Máy giặt là thiết bị hữu ích cho gia đình hỗ trợ các hoạt động giặt giũ diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, cấu tạo máy giặt và nguyên lý hoạt động ra sao? Cùng bTaskee tìm hiểu qua nội dung dưới đây ngay.
Cấu tạo của máy giặt cửa trên và cửa trước
Cấu tạo chung của máy giặt
Vỏ máy giặt
Vỏ máy giặt là bộ phận bên ngoài của máy giặt có chức năng che chắn và bảo vệ các bộ phận bên trong. Nó giúp ngăn chặn các tác nhân từ bên ngoài như bụi bẩn, nước và tác động khác gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác bên trong.
Vỏ máy giặt thường được làm bằng các vật liệu chịu va đập cao như thép không gỉ (inox), nhựa ABS, nhựa PP và kim loại. Để nâng cao khả năng chịu lực, hạn chế ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm và chống ăn mòn giúp kéo dài thời gian sử dụng, những vật liệu trên thường được sử dụng tạo ra vỏ máy giặt.
Ngày nay, ngoài được thiết kế sang trọng, vỏ máy giặt còn được trang bị nhiều tính năng và công nghệ. Chẳng hạn như, nó có thể giúp khử tiếng ồn, giảm rung, tiết kiệm năng lượng và dễ dàng khi sử dụng.
Bộ phận cấp nước vào máy giặt
Bao gồm các bộ phận:
- Van cấp nước máy giặt: Có chức năng tự điều chỉnh lượng nước phù hợp vào máy giặt, để phục vụ cho các hoạt động giặt, có thể tự đóng hoặc mở. Thường được gắn với đường ống nước và được điều khiển qua điện trở trong mạch điều khiển điện tử. Khi máy thông báo cần cung cấp nước, điện trở sẽ phát tín hiệu điện mở van và dẫn nước vào lồng giặt. Lúc này, cảm biến sẽ gửi lại tín hiệu để đóng van, tránh để nước tràn ra ngoài khi thùng giặt chứa đầy nước.
- Ống dẫn nước: Ống nước của máy giặt là bộ phận thiết yếu có vai trò chính là dẫn và thoát nước. Tùy theo vai trò của chúng mà có hai loại ống chính: ống cấp nước và ống thoát nước.
- Khay đựng xà phòng: Thường là nơi để chứa chất tẩy rửa. Tùy vào thiết kế từng loại máy giặt, có thể có vách ngăn để chia khay thành 3 phần, gồm: ngăn chứa bột giặt, ngăn nước giặt, ngăn nước xả. Mỗi loại máy giặt, nhà sản xuất sẽ đưa ra những lời khuyên để lựa chọn sản phẩm giặt tẩy cho phù hợp.
- Lồng giặt: Cấu tạo gồm hai thành phần chính là lồng giặt ngoài (nhựa) và lồng giặt trong (inox không gỉ). Lớp lồng giặt bên ngoài là lớn vỏ bao bọc các thành phần khác bên trong, sử dụng thanh lò xo để liên kết với khung máy giặt. Điều này sẽ hạn chế gây rung lắc khi máy vận hành. Mặt khác, trong quá trình giặt, lớp lồng inox bên trong sẽ được liên kết với trục quay.
Khu vực bộ phận xả nước thải
Van xả nước giặt là bộ phận quan trọng của máy, giúp nước bẩn sau khi hoàn thành quá trình giặt được xả ra ngoài. Nó thường được lắp đặt phía dưới thùng giặt. Bộ phận này bao gồm: lưới lọc thoát nước, bơm xả máy giặt và ống thoát nước.
- Bộ lọc bơm xả: Có nhiệm vụ lọc hết cặn bẩn có trong nước sau khi giặt. Đồng thời, giúp bộ lọc bơm xả tránh gặp tình trạng tắc nghẽn.
- Bơm xả máy giặt: Nước bẩn bên trong máy sẽ được thải ra ngoài sau khi chu trình giặt kết thúc.
Việc bảo trì và vệ sinh van xả máy giặt là rất quan trọng để đảm bảo máy giặt của bạn hoạt động tốt nhất. Để đảm bảo an toàn và hoạt động tốt cho máy giặt, người dùng nên thường xuyên kiểm tra van xả để đảm bảo không bị rò rỉ, tràn nước và thay van mới nếu cần thiết.
Ngoài ra, người dùng nên vệ sinh, khử trùng máy giặt thường xuyên để tránh tình trạng tắc nghẽn và kéo dài tuổi thọ của máy.
