễ chính.
- Bước 2: Bạn chuẩn bị thuốc phòng nấm cho cây sen đá. Bạn pha thuốc theo tỉ lệ trên hướng dẫn sử dụng và phun lên cây hoặc ngâm cây trong thuốc trị nấm trong 3 – 5 phút. Các loại thuốc có thể sử dụng phòng nấm, thối cho cây sen đá hiện nay có: Antracol, Starner, Coc85, Ridomil và thuốc Kin kin bul.
- Bước 3: Sau khi xử lý qua cây với thuốc trị nấm thối, bạn hãy để cây nơi thoáng mát khoảng 5 – 7 ngày cho các vết đứt gãy trên rễ cây khô ráo. Việc này giúp cho vi khuẩn hay nấm không xâm nhập được vào cây qua các vết thương hở đó.
- Bước 4: Nếu cây đã khô ráo hoàn toàn và sẵn sàng để trồng vào chậu thì bạn hãy đặt cây vào chậu cùng với giá thể mới đã chuẩn bị.
Lưu ý: giá thể được sử dụng cũng phải khô ráo và bạn không nên tưới nước cho cây ngay sau khi trồng.
Ngoài ra, nếu bạn quá bận rộn với các công việc bên ngoài xã hội thì việc nhà hay việc chăm sóc lão thành hãy để btaskee hỗ trợ. Đặt ngay dịch vụ trợ giúp công việc theo giờ , bTaskee sẽ giúp bạn có thêm thời gian rảnh để làm những công việc bạn thích hoặc đi đến những nơi bạn muốn mà không cần phải lo lắng.
Tải ngay ứng dụng bTaskee và trải nghiệm những dịch vụ gia đình hàng đầu Việt Nam.
Cách trồng sen đá trong nước
Sen đá được biết đến như loài ưa hạn, trồng thủy sinh sen đá khó hơn cả trồng thủy sinh cây xương rồng. Nhưng trồng thủy sinh sen đá không phải là không thể. Kỹ thuật trồng sen đá dưới nước được thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một lọ thủy tinh hay một chiếc cốc thủy tinh có phần cổ vừa với cây sen đá. Nếu có thể nên chọn chậu trồng là thủy tinh để có thể ngắm nhìn được bộ rễ khi cây lớn.
- Bước 2: Bạn lấy một miếng xốp khớp với phần miệng của lọ, khoét một lỗ để làm đế cố định cây sen đá trên miệng bình. Hoặc đơn giản hơn bạn lấy 2 thanh gỗ đặt ngang qua miệng bình để đặt cây.
- Bước 3: Tách cây sen đá ra khỏi giá thể cũ.
- Bước 4: Bạn phơi khô sen đá trong 1 – 2 ngày. Khi bộ rễ của cây vừa khô, bạn cho vào phần cốc nước đã chuẩn bị. Lưu ý: bạn nên đặt cây sen đá lên giá đỡ sao cho phần rễ của cây ngập nước từ 1 – 1,5 cm.
Như vậy bạn đã có một chậu cây sen đá thủy sinh. Thời gian ban đầu lá của cây có thể bị úa vàng do thay đổi môi trường sống. Bạn chỉ cần loại bỏ những lá vàng ấy cho đến khi rễ cây mới màu trắng mọc ra là thành công.
Nhân giống sen đá
Bên cạnh những cách trồng sen đá như trên thì có thể nhân giống loài cây này theo những phương pháp nào? Sau đây là những cách nhân giống sen đá phổ biến nhất.
Nhân giống sen đá bằng đất
Kỹ thuật nhân giống bằng đất là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất.
- Bước 1: Bạn dùng lưỡi dao cắt dứt khoát một nhánh cành hoặc lá từ thân cây mẹ, thật cẩn thận tránh xước và dập. Trước khi cắt bạn hãy khử trùng dao bằng nước sôi và cồn để cây con không bị nhiễm khuẩn.
- Bước 2: Để khô ráo nhánh lá, cành cây trong 1- 2 ngày để chúng được lành lặn. Sau đó, bạn chuẩn bị đất trồng tơi xốp và thông thoáng cho cây. Tuy nhiên, bạn đừng vội vùi lá, cành con của cây xuống đất. Như vậy cây sen đá con sẽ chết úng. Bạn hay đặt lá con xuống đất, chăm chỉ phun nước cho đất.
