Bạn thấy nước trong bể cá bị đục và có rêu bám trên kính, nhưng bạn không biết vệ sinh như thế nào. Tại bài viết này bTaskee sẽ chia sẻ với bạn cách vệ sinh bể cá nhanh, hiệu quả nhất.
Những lưu ý khi dọn vệ sinh bể cá
Vệ sinh bể cá giúp loại bỏ vi khuẩn, nhưng trong quá trình này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức sống của cá nên cần lưu ý những điều sau:
Không dùng các chất tẩy rửa
Tuyệt đối không được dùng bất kỳ chất tẩy rửa nào khi vệ sinh bể vì hóa chất sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cá.
Tần suất vệ sinh bể cá
Tùy theo số lượng cá trong bể cũng như tần suất xuất hiện các vết bẩn mà tần suất vệ sinh bể cá có thể khác nhau. Khi nhà bạn có bể cá thì cần lưu ý những điều này:
- Phải thay nước hàng tuần cho bể cá.
- Thường xuyên kiểm tra bộ lọc, nếu xuất hiện các vấn đề trục trặc phải có biện pháp khắc phục và xử lý tức thời.
- Phải lau dọn kỹ bể cá vài tuần/lần, nếu có vết bẩn cứng đầu phải xử lý ngay chứ tuyệt không để lâu ngày.
Cách vệ sinh bể cá theo từng bộ phận và chi tiết
Bể cá mang tính chất đặc thù nên ngoài việc phải loại bỏ vết bẩn chúng ta còn phải đảm bảo làm sao không ảnh hưởng đến sức sống của đàn cá nên bắt buộc phải làm sạch theo từng bộ phận như lau chùi bên ngoài, vệ sinh bộ lọc, thay nước, vệ sinh các vật trang trí trong bể,…
Các bước vệ sinh bể cá thủy sinh
Bước 1: Kiểm tra chất lượng nước
Đầu tiên,bạn cần kiểm tra nước để xác định xem mức độ chất thải trong bể cá có cao không vì mức độ chất thải cao có thể gây nguy hiểm cho cá. Hiện tại bạn có thể kiểm tra bằng bộ kiểm tra nước hồ cá: Bộ kiểm tra nước sẽ giúp bạn xác định xem có mức độ độc hại của các hợp chất thải nitơ trong bể cá có cao hay không.
Bước 2: Lau chùi kính
Bạn phải đảm bảo việc làm sạch cả mặt trong và mặt ngoài của bể cá.
- Làm sạch mặt trong: Bạn nên sử dụng dụng cụ lau kính bằng nam châm được làm từ tảo biển để hút vết bẩn từ bên ngoài.
- Làm sạch mặt ngoài: Bạn có dùng nước xịt kính xịt trực tiếp lên bề mặt kính và dùng vải mềm lau sạch.
Bước 3: Dọn dẹp rêu, tảo trong bể
Bạn hãy cọ rửa thành bể bằng những dụng cụ cạo tảo, rong, rêu. Nếu tảo mọc lên trên nắp, bạn có thể dễ dàng rửa sạch trong bồn rửa.
Lưu ý: không sử dụng xà phòng vì có thể gây hại cho cá của bạn.
Nếu tảo, rêu đã bao phủ toàn bể cá từ các loại đá trang trí đến cây trồng, bạn hãy dùng bàn chải đánh răng sạch để chải nhẹ trong bể cá. Bạn nên cân bằng ánh sáng và thức ăn trong bể để hạn chế rong rêu phát triển nhất có thể. Đồng thời bạn cũng có thể nuôi thêm một loại cá dọn bể để bể của bạn luôn được sạch sẽ nhé.
Bước 4: Thay nước bể cá
Thay nước là một khâu vô cùng quan trọng không thể thiếu trong chu trình vệ sinh bể cá.
Cách thực hiện:
- Rút khoảng 10 – 15% lượng nước trong bể cá ra.
- Dùng một ống hút dạng nhỏ để lấy đi hết những bụi bẩn có trong các viên sỏi.
