Hướng Dẫn Nhận Biết Và Cách Xử Lý Tường Bị Nứt Hiệu Quả

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cách xử lý tường bị nứt
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tường nhà bị nứt, tùy vào trường hợp sẽ có cách phục hồi hợp lý.  Hãy cùng bTaskee tham khảo cách xử lý tường bị nứt trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân tường nhà bị nứt

Do chênh lệch nhiệt độ của khí hậu

Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. Tuy nhiên, trong những năm gần đây khí hậu đang có xu hướng ấm dần lên. Đây chính là nguyên nhân gây ra vết nứt tường.

Các vết nứt nhỏ (khoảng 3mm) thường kéo dài, như những vết chân chim.

Nhiệt độ thời tiết một phần ảnh hưởng đến vết nứt tường nhà
Nhiệt độ thời tiết một phần ảnh hưởng đến vết nứt tường nhà

Lắp đặt không đúng kỹ thuật

Một số chủ đầu tư không nắm rõ kỹ thuật thi công, trộn xi măng sai tỷ lệ. Hoặc cũng có thể do tay nghề thợ kém sẽ gây ra các vết nứt trên tường khi thi công xong. 

Nếu tường được thiết kế không chính xác, nó có thể không chịu được trọng lượng của các tầng trên đó hoặc các tải trọng khác và dẫn đến nứt.

Các chất liệu xây dựng cũng ảnh hưởng rất lớn đến vết nứt của tường
Các chất liệu xây dựng cũng ảnh hưởng rất lớn đến vết nứt của tường

Ngoài ra, chất lượng vật liệu xây dựng không tốt, hoặc sử dụng vật liệu không thích hợp cho công trình cũng có thể gây ra hiện tượng tường bị nứt.

Tuổi thọ của tường

Sau một thời gian sử dụng, tường có thể bị nứt do tuổi tác và mất đi tính năng của vật liệu xây dựng. 

Vật liệu như xi măng, bê tông, gạch, đá,…sẽ có quá trình bào mòn theo thời gian, làm cho tường không còn đủ mạnh để chịu đựng các tải trọng hoặc những ảnh hưởng của thời tiết. 

Bảo trì và kiểm tra tường nhà thường xuyên tránh tình trạng xuống cấp
Bảo trì và kiểm tra tường nhà thường xuyên tránh tình trạng xuống cấp

Ngoài ra, sự xuống cấp của tường cũng có thể do việc không thực hiện bảo trì, kiểm tra và sửa chữa kịp thời. Việc tiếp xúc với nước, gió, mưa… theo thời gian cũng ảnh hưởng đến sức mạnh và độ bền của tường. 

Vì vậy bạn cần phải có cách sử dụng vật liệu xây dựng chất lượng cao để tránh tường bị nứt trong thời gian ngắn.

Các dấu hiệu nhận biết tường bị nứt

Để đảm bảo an toàn cho gia đình, bạn nên thường xuyên kiểm tra và bảo trì tường nhà của mình. Nếu xuất hiện các dấu hiệu sau đây cần có cách xử lý tường bị nứt ngay lập tức. 

  • Nứt nhỏ: Đó là các đường nứt nhỏ, dài từ vài cm đến vài chục cm trên bề mặt tường. Những nứt này thường không gây ảnh hưởng đáng kể đến tính cấu trúc của tường, nhưng bạn cần đặc biệt lưu ý và sửa chữa ngay. 
Những vết nứt nhỏ của tường là một hiện tượng thường gặp
Những vết nứt nhỏ của tường là một hiện tượng thường gặp
  • Nứt lớn: Đây là những nứt dài hơn và rộng hơn. Những nứt lớn có thể là dấu hiệu của sự suy giảm tính cấu trúc của tường, đặc biệt là nếu chúng được tìm thấy ở các khu vực có tải trọng lớn. 
Cần xử lý kịp thời những vết nứt lớn của tường nhà
Cần xử lý kịp thời những vết nứt lớn của tường nhà
  • Nứt thẳng đứng hoặc nghiêng: Đây có thể là dấu hiệu của sự chuyển động của tường do động đất hoặc tác động của môi trường. 
Cần theo dõi tường nhà thường xuyên để nhận biết được dấu hiệu tường nứt vỡ
Cần theo dõi tường nhà thường xuyên để nhận biết được dấu hiệu tường nứt vỡ
  • Sự thay đổi hình dạng của tường: Nếu tường có dấu hiệu của sự thay đổi hình dạng hoặc mất đi tính ổn định, có thể đó là dấu hiệu của sự xuống cấp hoặc nứt của tường. 
  • Sự cách lớp của tường: Khi tường được xây dựng, các lớp vật liệu khác nhau như xi măng, gạch, đá, bê tông được đặt lên nhau để tạo thành tường. Nếu các lớp này không được đặt chính xác hoặc không được kết nối chặt chẽ, chúng có thể dẫn đến sự cách lớp của tường, dẫn đến nứt hoặc bể tường.

Nhận biết mức độ và cách xử lý tường bị nứt

Chúng ta phải phân loại các vết nứt trên tường và tìm cách chống thấm cho tường bị nứt, trám khe hiệu quả nhất. Sau đây là một số cách xử lý tường bị nứt phổ biến đối với các kích thước vết nứt khác nhau. 

