Cây bàng Đài Loan mang biểu tượng của sức sống bền vững. Đây là loài cây dễ chăm sóc, tán lá đẹp, vừa có thể che mát vừa giúp lọc bụi bẩn cho không khí tươi mát, trong lành. Cùng bTaskee tìm hiểu thông tin về bàng Đài Loan ngay nhé!
Cây bàng Đài Loan là cây gì? Thông tin về cây bàng Đài Loan
Nguồn gốc của cây bàng Đài Loan
Cây bàng Đài Loan với tên gọi tiếng Anh là Madagascar almond có nguồn gốc từ cộng hòa Madagascar – Một quốc đảo tại Ấn Độ Dương. Loài cây này được nhân giống ở nhiều khu vực châu Á, nhất là Đài Loan, do đó được gọi là bàng Đài Loan.
Ngoài ra, loài cây này còn có tên gọi khác như bàng Đài Loan, bàng lá nhỏ hoặc bàng cuba. Ở Việt Nam, chúng được trồng phổ biến tại công viên, đường phố, sân trường hoặc dùng để tạo không gian xanh cho các quán cà phê, nhà hàng, thậm chí là làm cây cảnh trong nhà.
Ý nghĩa phong thủy của cây bàng Đài Loan
Cây bàng Đài Loan là loại cây công trình. Cây là biểu tượng của sự ngay thẳng và chính trực. Chúng thể hiện sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên vượt qua sóng gió cuộc đời.
Trồng loài cây này giúp bạn tạo không khí trong lành, hạnh phúc cho không gian thêm sức sống và sinh động hơn. Tuy nhiên, bạn không nên trồng cây bàng Đài Loan trước nhà vì khi cành tán lớn, chúng có thể che đi sinh khí, làm cản trở nguồn năng lượng tích cực hay tài lộc vào nhà.
Đặc điểm của cây bàng Đài Loan
Tên gọi chung | Bàng Đài Loan |
Tên thực vật | Terminalia mantaly |
Họ thực vật | Combretaceae |
Loại cây | Cây lâu năm |
Kích thước trưởng thành | 10 – 20m |
Ánh sáng | Cây ưa sáng |
Thời gian nở hoa | Mùa hè hoặc đông |
Màu hoa | Trắng xanh |
Nguồn gốc | Đảo quốc Madagascar (châu Phi) |
Hoa | Hoa lưỡng tính, mọc thành cụm, mỗi cụm dài 4 – 5 cm mọc từ nách của lá |
Lá | Lá đơn, mọc tập trung ở đầu cành. Phiến lá dài từ 5 – 7cm hình mũi giác ngược và đuôi lá nhọn men cuống |
Quả | Hình bầu dục không có cánh rõ ràng, chiều dài khoảng 1,5 cm |
Những loại cây bàng Đài Loan phổ biến
Hiện nay có 2 loại bàng Đài Loan phổ biến được yêu thích là bàng Đài Loan lá xanh và bàng Đài Loan cẩm thạch. Cả 2 loại cây điều có đặc điểm hình thái cũng như sinh trưởng giống nhau và chỉ khác nhau về màu sắc.
Công dụng của bàng Đài Loan
Cây bàng Đài Loan thuộc loại cây công trình, được trồng thêm thẩm mỹ cho cảnh quan sân vườn. Dưới đây là 3 công dụng chính của loài cây này:
- Làm bóng mát và trang trí: Cây bàng lá nhỏ là loài cây cảnh quan được chọn trồng phổ biến hiện nay. Với dáng cây cao, tán lá to, đẹp, chúng thích hợp trồng ở những khu đô thị, công trình công cộng, đường phố hoặc sân vườn biệt thự,… giúp tạo không khí trong lành và tươi mới.
- Làm thuốc trị bệnh: Cây bàng Đài Loan có thể được sử dụng để điều chế thuốc trị bệnh. Gỗ và vỏ của loại cây này chứa những thành phần quan trọng trong các bài thuốc giúp chữa kiết lị.
- Làm thuốc nhuộm và đồ gỗ nội thất: Gỗ và vỏ bàng Đài Loan có thể dùng làm nguyên liệu chế biến thuốc nhuộm vải. Ngoài ra, thân gỗ của cây cũng được ưa chuộng trong việc chế biến các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ. Những sản phẩm làm từ gỗ cây bàng này thường khá bền và có tính thẩm mỹ cao.
Cách chăm sóc bàng Đài Loan
Ánh sáng
Cây bàng Đài Loan có thể thích nghi được với vị trí trồng có nhiều ánh sáng và nơi bóng râm. Do đó, bạn có thể trồng cây ở nhiều không gian, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo được ánh sáng mặt trời không bị che khuất quá ¾. Trồng ở nơi càng nhiều nắng, lá cây sẽ càng đậm màu và phát triển nhanh hơn.
