Cách Trồng Xương Rồng Đơn Giản Và Đúng Cách Tại Nhà

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Cách trồng xương rồng chuẩn kỹ thuật tại nhà
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Bạn muốn tự tay tạo ra những chậu xương rồng nhỏ xinh cho không gian sống của mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Đừng lo, bTaskee sẽ mách bạn cách trồng xương rồng đơn giản và đúng cách tại nhà dưới đây.

Hướng dẫn cách trồng xương rồng từ hạt đơn giản và hiệu quả

Bước 1. Chọn hạt giống chuẩn

Chọn hạt giống chuẩn trước khi trồng cây xương rồng bằng hạt
Chọn hạt giống chuẩn trước khi trồng cây xương rồng bằng hạt

Trồng xương rồng bằng hạt là một trong hai cách trồng xương rồng đơn giản nhất. Bạn có thể mua hạt giống xương rồng tại các nhà vườn hoặc cửa hàng bán hạt giống cây cảnh.

Để hạt nảy mầm thuận lợi, bạn cần ngâm chúng trong nước khoảng 2 – 4 tiếng trước khi gieo vào đất ươm.

Bước 2. Chọn đất trồng

Giá thể đất đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với đặc tính của cây sẽ giúp hạt xương rồng nhanh chóng nảy mầm và phát triển mạnh mẽ.

Chọn đất trồng tơi xốp trước khi trồng cây xương rồng bằng hạt
Chọn đất trồng tơi xốp trước khi trồng cây xương rồng bằng hạt

Theo kinh nghiệm nhà vườn, để đảm bảo cách trồng xương rồng đúng cách, đất trồng cây nên có độ pH từ 6.0 – 7.0, không quá chua hoặc quá kiềm. Đất cần có độ tơi xốp cao để rễ cây không bị úng, thối rữa. 

Các bạn có thể mua sẵn giá thể trồng xương rồng tại các nhà vườn hoặc pha trộn theo công thức sau của bTaskee:

70% đất + 10% phân bón + 20% phụ liệu (xơ dừa, xỉ than, sỏi, đá vụn…)

Bước 3. Gieo hạt

Gieo hạt xương rồng vào khay ươm
Gieo hạt xương rồng vào khay ươm

Trước khi gieo hạt, các bạn cần làm ẩm giá thể đất trồng xương rồng bằng cách tưới nước. Sau đó, giải đều hạt giống lên bề mặt giá thể và phủ một lớp cát hoặc đất mỏng lên trên.

Cuối cùng, dùng túi nilon hoặc màng bọc thực phẩm che miệng chậu ươm lại và đặt ra nơi có ánh sáng nhẹ, nhiệt độ khoảng 21 – 24 độ C và phơi nắng 4 – 5 tiếng/ngày.

Bước 4. Thời kỳ nảy mầm

Đối với phương pháp trồng xương rồng bằng hạt, thời gian nảy mầm của cây sẽ lâu hơn. Khi phát hiện các gai nhỏ nhú lên trên mặt đất, bạn nên tháo các tấm che bằng nilon hoặc màng bọc thực phẩm để cây dễ hấp thụ dinh dưỡng và ánh sáng hơn.

Tưới nước đều đặn khi hạt xương rồng bắt đầu nảy mầm
Tưới nước đều đặn khi hạt xương rồng bắt đầu nảy mầm

Trong thời gian này, hãy tưới nước đều đặn cho cây để cung cấp đủ độ ẩm và khoáng chất. Sau 2 – 3 tuần, bộ rễ của cây con đã bắt đầu bám chắc vào đất và phát triển khỏe mạnh.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc hoa hồng trong chậu chuẩn kỹ thuật tại nhà 

Bước 5. Đặt cây vào trong chậu

Đặt cây xương rồng con vào chậu riêng
Đặt cây xương rồng con vào chậu riêng

Thông thường, khi xương rồng to bằng 1 đốt tay, bạn có thể tách bầu và đặt chúng vào trong chậu riêng theo các bước sau:

  • Bước 1: Đeo găng tay và nhổ cây xương rồng khỏi giá thể cũ, dũ bỏ hết lớp đất dính trên thân và rễ.
  • Bước 2: Đặt chúng vào chậu trồng mới có giá thể đất tương tự.
  • Bước 3: Đưa cây tới nơi có bóng dâm khoảng 2 – 3 ngày để câu thích ứng với môi trường mới.

