Bạn nên sử dụng loại phân bón nào phù hợp cho những cây rau, cây hoa mà còn đảm bảo chất dinh dưỡng, an toàn 100% cho sức khỏe gia đình? Cùng bTaskee tìm hiểu cách ủ phân tại nhà vô cùng hiệu quả và tiện lợi qua bài viết này nhé!
Phân hữu cơ là gì? Các loại phân hữu cơ
Phân hữu cơ (còn được gọi với tên gọi khác là Organic hay Compost) là phân chứa nhiều các hợp chất dinh dưỡng trong đó thành phần chủ yếu là chất hữu cơ. Phân hữu cơ thường được hình thành từ các phế thải nông nghiệp, chất thải từ gia súc, gia cầm, than bùn hoặc từ rác thải.
Với việc sử dụng các thành phần từ thiên nhiên để ủ phân hữu nên có nhiều chất dinh dưỡng và rất thân thiện với môi trường. Mỗi loại phân hữu cơ có những đặc tính riêng và phù hợp với từng loại cây trồng.
Phân hữu cơ truyền thống
Phân hữu cơ truyền thống được tạo ra bằng cách ủ phân của các loài gia súc, gia cầm, hoặc bằng cách ủ rác hữu cơ như phụ phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản, rác thải sinh hoạt, bã cà phê hoặc lá cây, thân cây, rơm rạ,…
Các loại phân hữu cơ truyền thống chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng, khoáng chất, vi lượng, trung lượng. Đây là một trong những loại phân bón rất thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, phân hữu cơ có hiệu lực rất chậm và thời gian xử lý cũng khá lâu. Phân hữu cơ truyền thống bao gồm than bùn, phân chuồng, phân rác, phân xanh.
Xem thêm: Top 10 Công Dụng Của Bã Cà Phê Mà Bạn Nên Biết
Phân bón hữu cơ sinh học
Đây là loại phân bón được hình thành từ chất hữu cơ và chất sinh học (vitamin, acid amin, acid humic,…) Phân hữu cơ được dùng để cung cấp cho cây trồng lượng lớn chất dinh dưỡng hữu cơ và chúng có vai trò kích thích sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, giúp đất giữ nước nhiều hơn, hỗ trợ các vi sinh vật có lợi hoạt động dưới đất.
Phân bón hữu cơ vi sinh
Nếu ta sử dụng cách ủ phân hữu cơ để ủ một hoặc nhiều chủng vi sinh có lợi thì ta sẽ tạo ra được phân bón hữu cơ vi sinh.
Chỉ cần phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó ủ lên men các vi sinh có lợi đó thì ta sẽ được phân bón hữu vi sinh. Loại phân bón này được nhiều người sử dụng để cải tạo đất và hỗ trợ cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Phân hữu cơ kháng
Ngày nay, phân hữu cơ kháng được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn trong nông nghiệp do nó được tạo thành từ các nguyên liệu thân thiện với thiên nhiên như là các phế phẩm từ động, thực vật hoặc các nguyên tố khoáng vô cơ bao gồm N, P, K. Phân hữu cơ khoáng rất tốt cho cây trồng và không làm hại đến sức khỏe của con người, động vật.
Thành phần hóa học
Phân hữu cơ được tạo ra bằng cách ủ phân hữu cơ tự nhiên nên chúng chứa các nguyên tố rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây như là đạm, lân, kali, canxi, Magie,… tồn tại dưới dạng các hợp chất hữu cơ như acid amin, axit fulvic, đường mía,…
Cuộc sống bận rộn và bạn đang mong muốn có một người ở bên hỗ trợ? Đặt lịch ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ để được chị Ong bTaskee giúp đỡ nhanh chóng. Đừng quên ghi chú cho bTaskee không vứt rác hữu cơ để bạn có thể ủ phân nhé!
Tải app bTaskee và trải nghiệm dịch vụ gia đình ngay hôm nay.
Cách ủ phân tại nhà
Cách làm phân bón hữu cơ tại nhà vô cùng đơn giản chỉ với 6 bước sau đây:
Bước 1: Chọn thùng chứa để ủ phân bón hữu cơ
Có rất nhiều thùng chứa với đa dạng các loại vật liệu như: thùng nhựa (loại thùng này sẽ kéo dài thời gian ủ phân), thùng nhựa, thùng gỗ. Tùy thuộc vào lượng phân bón mà sẽ có kích thước phù hợp. Lưu ý khi sử dụng thùng kín cần phải khoan thêm vài lỗ để có thể thoát nước.
Bước 2: Chọn vị trí cho thùng ủ phân
Bước thứ 2 trong cách làm phân bón hữu cơ tại nhà đó là lựa chọn vị trí đặt thùng phân. Nên đặt thùng ở những nơi thoát nước hoặc những nơi đất trống nhằm cho giun và các vi sinh vật có lợi có thể xâm nhập vào thùng.
Do thùng phân có mùi khó chịu nên đặt xa nơi gia đình sinh hoạt và đặt dưới ánh nắng mặt trời để đẩy nhanh quá trình ủ phân.
