Trần nhà là nơi chống chịu sự khắc nghiệt của thời tiết, đặc biệt là các cơn mưa. Nhà bị thấm dột là một dấu hiệu cho thấy nhà của bạn đang xuống cấp, cần được nhanh chóng sửa chữa. Cùng bTaskee tìm ngay các cách xử lý trần nhà bị thấm nước hiệu quả nhé!
Dấu hiệu để nhận biết trần nhà bị thấm nước
Khi trần nhà xuất hiện các vết rạn chân chim, bị mốc, bị ngả màu, ố vàng hoặc có hiện tượng nhỏ giọt. Đây chính là các biểu hiện cho thấy đã đến lúc bạn cần tìm cách xử lý trần nhà bị thấm nước nhanh chóng để tránh những hậu quả về sau.
Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước
Sử dụng một thời gian, do tính dãn nở về nhiệt nên trần nhà của bạn sẽ xuất hiện các vết nứt. Đặc biệt khi trời mưa, nước sẽ đọng lại trên sân thượng hoặc trên các lỗ nhỏ của trần nhà. Lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng thấm ẩm thông qua các vết rạn nứt, mao mạch rỗng, nứt cổ trần và ngấm vào trần nhà.
Khi mà bạn đã thấy hiện tượng nhỏ giọt từ trần nhà thì đừng chần chừ thêm nữa. Hãy tìm cách xử lý trần nhà bị dột ngay đi trước khi có sự cố ngoài mong đợi xảy ra.
Trần nhà bị thấm nước cũng có thể do lỗi thi công. Khả năng là thợ xây đã tính toán sai trong các bước kỹ thuật xây dựng hoặc có khả năng do vật tư chống thấm dột kém chất lượng. Các bạn lưu ý là khi xây dựng nhà, phải trao đổi kỹ càng với bên xây dựng, vật tư để tránh sai sót nhiều nhất có thể để bảo vệ tổ ấm của mình.
Hậu quả của việc không xử lý trần nhà bị thấm nước
Nhà bị thấm dột sẽ ảnh hưởng lớn tới toàn bộ ngôi nhà như xuất hiện nấm mốc, nứt tường, phá huỷ kết cấu bê tông. Điều này nguy hiểm đến tính mạng con người nên bạn tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.
Tình trạng trần nhà thấm nước còn ảnh hưởng đến sức khoẻ và quá trình sinh hoạt của gia đình. Nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, da liễu cao.
Ngoài ra, việc xuất hiện nấm mốc, ố vàng, lớp sơn bị phồng lên và bong tróc cũng sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn bị mất thẩm mỹ nghiêm trọng, tạo cảm giác không thoải mái trong chính căn nhà của mình.
Chính vì vậy, khi thấy trần nhà xuất hiện các dấu hiệu trên thì hãy tìm cách xử lý trần nhà bị thấm nước hiệu quả để chống thấm nước kịp thời.
Cách để xử lý trần nhà bị thấm nước triệt để
Có nhiều cách để xử lý nhà bị thấm dột, mỗi cách lại có nhiều loại sản phẩm hỗ trợ khác nhau. bTaskee sẽ giới thiệu đến bạn 3 cách xử lý hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Xử lý trần nhà bị thấm dột với keo chống thấm
Keo chống thấm là một giải pháp để hạn chế tình trạng rạn nứt, thấm dột với độ kết dính bền chắc. Keo sẽ bảo vệ trần nhà an toàn dưới tác động của điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Dùng keo chống thấm để giải quyết các khe hở ở chân tường, bề mặt tường nhà. Xử lý các mối hở, khe nứt mái, trám bít chống thấm vết nứt mái trần bê tông và một số trường hợp cần chống dột, chống thấm.