Hướng dẫn cách trồng xương rồng từ chiết cây đúng cách

Nhân giống xương rồng từ cành chiết là cách trồng xương rồng ra hoa nhanh nhất, các bạn hãy tham khảo các bước sau đây:

  • Bước 1: Cắt một khúc xương rồng từ cây mẹ và để phơi khô khoảng 2 tuần, chờ vết sẹo liền lại 
  • Bước 2: Chuẩn bị giá thể đất tương tự đất gieo hạt xương rồng 
  • Bước 3: Cắm nhánh xương rồng xuống đất sâu khoảng 7 – 10cm

Sau vài tuần, phần sẹo sẽ bắt đầu mọc rễ và phát triển một cây mới.

Cách trồng xương rồng bằng cành chuẩn kỹ thuật
Cách trồng xương rồng bằng cành chuẩn kỹ thuật

Cách chăm sóc cây xương rồng

Cách tưới nước

Xương rồng là giống cây chịu hạn tốt bởi chúng có nguồn gốc từ những vùng đất xa mạc khô cằn. Cây có khả năng tự tích trữ nước trong thân, vì vậy việc tưới xương rồng chỉ nên diễn ra khi bạn cảm thấy đất trồng quá khô.

Tưới nước đều đặn trong thời gian chăm sóc cây xương rồng trồng
Tưới nước đều đặn trong thời gian chăm sóc cây xương rồng trồng

Tùy vào điều kiện môi trường, khí hậu, thời tiết mà bạn nên cân đối lượng nước và tần suất tưới cho cây. Trong đó, đảm bảo lượng nước vừa đủ để làm ẩm đất trong khoảng ¾ thể tích chậu, tránh tưới quá nhiều khiến rễ cây bị úng và thối rữa.

Thông thường, chỉ nên tưới 1 lần/tuần cho các chậu xương rồng được đặt trong nhà hoặc phòng máy lạnh.

Đặt vị trí có ánh sáng thích hợp

Với đặc tính sống trên sa mạc, cây xương rồng cần một lượng lớn ánh sáng cho sự phát triển và sinh trưởng, trung bình 6 giờ ánh nắng/ngày.

Tuy nhiên, nếu bạn trồng xương rồng trong nhà thì chỉ cần đặt cây ra vị trí đón nắng khoảng 2 – 3 giờ/ngày là đủ.

Cung cấp đủ ánh sáng cho cây xương rồng
Cung cấp đủ ánh sáng cho cây xương rồng

Nhiệt độ

Bản tính của xương rồng là chịu hạn tốt, chúng có thể duy trì sự sống trong môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ từ 10 – 50 độ C.

Tuy nhiên, để xương rồng phát triển khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ, nên chăm sóc chúng ở môi trường có nhiệt độ từ 15 – 28 độ C. 

Đảm bảo nhiệt độ môi trường ổn định cho cây xương rồng
Đảm bảo nhiệt độ môi trường ổn định cho cây xương rồng

Bạn luôn bận rộn với công việc? Bạn cần một giúp việc siêng năng giúp bạn giải quyết mọi vết bẩn khó chịu trong không gian sống của mình? dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee luôn sẵn sàng có mặt mọi lúc mọi nơi

Tải app bTaskee và sử dụng dịch vụ ngay hôm nay!

Thay chậu xương rồng

Thay chậu mới cho cây xương rồng khi cây phát triển lớn hơn
Thay chậu mới cho cây xương rồng khi cây phát triển lớn hơn

Khi xương rồng phát triển tới một kích cỡ nhất định, bạn cần thay chậu để cây có đủ diện tích để phát triển bộ rễ, đặc biệt là cung cấp nguồn dinh dưỡng mới, đầy đủ hơn từ giá thể đất mới cho cây. 