Đất
Mặc dù bàng Đài Loan không kén đất trồng nhưng bạn vẫn nên lựa chọn loại đất giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt và tơi xốp để cây phát triển. Lưu ý không được trồng cây trong đất mặn vì ở môi trường mặn, cây sẽ chết.
Nước
Cây bàng lá nhỏ cần một lượng nước vừa đủ. Khi mới trồng, bạn cần tưới thường xuyên cho cây từ 3 – 4 ngày/lần, mỗi lần từ 3 – 4 lít nước. Khi cây trưởng thành, bạn không nên tưới quá nhiều nước và không tưới những lúc có nắng gắt. Thời điểm thích hợp nhất để bạn tưới nước là vào sáng sớm lúc 5 – 9 giờ hoặc chiều muộn từ 18 giờ.
Nhiệt độ và độ ẩm
Bàng Đài Loan chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu lạnh và nóng tốt. Do đó loài cây này phù hợp với đặc tính nhiệt độ ở Việt Nam. Ngoài ra, bàng Đài Loan cũng là loài cây ưa ẩm trung bình.
>> Xem thêm: Cây Vạn Lộc Thủy Sinh: Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Chuẩn
Phân bón
Vì bàng Đài Loan không đòi hỏi quá nhiều chất dinh dưỡng nên một năm bạn nên dùng phân NPK để bón xung quanh gốc cây 2 lần là đủ. Khi bón, bạn nên xới nhẹ đất quanh gốc trước, lưu ý không bón phân vào gần gốc cây, sau khi bón nhớ tưới một lượng nước cho cây.
Cách trồng bàng Đài Loan
Dưới đây là cách trồng cây bàng Đài Loan chi tiết, đơn giản:
- Bước 1: Chuẩn bị cây giống chắc, khỏe mạnh và không bị sâu bệnh.
- Bước 2: Hố trồng cây nên có kích thước lớn hơn từ 15 – 20cm so với kích thước bầu cây. Trước khi trồng, bạn cần bón lót vào hố với hỗn hợp phân hữu cơ như tro trấu, phân bò và xơ dừa đã được ủ mục.
- Bước 3: Nhẹ nhàng đặt cây giống vào giữa hỗ, dùng lưới bạt hoặc bao tải để bó bầu lại khi đã cắt dây buộc bầu.
- Bước 4: Nắn cho cây thẳng, tán cây cân đối xong thì đóng cọc chống cây. Dùng 3 cọc cho 1 cây và nên dùng cành tươi để làm cọc.
- Bước 5: Rải một lớp phân hữu cơ lên phía trên bầu đất rồi lấp đất. Đất được lấp tới đâu thì nện chặt tới đó.
- Bước 6: Khi trồng xong, bạn nên tưới vừa đủ một lượng nước xung quanh gốc cây.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc
Để cây bàng Đài Loan phát triển khỏe mạnh và tươi tốt, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Chọn bầu cây khỏe, thẳng, không bị sâu bệnh.
- Khi trồng không được làm bể bầu hay rễ cây bị đứt hoặc bị bung tung ra khỏi đất.
- Bón phân với lượng vừa phải khoảng từ 3 – 5kg/cây khi trồng, lượng này còn tùy thuộc vào kích cỡ và hố trồng bầu cây.
- Khi mới trồng, bạn không nên tưới quá nhiều nước vì rễ cây sẽ mệt, dễ bị úng nước và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
- Nên làm vệ sinh và quan sát cây thường xuyên để phòng trừ cũng như phát hiện bệnh kịp thời.
- Nên tỉa cắt cành hoặc những chồi mọc không thích hợp để phòng trừ sâu và bệnh gây hại.
- Cần tìm hiểu loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trước khi phun lên cây.
Cách cắt tỉa
Bạn có thể sử dụng kéo hoặc cưa để cắt tỉa đi những cành hoặc chồi cây mọc không thích hợp. Bạn có thể loại bỏ những cành chồi non khi mọc quá nhiều hoặc tạo hình theo yêu cầu mỹ quan riêng của mình. Đặc biệt, bạn cần phải loại bỏ đi những cá, cành hay chồi bị bệnh để tránh lan rộng ra toàn cây.
>> Xem thêm: Cách Trồng Hoa Giấy Trong Chậu Đơn Giản Tại Nhà
Cách nhân giống
Hiện nay, có 2 phương pháp để nhân giống cây bàng Đài Loan phổ biến như sau:
- Phương pháp gieo hạt: Phương pháp này được dùng nhiều hơn vì không phải thu hoạch quả sau này. Ngoài ra, phương pháp này cũng cho ra số lượng cây trồng nhiều hơn với những kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Bạn nên chọn các quả khỏe, chắc, không bị sâu bệnh, lấy từ cây mẹ có từ 8 – 10 năm tuổi.