Đối với các vết nứt nhỏ

Sử dụng vữa sửa chữa tường

Đây là những trường hợp cơ bản và chỉ nằm ở lớp vữa trát trên của tường. Chúng chủ yếu xảy ra do kỹ thuật sơn trát kém. Nếu khéo tay một chút và đủ vật liệu, bạn có thể giải quyết, thực hiện cách trám và sơn tường bị nứt như sau:

Sử dụng vữa để sửa chữa các vết nứt của tường
Sử dụng vữa để sửa chữa các vết nứt của tường
  • Đập lớp hồ cũ dọc theo các vết nứt trên tường.
  • Vệ sinh sạch sẽ.
  • Làm ẩm bằng nước sạch.
  • Trát bằng vữa  xi măng cũ, cát mịn.
  • Đợi từ 7 đến 10 ngày, sau đó bạn tiến hành sơn và hoàn thiện.

Sử dụng keo epoxy

Đối với những ngôi nhà cũ kỹ, nứt, nẻ thì bạn cần chú ý vệ sinh tường sạch bụi bẩn trước khi thực hiện cách xử lý tường bị nứt bằng keo. Bạn thực hiện theo các bước sau đây:

  • Khoan rộng và sâu 3-4 cm xung quanh vết nứt
  • Sau đó, bạn hãy làm sạch vết nứt
  • Trám vết nứt bằng keo epoxy 
  • Thi công tẩm đàn hồi tạo màng chống thấm trên bề mặt

Gia đình bạn vừa sơn sửa lại tường nhà và cần người dọn dẹp sau khi hoàn thành, nếu vậy thì hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ bTaskee. Những Chị Ong tại đây sẽ giúp bạn và gia đình có được ngôi nhà sáng bóng như xưa.

Tải app bTaskee ngay để trải nghiệm dịch vụ chất lượng

Đối với các vết nứt lớn

Cách xử lý tường bị nứt bằng xi măng

Đối với trường hợp vết nứt lớn thì bạn tiến hành trát vữa xi măng v Sau đó, đợi vữa khô, kiểm tra. rồi sơn lại.

Xi măng là một chất liệu có thể xử lý các vết nứt tường hiệu quả
Xi măng là một chất liệu có thể xử lý các vết nứt tường hiệu quả

Sửa chữa bằng bê tông

Để tìm cách xử lý tường bị nứt lớn, bê tông có thể là một vật liệu phù hợp vì có khả năng chịu được áp lực lớn và kháng nước tốt. Để sử dụng bê tông sửa chữa các vết nứt tường, bạn cần thực hiện như sau:

  • Làm sạch bề mặt tường
  • Chuẩn bị bê tông phù hợp
  • Dùng dao đổ bê tông vào các vết nứt
  • Dùng sơn để sơn lại bề mặt tường
Cần vệ sinh tường nhà trước khi sửa chữa
Cần vệ sinh tường nhà trước khi sửa chữa

>>> Xem thêm: Cách pha sơn tường chuẩn có thể bạn chưa biết

Xử lý tường bị nứt với keo chuyên dụng

Sử dụng keo chuyên dụng để sửa các vết nứt tường lớn là một phương pháp khác để xử lý vết nứt. Tuy nhiên, trước khi sử dụng keo, bạn cần đảm bảo rằng vết nứt đã được làm sạch và loại bỏ các vật liệu rời như vụn gạch, bụi, chất bẩn,…

Cách xử lý tường bị nứt bằng keo rất đơn giản và hiệu quả
Cách xử lý tường bị nứt bằng keo rất đơn giản và hiệu quả

>>> Xem ngay: Ý tưởng trang trí tường phòng khách cực đẹp mắt

Câu hỏi thường gặp

  1. Có cách xử lý tường bị nứt với các vết sâu không?

    Cách sửa tường bị nứt quá sâu cần đảm bảo có sự chuyên nghiệp và hiểu biết rõ. Tốt hơn hết là bạn nên tìm hiểu xem mình có thể tự xử lý được không. Nếu bạn không có đủ trình độ chuyên môn và nghiệp vụ thì tốt nhất nên thuê đội kỹ thuật bên ngoài đảm nhận.

  2. Xử lý tường bị nứt có mất nhiều chi phí không?

    Chi phí xử lý tường bị nứt thường tùy thuộc vào các vết nứt nặng hay nhẹ. Nếu các vết nứt nhỏ, bạn có thể tự sửa chữa và tiết kiệm chi phí hơn.

  3. Tường nhà bị nứt có thực sự nguy hiểm?

    Đối với các vết nứt như các vết chân chim xảy ra trên bề mặt tường thì bạn không cần phải quá lo lắng. Còn đối với các vết nứt lớn và sâu, bạn cần xử lý vấn đề này ngay lập tức. Nếu để tình trạng nứt lâu ngày có thể sẽ gây sập nhà.

Nội dung trên đây là toàn bộ những thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách xử lý tường bị nứt mà bạn đang tìm hiểu. Mong rằng với những chia sẻ này của bTaskee, bạn sẽ nắm rõ và biết cách xử lý kịp thời, giúp tường nhà bạn trở nên có thẩm mỹ và an toàn hơn.

>>> Xem thêm những nội dung liên quan:

Hình ảnh: Freepik + Antshome

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services