Cung cấp dinh dưỡng cho cây

Bổ sung phân bón cho cây xương rồng
Bổ sung phân bón cho cây xương rồng

Theo kinh nghiệm của nhà vườn, xương rồng cần cung cấp dinh dưỡng theo hai giai đoạn khác nhau trong cả vòng đời của nó, bao gồm: 

  • Giai đoạn cây con: Cần được bổ sung phân bón NPK 16 – 16 – 8 hoặc NPK 20 – 20 – 20.
  • Giai đoạn cây trưởng thành: Bón định kỳ phân NPK 18 – 19 – 30 hoặc NPK 20 – 30 – 20.
  • Giai đoạn ra hoa: Kích thích bằng phân bón NPK 6 – 3-  3 hoặc NPK 10 – 60 – 10.

Ngoài ra, bạn có thể bón bổ sung nito và photpho cho cây nếu có điều kiện.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn trồng sen đá đơn giản cho người mới bắt đầu 

Sử dụng biện pháp phòng chống sâu bệnh hại

Mặc dù là giống cây có sức sống bền bỉ và mạnh mẽ nhưng xương rồng cũng không thể tránh khỏi các nguy cơ mắc sâu bệnh hại.

Phòng chống sâu bệnh hại để cây xương rồng phát triển mạnh khỏe
Phòng chống sâu bệnh hại để cây xương rồng phát triển mạnh khỏe

Trên thực tế, cây xương rồng rất dễ mắc bệnh thối rễ, úng rễ vì chế độ tưới nước quá nhiều. Để hạn chế trường hợp này xảy ra, bạn nên cảm nhận độ ẩm và cân bằng lượng nước trước khi tưới cây

Ngoài ra, khi phát hiện các bệnh bất thường trên cây, bạn nên phun thuốc Daconil 0,1%, Boocdo 1% hoặc Topsin 0,1% để ngăn chặn kịp thời bệnh lây lan và phát triển 

Một vài lưu ý khi trồng và chăm sóc cây xương rồng

Trong quá trình trồng và chăm sóc cây xương rồng, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Không nên để xương rồng ngoài trời mưa, lượng nước lớn sẽ khiến cây bị úng rễ và thối thân.
  • Không nên phơi nắng xương rồng trồng trong nhà quá lâu, điều này sẽ khiến cây bị “cháy da” gây nám vàng nâu hoặc đen trên thân cây.
  • Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ, nên chọn các giống xương rồng có gai mềm để tránh gặp nguy hiểm.
  • Không nên đổ trực tiếp phân bón vào gốc cây, chỉ nên rắc chúng tại vị trí cách gốc 5 – 10cm.
  • Không nên tưới cây luôn sau khi đổi chậu, hoặc dịch chuyển vị trí trồng.
Nên đặt cây xương rồng trong nhà, tránh để ngoài trời mưa
Nên đặt cây xương rồng trong nhà, tránh để ngoài trời mưa

Câu hỏi thường gặp

  1. Cách chọn chậu trồng cây xương rồng như thế nào?

    Bộ rễ xương rồng thường không ăn sâu xuống lòng đấy, vì vậy bạn chỉ cần chọn những dáng chậu nông, có độ cao khoảng 10cm để trồng xương rồng là đủ.

  2. Khả năng chịu hạn của xương rồng đến đâu?

    Xương rồng có thể không cần tưới trong vòng 1 tháng nhờ cơ chế tích nước trong thân của giống cây này. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt bạn nhớ đừng quên tưới nước quá lâu.

  3. Tôi có nên thường xuyên bón phân cho xương rồng không?

    Theo kinh nghiệm của nhà vườn, bạn chỉ cần bón phân từ 1 – 2 lần/năm cho chậu xương rồng nhà mình mà thôi vì đây là giống cây dễ chăm sóc và có khả năng tự tích trữ dinh dưỡng tốt.

Như vậy, trồng cây xương rồng không hề khó như chúng ta nghĩ. Hy vọng sau những chia sẻ của bTaskee, các bạn đều có thể tự tay nhân giống những chậu xương rồng nhỏ nhắn và xinh xắn cho khu vườn nhà mình. Chúc các bạn thành công. 

Hình ảnh: Pinterest

>>> Xem thêm bài viết: 

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services