- Phương pháp chiết cành: Đối với phương pháp này, bạn nên chọn cành từ cây giống thẳng với màu xanh đẹp mắt có chiều cao từ 40 – 60cm. Lưu ý cây giống không bị sâu bệnh, lá xanh không bị úa hay bị nổi gân vàng, có bộ rễ màu vàng nhạt hoặc trắng khỏe khoắn.
Các bệnh thường gặp
Mặc dù cây bàng Đài Loan có khả năng chống chịu những loại sâu bệnh tốt, nhưng cũng sẽ bị phá hoại nếu như không được chăm sóc. Dưới đây là một số bệnh thường gặp khi trồng loại cây bàng này:
- Sâu róm và bọ nẹt: Để phòng loại sâu và bọ này, bạn nên cắt tỉa, giữ vệ sinh cho cây. Dùng găng tay và đồ bảo hộ bắt và loại bỏ sâu bọ, lưu ý loại bỏ đi các cành lá có trứng sâu đẻ để tránh trứng phát triển và nở ra con mới. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu an toàn để phun lên cây.
- Bệnh thối rễ khiến cây bị nhiễm nấm: Khi nhiễm bệnh, lá cây bị nhiều đốm nâu, rụng dần và rễ sẽ bị mục thối. Để phòng trừ loại bệnh này, bạn nên quan sát và kiểm tra cây thường xuyên. Nếu có dấu hiệu bệnh, bạn cần loại bỏ những lá nấm và rễ bị thối đi ngay. Sau đó điều chỉnh độ ẩm, chọn đất tơi xốp và thoát nước tốt để trồng lại. Ngoài ra, cần bón và tưới cho cây những loại thuốc giúp kích thích mọc rễ.
- Sâu đục thân: Nếu cây bị sâu non đục thân thì bạn cần cắt bỏ đi cành héo. Nếu như sâu đục thân đã thành xén tóc trưởng thành thì cần bắt và tiêu diệt ngay lập tức. Khi cây đã bị sâu đục thân nặng, bạn cần dùng thuốc chứa chất Rotenone hoặc Cypermethrin, Abamectin, Sherpa với nồng độ cao để bơm vào vết sâu đục. Bạn nên vệ sinh vườn sạch sẽ kết hợp quét vôi ở gốc cây định kỳ để phòng trừ bệnh.
- Cây bị nhiễm khuẩn: Khi nhiễm bệnh, lá cây thường xuất hiện đốm nâu và dần chuyển sang màu vàng. Sau đó cây bị rụng lá nhiều và lan rộng nhanh. Vi khuẩn thường tán công vào những lá non. Bệnh này khó có thể nhận biết, do đó bạn cần chú ý cung cấp đủ ánh sáng cũng như vệ sinh phòng bệnh thường xuyên cho cây. Khi phát hiện bệnh, cần loại bỏ ngay các lá nhiễm khuẩn. Bạn có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật để phối hợp trị bệnh cho cây.
- Cây bị côn trùng tấn công: Cây bàng Đài Loan thường bị các loại côn trùng như nhện đỏ, sâu róm, bọ rầy,… tấn công. Để khắc phục, bạn nên dùng dầu neem pha theo hướng dẫn từ nhà sản xuất để phu lên cây. Lưu ý nhớ phun cả ở dưới mặt lá và những đốt thân cây giữa các lá tránh trứng côn trùng còn sót lại.
Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây bàng Đài Loan
Câu hỏi thường gặp
- Bàng Đài Loan trồng ở trong nhà được không?
Bàng Đài Loan là cây bóng mát nên đây không phải là chọn lựa tốt để trồng trong nhà. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể trông loài cây này trong nhà nhưng cần đảm bảo điều kiện ánh sáng, nguồn nước cũng như nhiệt độ và độ ẩm để cây phát triển.
- Có nên trồng bàng Đài Loan ở trước nhà không?
Không nên trồng cây bàng Đài Loan ở trước nhà vì cây có tán lớn sẽ che mất đi sinh khí cũng như năng lượng tích cực tràn vào nhà. Bạn nên chọn những không gian sân vườn rộng để trồng cây bàng lá nhỏ thanh lọc không khí nhé.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cây bàng Đài Loan – Một loài cây được trồng phổ biến và đem lại vẻ đẹp mỹ quan tuyệt vời cho không gian. Với những chia sẻ hữu ích vừa rồi, bTaskee hy vọng bạn sẽ trồng được những cây bàng lá nhỏ tươi tốt giúp mang lại không khí tươi mát, trong lành hơn.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- 10+ Cây Trồng Trong Nhà Không Cần Ánh Sáng Phổ Biến
- Cây Sống Đời: Công Dụng – Hợp Mệnh Nào – Cách Trồng
- Cây Đô La Tốt Cho Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Cho Cây
Hình ảnh: Pinterest