Một số loại keo chống thấm thịnh hành trên thị trường:
Keo chống thấm Silicon
Thành phần chính của loại keo này chính là Silicon nguyên sinh và một số phụ gia khác. Keo dạng nguyên thể lỏng, khi được tiếp xúc với độ ẩm, hơi nước thì nó sẽ đóng rắn lại và độ bền của nó cực tốt. Đây là loại keo được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và hầu như ai cũng biết khi nhắc đến tên.
Một số ưu điểm nổi bật của keo Silicon: Độ đàn hồi tốt, chịu được nhiệt độ cao; không bị ăn mòn; hệ số biến dạng thấp; không bị hoà tan trong nước; không làm ố vàng và đặc biệt là bám dính trên nhiều bề mặt.
Bên cạnh những ưu điểm, keo Silicon cũng có một số khuyết điểm: Không bám dính được trên bề mặt dầu; không thể phủ sơn lên để tạo thẩm mỹ; chịu ma sát kém.
Keo Silicon được ứng dụng rộng rãi để trám các khe hở, khe nứt trần nhà, chống dột, chống thấm hiệu quả, xử lý hệ thống đường ống, cửa sổ,…
Keo chống thấm Neomax 820
Đây là cách xử lý trần nhà bị thấm nước phù hợp với diện tích nhỏ. Keo ở dạng lỏng, khi quét keo sẽ hình thành lớp chống thấm có độ bám dính cao.
Ưu điểm nổi bật của loại keo Neomax 820 là: Chịu được mài mòn và sự va đập; chống chịu tia cực tím tốt; dễ dàng quét hoặc lăn mà không cần lớp lót; không độc hại sau khi khô; chịu được môi trường hóa chất công nghiệp; bề mặt đàn hồi; có thể bám dính ở nhiều loại bề mặt và mặt nền; đặc biệt chống thấm rất hiệu quả.
Ngoài ra, nó cũng có một vài nhược điểm như: Phải làm nhẵn bề mặt, sạch sẽ, khô ráo trước khi thi công; thi công nhiều công đoạn nên khá tốn thời gian, chỉ phù hợp cho những công trình mặt đứng và mặt ngang.
Neomax 820 là cách xử lý trần nhà bị thấm nước, chống dột cho ban công, tường mái, nhà vệ sinh, bể bơi, hố pít thang máy.
Keo chống thấm dột TX921
Loại keo này được cấu tạo bởi 2 thành phần chính: PU và Bitum ở dạng lỏng gốc là Polyurethane.
Một số ưu điểm có thể kể đến: Bám dính tốt trên nhiều bề mặt; lâu bị lão hoá nhờ chịu được tác động của thời tiết; ngay cả những bề mặt bị co giãn do nhiệt hay bị nứt thì đều tạo được màng chống thấm tốt.
Nhược điểm của TX921: Chỉ nên trộn một lượng đủ dùng trong vòng từ 20-25 phút thôi. Sau khoảng thời gian đó thì công dụng của nó cũng sẽ giảm đi.
Keo TX921 phù hợp để trám các ván gỗ, các vết nứt trần nhà, mái bê tông và dán tôn chống dột.
Keo chống thấm Polyurethane
Đây là loại keo có hiệu quả chống thấm cực kì tốt và chống được các tác động của ngoại lực và môi trường tự nhiên.
Những ưu điểm của Polyurethane: Bám dính ở nhiều bề mặt; độ đàn hồi, co dãn tốt; chống ẩm, chống xước hiệu quả; chịu được nhiệt độ và các tia UV và đặc biệt là kháng sự bào mòn, các chất tẩy rửa.
Nhược điểm: Dễ bị trơn trượt khi ẩm ướt; đặc tính cơ học chỉ được duy trì trong khoảng nhiệt độ từ -40 đến 90 độ C. Tuy nhiên thì khoảng nhiệt độ này cũng khá phổ biến trong điều kiện môi trường nên không cần quá lo lắng.