- Bước 3: Bạn lặp lại việc phun ẩm đất cho cây hàng ngày cho đến khi cành lá ra rễ. Lúc này bạn vùi cây con xuống đất và dừng việc tưới nước. Bạn hãy chăm sóc cây con như những cây sen đá bình thường.
Xem thêm: Cách Nhân Giống Sen Đá Hiệu Quả Và Ra Nhiều Cây Con
Kỹ thuật nhân giống sen đá bằng nước
Cách nhân giống sen đá bằng nước cũng là một phương pháp khá phổ biến, được nhiều người áp dụng.
- Bước 1: Bạn khử khuẩn dao hoặc kéo bằng nước sôi hoặc dung dịch sát khuẩn. Sau đó bạn cắt tách lá hoặc cành sen đá từ cây mẹ một cách dứt khoát, tránh bị xước dập. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tay để bẻ lá trực tiếp. Bạn giữ chặt vào lá, đưa sang hai bên trái phải cho đến khi lá rụng.
- Bước 2: Giữ lá vừa cắt ở nơi khô thoáng trong khoảng 3 – 4 ngày để vết đứt được khô hoàn toàn. Như vậy sẽ ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào lá cũng như tăng khả năng kích thích mọc rễ mới.
- Bước 3: Chuẩn bị một cốc nước rồi dùng màng bọc thực phẩm bịt kín lại.
- Bước 4: Bạn dùng dao hoặc que nhọn chọc những lỗ nhỏ trên màng bọc đó. Những lỗ nhỏ này có kích thước vừa đủ sao cho có thể cắm vừa những chiếc lá, cành của cây sen đá. Khi cắm, bạn cần giữ cho 50% lá, cành được nhúng vào nước.
- Bước 5: Chờ trong khoảng vài ngày đến 1 tuần, rễ mới sẽ mọc từ lá. Thời gian này có thể nhanh hoặc lâu hơn tùy thuộc vào từng loại giống khác nhau. Sau khi ra rễ, bạn đem cây trồng dưới đất như bình thường.
Cách chăm sóc sen đá hiệu quả
Cách tưới nước
Sen đá có khả năng chịu hạn khá tốt nên bạn chỉ cần tưới nước cho cây 1 lần/tháng. Thời điểm tưới nước phù hợp nhất là từ 7 – 8 giờ sáng. Bên cạnh đó, bạn không nên tưới nước lên lá cây vì nước còn đọng lại sẽ bay hơi dưới ánh nắng mặt trời, khiến lá bị héo. Thay vào đó bạn nên tưới xung quanh gốc cây.
Nếu có thể bạn hãy sử dụng dạng bình xịt nước chuyên dụng để tưới cây. Như vậy sẽ cung cấp một lượng nước vừa phải cho cây, tránh tình trạng ngập úng xảy ra.
Bón phân như thế nào cho sen đá?
Các bạn có thể sử dụng những loại phân tan chậm như NPK 23-08-08+TE hoặc viên nén phân trùn quế cho sen đá. Hai loại phân này có đầy đủ các dưỡng chất cần cho sự phát triển của cây.
Trong mỗi lần bón, bạn chỉ nên dùng khoảng 4 – 5 viên và rải xung quanh đều các gốc cây. Ngoài ra, phân bón cũng nên cách gốc cây bán kính 4 – 5cm để tránh cây bị chết rễ.
Tần suất bón phân hợp lý là khoảng 2 – 3 tháng/lần. Khi bón bạn hãy xới tơi đất và tưới một chút nước để đất được ẩm mềm nhé.
Điều kiện về ánh sáng cho sen đá
Như đã nói ở trên, sen đá là một loại cây rất ưa nắng. Vì vậy bạn cần lưu ý cung cấp đủ lượng ánh sáng để cây được phát triển tốt nhất.
Về nhu cầu ánh sáng, sen đá được phân chia thành 3 loại là ưa nắng, ưa nắng vừa phải và ưa mát. Vì vậy mà tùy thuộc vào từng giống cây mà sẽ có những điều chỉnh về lượng ánh sáng sao cho phù hợp.
Trồng sen đá ở đâu?