Bước 3: Phân loại rác
Để cây trồng có thể phát triển tốt và nhanh thì bạn cần cung cấp cho cây những chất dinh dưỡng cần thiết trong đó 2 chất không thể thiếu đó chính là Cacbon và đạm nito, những chất này xuất hiện trong rác hữu cơ.
Tuy nhiên trước khi tiến hành các cách ủ phân hữu cơ cần phân loại rác hữu cơ thành 2 loại: rác hữu cơ nâu và rác hữu cơ xanh.
- Rác hữu cơ xanh cung cấp Nitơ cho cây bao gồm các loại rác sau đây: rau, củ thừa, tóc, cỏ tươi, bã cà phê, bã đậu, …
- Rác hữu cơ nâu cung cấp Cacbon cho cây gồm: mùn cưa, rơm rạ, lá khô, vỏ trứng, túi trà, …
Lưu ý, để thúc đẩy quá trình ủ phân nhanh hơn và ức chế được mầm bệnh trong phân, bạn có thể dùng men vi sinh trichoderma hoặc phân trùn quế để trộn chung.
Bước 4: Tránh sử dụng rác thải sau để làm phân bón hữu cơ
Mặc dù, có thể sử dụng rác thải sinh hoạt để ủ làm phân bón nhưng không phải rác thải nào cũng có thể sử dụng được.
Những loại rác thải sau đây cần phải tránh để làm phân hữu cơ: Xương động vật, gia cầm, cá, cỏ dại, gỗ đã qua chế biến, vỏ sò, vỏ hến, các chất béo từ sữa, …
Bước 5: Trộn rác hữu cơ để ủ
Sau khi đã phân loại các loại rác, ta tiến hành trộn phân xanh và phân nâu theo tỉ lệ sau: Thêm 10cm phân nâu sau đó là một lớp mỏng phân xanh rồi thêm 10cm phân nâu.
Trộn đều hỗn hợp sau đó ủ trong vòng 2 tuần mới bắt đầu tưới nước vào và trộn đều lên. Chú ý khi tưới nước không nên làm ướt nhiều.
Bước 6: Tiến hành sử dụng phân hữu cơ
Sau khi ủ được 30 ngày, nếu phân hữu cơ của bạn xuất hiện các đặc điểm sau thì phân của bạn sau khi ủ đã phân hủy hoàn toàn và có thể sử dụng được. Phân hữu có những đặc điểm sau đây:
- Phân hữu cơ chuyển sang màu nâu.
- Phân hữu cơ đã rã ra giống như mùn. Nếu sử dụng mùn cưa để ủ thì sau khi ủ sẽ có hình sợi.
Sau khi nhận thấy phân đã ủ thành công thì có thể đem bón trực tiếp xung quanh gốc cây hoặc có thể ép thành viên vì viên phân hữu cơ chậm tan giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời chúng rất khó bị rửa trôi và có hiệu quả cao hơn phân bón thông thường.
Những lưu ý trong quá trình ủ phân hữu cơ
Phân hữu cơ được tạo ra bằng cách ủ phân hữu cơ với các nguyên liệu tự nhiên như phân động vật, các phế phẩm nông nghiệp, rác thải, … Khi ủ phân hữu cơ cần lưu ý một số điều sau:
- Cần tìm hiểu nguồn gốc của phân trước khi đem về để ủ.
- Xem xét kỹ khu vực nuôi nước mặn hay ngọt để không ảnh hưởng đến phân.
- Xử lý sơ phân trước khi đem ủ.
- Băm nhỏ các loại cây dài để thuận tiện trong quá trình ủ.
- Mang phơi héo trước khi phơi để giảm diện tích và trọng lượng tổng thể.
Câu hỏi thường gặp
- Cách ủ phân hữu cơ vẫn hạn chế mùi hôi từ rác?
Trong quá trình ủ phân cần ủ trong thùng kín để tránh các loại côn trùng, vi sinh vật như ruồi, nhặng,… xâm nhập vào gây ra mùi hôi khó chịu. Có thể ủ chung với rơm, rạ, cỏ để có thể hạn chế côn trùng.
- Những loại rác thải sinh hoạt nào được sử dụng để ủ?
Một số rác thải mà ta có thể tận dụng để ủ thành phân bón cho cây:
– Các loại thực vật: rau, củ, vỏ cây, lá cây, …
– Động vật: lông gia cầm, sản phẩm từ sữa, …
– Các vật liệu phân huỷ được: bã cà phê, đũa gỗ, giấy bọc thức ăn. - Để tăng giá trị dinh dưỡng của phân phải làm sao?
Trước khi tiến hành ủ phần, bạn có thể trộn thêm 10 đến 15 kg Supe Lân hoặc Photphat vào nguyên liệu ủ thô để tăng giá trị dinh dưỡng cho phân hữu cơ.
Hy vọng bài viết này đã có thể giúp bạn biết cách ủ phân hữu cơ tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi bTaskee để biết thêm nhiều mẹo vặt hữu ích nhé!
Xem thêm về phân hữu cơ:
- 6 cách khử mùi thùng rác trong một nốt nhạc
- Cách Bón Phân Cho Hoa Hồng Đúng Kỹ Thuật Và Hoa Ra Đẹp
- Rau Hữu Cơ Là Gì – 5 Lợi Ích Bất Ngờ Từ Rau Hữu Cơ