Polyurethane là cách xử lý trần nhà bị thấm nước hiệu quả, được dùng để sửa chữa, trám bít các bề mặt, vết nứt của trần nhà và kết cấu bê tông, ngăn chặn rò rit và mối hở của kim loại. Chống thấm khe nứt mặt tường và các khung cửa sổ.
Keo chống thấm AS-4001SG
Đây là loại keo biến tính, không chứa dung môi, đặc biệt keo được cải tiến đàn hồi nên có khả năng chống chịu được sự khắc nghiệt của nhiệt độ và cả tia UV.
Điểm qua một vài ưu điểm: Không cần lớp nền lót; bám dính trên nhiều loại bề mặt; không xuất hiện bóng khí; kháng tia UV hiệu quả; không chứa isocyanate; đặc biệt ít phóng tĩnh điện nên rất an toàn.
Nhược điểm: Những khu vực bị ngấm nước thường xuyên thì không sử dụng được; nếu các khe trám dày trên 10mm thì phải có tấm chắn bằng thép bảo vệ.
AS-4001SG chuyên dùng để chống thấm các khe tường, mối hở bê tông, khe cửa sổ.
Keo bọt nở chống thấm
Đây là một loại Foam PU ở dạng chai xịt khô trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường.
Ưu điểm nổi bật: Chống thấm, chống ẩm tốt; ngăn ngừa khí, tiếng ồn, côn trùng xâm nhập; cách âm, cách nhiệt; tự nở và trám đầy các khe hở dễ dàng; cách âm, cách nhiệt hiệu quả và bám được trên nhiều bề mặt
Nhược điểm: Phải vệ sinh vòi xịt và van chai ngay sau khi sử dụng để tránh tình trạng đông cứng nghẹt vòi; trước khi sử dụng phải làm sạch các bề mặt.
Keo bọt nở chống thấm được ứng dụng khá rộng rãi như: Láp khe hở tường, khung cửa chống cháy; chống thấm các vết nứt trần nhà, cửa sổ, đường ống thông hơi; giữ nhiệt, giảm tiếng ồn và chấn động.
Keo chống thấm Kova
Kova là loại keo chứa một thành phần có độ trong suốt và độ bóng cao. Được sử dụng trong các bể nước ngầm, nhà vệ sinh đều rất tốt.
Những ưu điểm nổi trội: Vừa chống thấm nước vừa chống trầy xước và tránh bám bụi; nhanh khô, độ bám cao; không chứa chất độc hại, an toàn cho người sử dụng.
Nhược điểm của Kova: Không có nhiều sản phẩm lựa chọn, vì vậy các yêu cầu đặc thù trong thi công gặp khó khăn và phải tìm cách thay thế.
Dù là bạn chọn loại keo chống thấm nào thì đều phải tuân thủ các bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị vật liệu để thi công
- Bước 2: Vệ sinh bề mặt trần nhà sạch sẽ và khô ráo
- Bước 3: Tiến hành khoan và gắn kim bơm keo chống thấm
- Bước 4: Thực hiện bơm keo chống thấm.
Chống thấm trần nhà bằng Sika
Sika là một loại keo chống thấm hàng đầu trong kỹ thuật thi công chống thấm. Bởi ưu điểm vượt trội nên được xem là giải pháp hiệu quả, an toàn, đáng tin cậy nhất. Sika có tính ứng dụng cao, hầu như mọi hạng mục đều có thể áp dụng và chống thấm trần nhà bằng Sika cũng không ngoại lệ.
Những ưu điểm nổi trội của Sika:
- Tuổi thọ hàng chục năm, giúp tiết kiệm được một khoản chi phí và thời gian.
- Lớp màng chống thấm nước có hiệu quả cao.
- Khả năng thẩm thấu tốt, độ dính bền chặt với chất liệu cần thi công, xử lý.
- Ngay cả các bề mặt không bằng phẳng hay các góc cạnh đều có thể dễ dàng thi công.
- Không phụ thuộc vào tay nghề của thợ thi công, chỉ cần bạn tìm hiểu kỹ một chút thì có thể tự tay sửa chữa tổ ấm của mình.
