Xuất hiện như một làn sóng mới của công trình đô thị, nhiều người thắc mắc căn hộ shophouse là gì? Mô hình này đem lại lợi ích ra sao? Cùng bTaskee tìm hiểu ngay về loại mô hình này nhé!
Căn hộ Shophouse là gì?
Căn hộ Shophouse hay nhà phố thương mại được hiểu đơn giản là mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh. Hình thức kiến trúc này thường được xây dựng theo từng chuỗi, dãy liền kề và có thiết kế tương tự nhau.
Mô hình này đã xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ 19 tại các nước thuộc địa khu vực Đông Nam Á và trở thành biểu tượng kiến trúc của các quốc gia này.
Hiện nay, căn hộ Shophouse đang trở thành xu hướng nhà ở hot nhất hiện nay nhờ tính ứng dụng cao, hiện đại và thông minh.
Thay vì phải chi hai khoản tiền riêng biệt cho nhà ở và địa điểm kinh doanh, hình thức bất động sản này sẽ đem tới lợi ích kép cho người sử dụng.
Đặc điểm của căn hộ Shophouse
Thiết kế độc đáo
Thiết kế căn hộ Shophouse trong một dãy liền kề tương đối giống nhau. Một căn sẽ bao gồm 4 – 5 tầng, trong đó 2 tầng thấp nhất được sử dụng làm cửa hàng kinh doanh, 2 -3 tầng còn lại sẽ là không gian nhà ở, sinh sống.
Về khía cạnh thẩm mỹ, căn hộ Shophouse đa phần được thiết kế theo phong cách hiện đại và tối giản. Trên thực tế, đây là những nét kiến trúc kế thừa của Đông Dương, Địa Trung Hải,… nhằm đáp ứng mục đích sử dụng cho cả nhu cầu kinh doanh lẫn nhà ở.
Thông thường, các tầng trệt để kinh doanh của căn hộ Shophouse sẽ ưu tiên sử dụng cửa kính kịch trần, không gian thoáng đãng, các tầng còn lại sẽ được thiết kế chuẩn theo mô hình nhà ở của chung cư.
>>> Xem thêm: Những thông tin cơ bản về căn hộ Duplex bạn nên biết
Mô hình 2 trong 1
Như đã nói, căn hộ shophouse sở hữu mô hình 2 trong 1, vừa kinh doanh vừa nhà ở. Nhờ sự đa năng này mà tính thanh khoản của thiết kế này vô cùng cao.
Đặc biệt, sở hữu căn hộ shophouse, người dùng hoàn toàn yên tâm về mặt pháp lý vì mô hình này thường được bàn giao khi đã hoàn thiện.
Về khoản đầu tư, các căn hộ shophouse cũng sẽ có tính ổn định hơn nhiều loại mô hình nhà đất khác, chủ sở hữu dễ dàng cho thuê hoặc mua đi bán lại nhờ các tiện ích đa năng và thiết kế thông minh, hiện đại.
Vị trí đắc địa
Thực tế cho thấy, vị trí căn hộ shophouse đều được quy hoạch và đầu tư xây dựng tại các trục đường, tuyến phố trung tâm hay đô thị mới.
Nhờ vậy mà căn hộ shophouse thường thu hút hàng trăm nhãn hàng nổi tiếng đặt cơ sở kinh doanh. Có thể nói, căn hộ shophouse như ‘gà đẻ trứng vàng’ cho các chủ đầu tư.
Ngoài ra, sở hữu một căn hộ nhà ở shophouse giữa đô thị sầm uất và sôi động là ước muốn của rất nhiều người. Tại đây, chất lượng cuộc sống của con người sẽ được nâng lên một tầm cao mới với hàng trăm tiện tích hiện đại và thông minh.
Tiện ích đa dạng
Tiện ích căn hộ shophouse được mở ra nhằm phục vụ nhu cầu của hai nhóm khách hàng chính đó là cư dân và khách du lịch.
Như vậy, mọi sản phẩm phục vụ cuộc sống người dân sẽ được tích hợp đầy đủ tại đây, điển hình như cafe, quán ăn, mua sắm, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí,…
Giá cả khá cao
Nhờ tiện ích đa dạng và vị trí đắc địa mà giá căn hộ shophouse khá cao, giao động từ 5 – 100 tỷ đồng tùy diện tích và vị trí nhất định.
Bên cạnh đó, số lượng ít ỏi của căn hộ shophouse cũng khiến chúng trở nên ‘có giá’ hơn bao giờ hết. Thông thường, mô hình này chỉ chiếm 2 – 5% tổng sản phẩm của toàn dự án. Vì vậy, muốn sở hữu chúng bạn cần bỏ ra một khoản tiền khá lớn, đồng thời cần nhanh chân để không tuột mất suất mua.
Bạn là người bận rộn? Bạn không có thời gian để sắp xếp, vệ sinh nhà cửa sau thi công? Vậy thì tham khảo ngay dịch vụ tổng vệ sinh nhà cửa của bTaskee. Đội ngũ cộng tác viên chuyên cần và nhanh nhẹn sẽ giúp bạn lấy lại không gian sống xanh – sạch – đẹp chỉ trong nháy mắt.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Ưu và nhược điểm của căn hộ Shophouse
Nhìn chung, căn hộ shophouse có một số ưu và nhược điểm như sau:
Về ưu điểm:
- Nằm tại vị trí ‘vàng’ của cả dự án cũng như khu vực, nơi có địa hình đẹp, thuận tiện đi lại và gần các trung tâm lớn.
- Thiết kế hiện đại, thông minh, 2 trong 1 – vừa kinh doanh, vừa cư trú.
- Tiện ích đa dạng hàng đầu, thoải mái mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí.