Bộ phận giặt
Dưới đây là những bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động của lồng giặt trong quá trình giặt. Bộ phận này đóng vai trò trung tâm, thực hiện các hoạt động khi giặt, bao gồm:
- Lồng giặt: Lồng giặt gồm có 2 bộ phận chính là lồng ngoài và lồng trong. Lồng giặt bên ngoài thường được làm từ nhựa chứng, còn lồng giặt trong thường được thiết kế và chế tạo bằng thép không gỉ.
- Motor máy giặt: Đây là động cơ điện giúp lồng giặt quay tròn khi máy giặt đang trong chu trình giặt và sấy. Để đảm bảo chuyển động quay tốt, bộ phận này được gắn trực tiếp trên thân lồng giặt.
- Nắp máy giặt: Đây là bộ phận được sử dụng để ngăn chặn bụi bẩn và nước. Nó thường được lắp đặt trên phần lồng giặt và làm từ những nguyên vật liệu có thể chịu đựng được các tác động cao từ môi trường như kính cường lực hoặc nhựa ABS. Ngoài ra, ngày nay nhiều nhà sản xuất cũng áp dụng nhiều công nghệ vào sản phẩm và thêm các tính năng mới như khóa an toàn, cảm biến áp lực nước và đèn Led hiển thị trên máy.
- Dây curoa: Dây curoa kết nối giữa động cơ máy và lồng giặt. Là loại đai thường được sử dụng để truyền chuyển động quay từ trục động cơ đến trục quay của lồng giặt.
>> Xem thêm: Máy Giặt Mini Là Gì? Có Nên Mua Không? Loại Nào Tốt? Giá Bao Nhiêu?
Khu vực bảng điều khiển
Đây là bộ phận cho phép người dùng điều khiển hoạt động của máy giặt thông qua các nút bấm và màn hình. Các chức năng cơ bản như chế độ giặt, chu trình giặt, cài đặt thời gian và tốc độ quay.
Thông thường, bảng điều khiển máy giặt thường được đặt ở những nơi dễ nhìn giúp người sử dụng có thể nhanh chóng tiếp cận như ở phía trước hoặc trên máy giặt.
Hiện nay, hầu hết các nhà sản xuất máy giặt đã tích hợp nhiều tính năng thông minh, nhằm mục đích giúp quá trình giặt giũ trở nên đơn giản và nhanh chóng. Ví dụ, tùy chỉnh máy giặt từ xa thông qua kết nối Wifi, điều khiển bằng giọng, màn hình Led hiển thị cảm ứng,…
Đừng quên xuyên vệ sinh và bảo trì máy giặt sớm tìm được lỗi chỗ hư hỏng, khắc phục. Nếu bạn không tự tin với khả năng tự vệ sinh của mình hãy đặt ngay dịch vụ vệ sinh máy giặt bTaskee để các nhân viên chuyên nghiệp đến tận nhà giúp bạn vệ sinh máy nhanh chóng, hiệu quả.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ ngay!
Cấu tạo máy giặt cửa trước (máy giặt lồng ngang)
Bộ phận | Chức năng |
Khay đựng xà phòng | Chứa đựng bột/nước giặt, nước xả cho mỗi lần giặt. Nó làm hòa tan các loại xà phòng với nước, giúp bột giặt không bị đóng cặn và bám thành vệt trên quần áo. |
Cửa máy giặt | Là bộ phận quan trọng của máy giặt, giúp nước và xà phòng không bị rò rỉ ra ngoài trong quá trình giặt. Hạn chế gây hư hỏng đến các bộ phận khác và tiết kiệm chi phí nước cho người dùng. |
Lồng giặt | Với thiết kế lồng tròn lớn cùng chất liệu hợp kim không gỉ hoặc nhựa, giúp quá trình giặt giũ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. |
Bộ lọc nước | Sau khi sử dụng thời gian dài, máy giặt luôn phải hoạt động và xử lý lượng lớn quần áo nên việc bộ lọc bám bẩn là điều hiển nhiên. Chức năng của bộ lọc là ngăn chặn bụi bẩn, xơ vải xâm nhập vào ống thoát nước, gây tắc nghẽn. |