- Chống chịu nhiệt tốt, thích ứng được với các điều kiện nhiệt độ, môi trường.
- Không gây bất kỳ độc hại nào.
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, keo chống thấm Sika vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm như:
- Thời gian thi công khá lâu.
- Khả năng chịu lực tác động kém, không co dãn được.
Cách xử lý trần nhà bị thấm nước bằng Sika được sử dụng trong chống thấm trần nhà, sàn mái, khe cửa sổ, trám các vết nứt trên vách tường, áp dụng để cách nhiệt, chống nóng.
Chống thấm trần nhà bằng miếng dán
Xử lý trần nhà bị dột, thấm bằng miếng dán không còn xa lạ nữa. Không chỉ sử dụng trong các công trình thi công, nó còn được sử dụng rộng rãi trong đời sống.
Đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản chính là chủ nhân của miếng dán chống thấm trần nhà. Được thiết kế với 4 lớp, mỗi lớp có một chức năng khác nhau. Trên thị trường có xuất hiện nhiều loại, tuy nhiên miếng dán chống thấm của Nhật Bản vẫn ưu việt hơn.
Để xử lý trần nhà bị dột, thấm hiệu quả bằng miếng dán chống thấm bạn nên tuân thủ các bước sau đây:
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần chống thấm và giữ vị trí đó khô ráo trước khi sử dụng miếng dán. Nếu vẫn còn ẩm ướt, vết dầu, bụi thì hiệu quả chống thấm sẽ giảm đi.
- Bước 2: Xác định kích thước cần xử lý, thi công. Bước này giúp định hình kích thước miếng dán cần sử dụng, tránh quá ngắn rồi nối đoạn vì nó sẽ gây mất thẩm mỹ và tốn kém.
- Bước 3: Bóc lớp màng trên bề mặt keo và bắt đầu thi công. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên miết thật chặt để nó bám vào bề mặt cần xử lý chắc chắn.
Điều đặc biệt của cách xử lý này đó là dù bạn là ai thì cũng có thể làm được, không đòi hỏi phải có kỹ thuật, phải có thợ sửa chữa. Miếng dán chống thấm không kén chất liệu và dễ dàng thực hiện.
Với những đặc điểm trên thì xử lý trần nhà bị dột bằng miếng dán chống thấm được sử dụng rộng rãi cũng không mấy bất ngờ.
Lưu ý khi chống thấm trần nhà
Có một số lưu ý bạn cần phải biết để đạt được hiệu quả chống thấm cao nhất:
- Áp dụng chống thấm nước ngay từ khi xây dựng: Đừng để nước tới chân mới nhảy, đừng để dột rồi mới chống. Thứ nhất, tạo an toàn và an tâm cho gia đình, thứ hai là đỡ phiền phức và tốn kém.
- Lựa chọn biện pháp chống thấm phù hợp: bTaskee đã giới thiệu rõ, chi tiết từng loại, bạn có thể tham khảo và chọn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng vị trí cần xử lý. Nó sẽ giúp bạn chống thấm nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
- Chọn đơn vị thi công uy tín: Hãy tìm hiểu kỹ, rõ ràng trước khi thi công, tránh “tiền mất, tật mang”.
Vậy là bTaskee đã giới thiệu đến bạn các cách xử lý trần nhà bị thấm nước hiệu quả. Mong rằng nó sẽ giúp ích được bạn. Chúc bạn có thể tìm được một phương pháp phù hợp để đảm bảo an toàn cho gia đình thân yêu của mình nhé!
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Cách Khử Mùi Trong Tủ Nhà Bếp Đơn Giản Và Hiệu Quả
- Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Nồi Cơm Điện Đúng Chuẩn
- Cách Pha Sơn Tường Chuẩn Có Thể Bạn Chưa Biết
Hình ảnh: Canva + Freepik