- Thay thế lượng nước đã bỏ đi bằng nước mới hoàn toàn.
Lưu ý: Nếu bể cá của bạn có dung tích nhỏ thì lượng nước thay cần lớn hơn 10 – 15% thể tích của bể và tần suất thay nước cũng phải diễn ra thường xuyên hơn.
Bước 5: Vệ sinh bộ lọc
Là một phần không thể thiếu khi vệ sinh bể cá, nên việc làm sạch bộ lọc cũng cần được quan tâm và chú trọng. Để vệ sinh bộ lọc, bạn hãy thực hiện các bước như sau:
Làm sạch:
- Đầu tiên bạn cần tháo rời miếng mút trong bộ lọc ra và dùng nước sạch lau sạch toàn bộ bề mặt của bộ lọc, đặc biệt là phần trong.
- Bạn có thể dùng bàn chải lông mềm để cọ nhẹ để loại bỏ cặn bẩn bám lâu trên mặt trong của bộ lọc.
Thay mới:
- Bạn không nên thay mới đồng bộ toàn thể bộ lọc một lúc vì sẽ gây hại cho các lợi khuẩn.
- Bạn nên thay mới từng bộ phận trong bộ lọc như ống thông hoặc tấm hút nước để không làm phá vỡ môi trường sống quen thuộc của cá.
- Bạn nên rửa sạch các bộ lọc mới trước khi lắp vào bể cá.
- Số lượng bộ lọc có thể tăng giảm tùy theo kích thước to nhỏ hay nhỏ của bể cá.
Bước 6: Vệ sinh đồ trang trí
Bạn phải làm sạch tất cả các đồ trang trí trong bể cá định kỳ để loại bỏ hết cặn bẩn:
- Vệ sinh vật trang trí bằng thủy tinh, nhựa
- Vệ sinh đồ trang trí theo chất liệu: Bạn chỉ nên rửa bằng nước sạch, với vết bẩn cứng đầu thì sử dụng bàn chải lông mềm để chà xát và loại bỏ chúng.
- Vệ sinh vật trang trí bằng sỏi trong bể cá: Bạn dùng máy hút mini để lấy đi hết các cặn bẩn tích tụ trong lớp sỏi.
Tiếp theo bạn cần bỏ sỏi ra ngoài và trộn trong nước nhiều lần để lấy đi hết bụi bẩn bám dính trên đó.
Hy vọng các bạn có thể thực hiện theo cách vệ sinh bể cá nhanh, sạch boang kin kít của bTaskee để vệ sinh bể cá của mình sạch sẽ hơn và đừng quên sử dụng dịch vụ giúp việc nhà theo giờ bTaskee để vệ sinh nhà cửa gọn gàng nhé.
Câu hỏi thường gặp
- Bao lâu một bể cá cần được làm sạch?
Còn tùy thuộc vào số lượng cá mà bạn có, hầu hết các bể nên dọn dẹp khoảng hai tuần một lần. Việc vệ sinh cần bao gồm: Hút sỏi để loại bỏ các mảnh vụn và thức ăn thừa, và thay khoảng 10-15% lượng nước. Kiểm tra bộ lọc hoạt động chính xác.
- Nên làm sạch sỏi bể cá bao lâu một lần?
Nếu bạn có một bể cá khỏe mạnh và cân đối, bạn có thể để vài tháng mà không cần làm sạch sỏi. Tuy nhiên, ngay cả với một bể có hiệu quả cao, bạn nên làm sạch sỏi ít nhất hai đến ba tháng một lần.
Các bài viết liên quan
- Vệ sinh bể cá tại nhà nhanh chóng, hiệu quả
- Cách Làm Trong Nước Hồ Cá Ngoài Trời Tại Nhà Hiệu Quả
- Cách Làm Hồ Thủy Sinh Bằng Thùng Xốp Tại Nhà
Hình ảnh: reefs, thespruce, aquariumcoop, aquatic-eden,fishtanksavvy