Ống thoát nước | Trong quá trình giặt, ống thoát nước có nhiệm vu giúp nước thoát ra máy giặt sau khi hoàn thành việc giặt hoặc vắt. Bộ phận này thường được kết nối với hệ thống thoát nước của ngôi nhà hoặc ống thoát nước riêng. |
Phích cắm | Cung cấp nguồn điện để máy giặt vận hành khi được gắn vào ổ điện. |
Chân đế | Chân đế hay còn gọi là giá đỡ máy giặt, được lắp đặt dưới máy để tạo giúp tạo khoảng trống giữa sàn và máy giặt. Điều này giúp máy giặt không tiếp xúc trực tiếp với nước, giảm quá trình oxy hóa và tăng độ bền cho thiết bị. |
Động cơ máy giặt | Đây là động cơ điện có nhiệm vụ di chuyển lồng giặt theo chuyển động tròn. Hệ thống bao gồm động cơ, dây đai, bánh răng giúp truyền lực từ động cơ đến thùng chứa nước. |
Phao áp lực | Báo cáo lượng nước trong lồng giặt về bộ điều khiển và giúp bộ điều khiển lựa chọn chế độ và cấp nước cho khối lượng công việc. |
Vỏ máy giặt | Có nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ các thiết bị có bên trong máy giặt. |
Nắp máy giặt | Giúp đóng/mở máy, ngăn ngừa nước bị rò rỉ ra bên ngoài gây hư hỏng nặng nề đến các bộ phận khác. |
Bảng điều khiển | Là nơi giúp bạn điều khiển các chức năng và lựa chọn chu trình giặt mong muốn. Bảng điều khiển có thể là nút ấn, núm vặn hoặc cảm ứng, tùy theo thiết kế của hãng giặt. |
Van cấp nước máy giặt | Tự động đóng/mở, cung cấp nguồn nước cho lồng giặt. |
Van xả nước máy giặt | Giúp xả nước bẩn sau mỗi chu trình giặt, vắt. |
Mâm máy giặt | Bộ phận nằm ở dưới đáy thùng, dưới lồng máy giặt có nhiệm vụ quay và vệ sinh sạch sẽ quần áo bẩn. |
Bo mạch | Vận hành máy giặt theo chương trình được chọn như giặt, xả, vắt. |
Thụt đỡ lồng giặt | Giúp giảm thiểu rung lắc và tiếng ồn khi máy đang vận hành. |
Công tắc cửa giặt | Có chức năng đóng chặt cửa máy khi đang hoạt động nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng. |
>> Xem thêm: Tổng Hợp 20+ Mẫu Thiết Kế Tủ Máy Giặt Ban Công Đẹp Nhất
Cấu tạo máy giặt cửa trên (máy giặt lồng đứng)
Bộ phận | Chức năng |
Khay đựng xà phòng | Là nơi đặt chất tẩy, chất làm mềm, hoặc chất tẩy ổn định để máy giặt tự động nạp chúng vào quá trình giặt. |
Cửa máy giặt | Đảm bảo an toàn cho người dùng và hoạt động vận hành của máy, giúp ngăn chặn rò rỉ nước ra ngoài. |
Lồng giặt | Là nơi để quần áo giặt. Nó có thể quay tròn trong quá trình giặt để đảm bảo quần áo được ngâm đều trong nước và chất tẩy. |
Bộ lọc nước | Giúp loại bỏ các bụi bẩn từ nước cấp vào máy, để bảo vệ các bộ phận khác của máy giặt khỏi bị tắc nghẽn. |
Ống thoát nước | Có nhiệm vụ đưa nước dơ ra khỏi máy giặt sau khi quá trình giặt kết thúc. |
Phích cắm | Là phần kết nối máy giặt với nguồn cung cấp điện. |
Chân đế | Chân đế là phần dưới cùng của máy giặt và chức năng chính của nó là nâng máy giặt lên khỏi mặt đất, tạo khoảng cách để dễ dàng di chuyển và bảo vệ máy khỏi tiếp xúc với nước và bụi bẩn. |
Động cơ máy giặt | Tạo ra sự chuyển động trong máy giặt bằng cách quay lồng giặt và thực hiện các chức năng giặt khác. |
Phao áp lực | Là bộ phận cảm biến áp lực nước trong máy giặt. Nó kiểm soát lượng nước được nạp vào máy và đảm bảo rằng máy không bị tràn nước. |
Vỏ máy giặt | Vỏ máy giặt là thành phần bên ngoài của máy giặt, bao bọc và bảo vệ các bộ phận bên trong. |
Nắp máy giặt | Bảo vệ quần áo và chất tẩy rửa khỏi bị bắn tung tóe trong quá trình giặt. |