- Tính thanh khoản cao, chủ sở hữu có thể cho thuê, mua đi bán lại mà không cần quá lo về việc mất giá. Đặc biệt, mức lợi nhuận thu về lên tới 8 – 12%/năm, vượt xa mức đầu tư chứng khoán hay gửi lãi ngân hàng.
Về nhược điểm:
- Giá thành cao
- Thời hạn sử dụng đất dưới 50 năm hay nói cách khác là giá trị sổ đỏ của các căn hộ shophouse chỉ có thời hạn dưới 50 năm (trong trường hợp là đất dự án của nhà đầu tư)
- Người đầu tư hoàn toàn có thể gặp rủi ro khi đầu tư kinh doanh vào các căn hộ shophouse tại khu vực thưa thớt cư dân, khu tái định cư mới hay khu đô thị quá biệt lập.
Kinh nghiệm chọn mua căn hộ shophouse
Phân tích tính thanh khoản
Thông thường, căn hộ shophouse được đầu tư cho hai mục tiêu chính đó là kinh doanh sinh lời và cư trú. Trước khi quyết định đầu tư mua căn hộ shophouse, bạn cần đánh giá kỹ lưỡng vị trí của căn hộ phù hợp với mục đích sử dụng.
Nếu kinh doanh, căn hộ shophouse cần nằm tại khu trung tâm, có mặt tiền đẹp và mật độ dân số cao. Đồng thời, vị trí cần sát với các trục đường lớn để thuận tiện cho việc đi lại và tiện ích phục vụ cuộc sống của cư dân.
>>> Xem thêm: Căn hộ cao cấp là gì? Lựa chọn căn hộ tiện nghi, sang trọng?
Đánh giá tiềm năng kinh doanh
Đối với căn hộ shophouse, chủ đầu tư cần có ‘con mắt’ đánh giá, nhìn nhận tiềm năng kinh doanh thông qua việc lựa chọn sản phẩm, loại hình kinh doanh phù hợp với đặc điểm cư dân và dự án.
Tùy vào mật độ cư dân và quy mô của dự án mà chủ đầu tư quyết định áp dụng phân khúc của loại hình kinh doanh phù hợp, từ thấp tới cao để đảm bảo lợi nhuận, phòng tránh rủi ro.
Cân nhắc các mặt hạn chế
Trước khi quyết định bỏ một khoản lớn vốn đầu tư vào dự án căn hộ shophouse, chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng, đặc biệt là những mặt hạn chế và rủi ro có thể xảy ra đối với loại mô hình này. Cụ thể:
- Vốn đầu tư lớn: Đa phần căn hộ shophouse có tổng giá trị cao hơn khoảng 20% so với các mô hình khác. Vì vậy, khi chủ đầu tư xác định bỏ vốn lớn cho loại hình này cần tính toán kỹ lưỡng về khả năng sinh lời, xứng đáng với khoản đầu tư đã bỏ ra.
- Thời gian sử dụng đất có thời hạn: Theo quy định, căn hộ shophouse có thời hạn sử dụng không quá 50 năm. Đây cũng là một trong những bất cập của mô hình này, tuy nhiên chủ đầu tư và nhà thầu vẫn có thể làm đơn gia hạn sử dụng nếu có nhu cầu.
- Tiến độ bàn giao: Khác với mô hình mua bán đất nền, căn hộ shophouse chỉ được bàn giao cho chủ sở hữu khi đã hoàn tất xây dựng. Khi nào chưa được bàn giao công trình khi ấy bạn vẫn chưa thể bắt tay vào kinh doanh thu hồi vốn và lợi nhuận.
Vì vậy mà tiến độ xây dựng cũng như thời gian hoàn thành dự án cũng là một trong những yếu tố chủ sở hữu và nhà thầu phải thống nhất rõ ràng trước khi mua bán.
Tìm hiểu kỹ lưỡng giấy tờ, thủ tục pháp lý
Dù ở bất cứ loại hình bất động sản nào, người bán và người mua cần làm rõ các giấy tờ cũng như thủ tục pháp lý trước khi bàn giao để tránh các vấn đề tranh chấp cũng như rủi ro về sau. Trong đó, bạn cần lưu ý một số điều về:
- Giá căn hộ Shophouse
- Biên bản bàn giao công trình, hợp đồng chuyển nhượng đất
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Quy định gia hạn căn hộ Shophouse
- Sơ đồ mặt bằng, sơ đồ căn hộ có số đo rõ ràng
Câu hỏi thường gặp
- Căn hộ shophouse có dễ cho thuê hay không?
Nhìn chung, căn hộ shophouse tương đối dễ dàng cho thuê vì mô hình thường tạo lạc tại các địa điểm trung tâm, sầm uất và có tiềm năng kinh tế.
- Căn hộ Shophouse sẽ bàn giao thô hay sau khi đã hoàn thiện?
Tùy vào từng loại căn hộ shophouse mà điều kiện bàn giao sẽ khác nhau, cụ thể:
– Đối với căn hộ shophouse tại khu đô thị, biệt thự riêng: Nhà thầu sẽ bàn giao sau khi hoàn thiện phần thô phần ngoài. Chủ sở hữu sẽ tự hoàn thiện nội thất bên trong theo thiết kế riêng.
– Đối với căn hộ Shophouse khối đế chung cư: Chủ đầu tư sẽ bàn giao thô hoàn toàn và để khách tự hoàn thiện cả mặt trong và ngoài.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết, trả lời cho câu hỏi căn hộ shophouse là gì? Hy vọng những chia sẻ của bTaskee đã giúp các bạn mở rộng thêm hiểu biết về mô hình mới này.
>>> Xem thêm bài viết:
- Đánh giá ưu và nhược điểm căn hộ officetel
- Tất tần tật những điều cần biết về căn hộ studio
Hình ảnh: Pinterest