Bạn nên đặt sen đá ở những vị trí có ánh nắng chiếu tới, thoáng mát như cửa sổ, ban công, sân thượng hoặc hiên nhà,… Như vậy sẽ giúp cây vừa phát triển tốt, vừa tô điểm thêm vẻ đẹp cho không gian của bạn.
Nếu bạn muốn trang trí những chậu sen đá trong phòng khách, phòng ngủ thì mỗi ngày nên để sen đá được phơi nắng một khoảng thời gian nhất định bạn nhé.
Những vấn đề thường gặp trong quá trình trồng sen đá
Sen đá bị vàng lá
Sen đá nếu gặp phải nhiệt độ quá cao hoặc cây thiếu chất dinh dưỡng, nguồn nước thì có thể dẫn đến tình trạng vàng lá.
Trong trường hợp này bạn cần loại bỏ những phần lá đã bị thối, vàng hỏng. Sau đó bạn gạt đất, nhổ cây lên kiểm tra phần rễ. Tiếp tục bạn loại bỏ những phần rễ đã bị thối hỏng, phơi khô 2 – 3 ngày rồi tiếp tục trồng lại nhé.
Xem thêm: Cách Chăm Sóc Sen Đá Phát Triển Tươi Tốt, Ít Sâu Bệnh
Sen đá bị úng, lá rụng
Khi bạn nhận thấy phần lá dưới cùng của cây bị nhũn, chuyển màu thâm đen và các phần lá phía trên cũng rụng dần thì có thể cây đã bị ngập úng nước.
Lúc này, đất trồng không thông thoáng, có hiện tượng ngập nước quá nhiều. Vì vậy bạn cần thay đất, cắt bỏ phần rễ hỏng và trồng lại cây.
Hiện tượng cháy nắng
Khi sen đá phải chịu nhiệt lượng quá lớn, phơi nắng quá nhiều thì lá sẽ bị khô, lá vàng, rụng. Để cứu cây, bạn hãy tưới đẫm nước rồi đặt cây vào nơi thoáng mát.
Lưu ý rằng bạn nên tưới nước vào trước 10 giờ sáng và sau 3 giờ chiều là phù hợp nhất. Sau đó bạn không nên tiếp tục để cây ở vị trí có ánh nắng gay gắt như vậy. Thay vào đó, bạn có thể dùng lưới hoặc vải che để bảo vệ cây.
Cây bị rệp tấn công
Rệp tấn công cây sen đá là một vấn đề không hiếm gặp trong những thời điểm giao mùa. Lá cây sẽ bị đen, các đốm đen này lan rộng sang lá khác và dần dần sẽ là toàn cây.
Bạn hãy cắt bỏ những phần bị rệp gây bệnh này. Sau đó bạn sử dụng cồn, nước xà phòng pha loãng hoặc thuốc trị rệp chuyên dụng xịt quanh gốc cây nhé.
Tổng hợp các loại sen đá dễ trồng và chăm sóc
Sau đây là một số dòng sen đá phổ biến được nhiều người yêu thích mà bạn có thể tham khảo nhé.
- Sen đá bông hồng đen
- Sen đá móng rồng
- Sen đá socola
- Sen đá đô la trắng
- Sen đá ống điếu
- Sen đá chuỗi ngọc đứng
- Sen đá Ruby
- Sen đá thạch bích
- Sen đá cam
- Sen đá guốc ngọc
- Sen đá kim cương
Xem thêm: Các Loại Sen Đá Được Săn Lùng Nhiều Nhất Hiện Nay
Mỗi loại sen đá đều có những vẻ đẹp riêng. Vì vậy bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình dòng cây yêu thích nhất.
Trên đây là hướng dẫn cách trồng sen đá đơn giản theo nhiều cách khác nhau. Sen đá là một loại cây có sức sống dẻo dai nên rất dễ trồng. Chỉ với những bước thực hiện dễ dàng cùng một chút công sức chăm sóc là bạn đã có ngay những chậu cây xinh xắn cho không gian của mình rồi.
Xem thêm
- Cách Trồng Cây Thủy Sinh và Chăm Sóc Dễ Dàng Tại Nhà
- Bật Mí Cách Trồng Nho Trên Sân Thượng Năng Suất Nhất
- Cách Trồng Rau Muống Tại Nhà Xanh Tốt, Dùng Quanh Năm