Bảng điều khiển | Mọi hoạt động của máy giặt đều được điều khiển bởi chương trình điều khiển được nạp vào chip điều khiển. |
Van cấp nước máy giặt | Van cấp nước kiểm soát lưu lượng nước vào máy giặt. |
Van xả nước máy giặt | Van xả nước điều khiển quá trình xả nước dơ ra khỏi máy giặt sau khi quá trình giặt hoàn thành. |
Mâm máy giặt | Là bộ phận tạo chuyển động cho quần áo trong nước giặt để loại bỏ bẩn bám trên chúng. |
Bo mạch | Bo mạch nhận tín hiệu từ bảng điều khiển và các cảm biến khác, sau đó điều khiển motor, van nước và các bộ phận khác để thực hiện các chức năng giặt theo chương trình đã chọn. |
Thụt đỡ lồng giặt | Các bộ phận cơ học được gắn vào lồng giặt để giảm sốc và rung động trong quá trình giặt. Chúng giúp giảm tiếng ồn và bảo vệ máy giặt khỏi hỏng hóc do rung động mạnh. |
Công tắc cửa giặt | Đảm bảo rằng cửa máy giặt chỉ mở khi quá trình giặt hoàn thành và không còn nước trong máy.Nếu cửa máy giặt được mở trong quá trình giặt, công tắc này sẽ ngắt nguồn điện và ngăn chương trình giặt tiếp tục cho đến khi cửa được đóng lại. |
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy giặt chi tiết nhất
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy giặt rất phức tạp nhưng bạn có thể hiểu rõ phương thức hoạt động của máy giặt, sau khi tham khảo qua mô tả:
- Trước khi tiến hành quá trình giặt, bạn cần phân loại các loại quần áo theo chất liệu và màu sắc. Đổ một lượng nước/bột giặt (tùy loại máy) phù hợp với khối lượng đồ giặt vào khay chứa xà phòng.
- Tiếp đó, đóng nắp máy giặt lại. Khi này, để đo lượng đồ giặt có trong thùng giặt, máy sẽ chạy và đảo 2 chiều. Điều này, sẽ giúp máy giặt đưa ra chính xác lượng nước cần dùng cho trọng lượng đồ giặt và máy.
- Sau khi máy giặt hoàn tất, bo mạch điện sẽ cấp nguồn cho van. Lúc này, nước chảy qua van và dẫn nước vào lồng giặt.
- Nếu lượng nước cung cấp cho lồng giặt đủ, phù hợp với mực nước ban đầu, lồng giặt sẽ tự động cân bằng. Phao áp suất (phao áp lực) báo cáo cho bo mạch, sau đó bo mạch sẽ ngừng cấp nguồn cho van.
- Khi đó, nguồn điện sẽ được cấp cho động cơ quay và chu trình giặt khi đó sẽ được bắt đầu.
- Khi quá trình giặt kết thúc, động cơ máy giặt sẽ ngừng quay. Máy giặt sẽ chuyển sang chế độ xả theo đúng thời điểm được thiết lập sẵn trên bo mạch.
- Tại thời điểm này, bo mạch cấp điện cho van xả, van này được kéo ra để cho nước thoát ra ngoài. Sau khi xả hết nước, phao đo mực nước sẽ báo cáo cho bo mạch. Lúc này, để bo mạch tiếp tục cấp nguồn cho động cơ máy giặt quay theo 1 hướng.
- Sau lần vắt đầu tiên, quay lại chế độ cấp nước và giặt lại. Sau khi giặt, máy giặt sẽ vắt nước lần cuối để hoàn tất chu trình giặt. Lúc này, có thể mở máy và lấy đồ giặt ra để phơi khô.
Như vậy, nội dung trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về cấu tạo máy giặt, nguyên lý hoạt động và các thông tin khác. Hy vọng, những thông tin này giúp bạn hiểu hơn về máy giặt và luôn giữ được độ bền khi sử dụng.
>>> Xem thêm các nội dung khác:
- Chế Độ Wash Trong Máy Giặt Là Gì? Cách Sử Dụng Hiệu Quả
- Drain Trong Máy Giặt Là Gì? Khi Nào Dùng Chế Độ Drain?
- Chế Độ Tub Clean Máy Giặt LG: Chức Năng Và Cách Sử Dụng
Hình ảnh: dienmayxanh, hc.com.vn, Pinterest