Trồng cây Cẩm Thạch để trang trí sân vườn, phòng khách là trào lưu không còn xa lạ gì với giới chơi cây cảnh. Hãy cùng bTaskee khám phá chi tiết thông tin về cây Cẩm Thạch để hiểu lý do tại sao loại cây này lại được ưa chuộng đến vậy nhé!
Giới thiệu về cây Cẩm Thạch
Tên thường gọi | Cây Cẩm Thạch |
Tên gọi khác | Cây Dệu Bò Vằn |
Tên khoa học | Alternanthera tenella |
Họ | Amaranthaceae |
Nguồn gốc xuất xứ | Brazil |
Nguồn gốc và phân bố của cây Cẩm Thạch
Cây Cẩm Thạch còn được biết đến với cái tên cây Dệu Bò Vằn, là một giống cây cỏ, bụi nhỏ thuộc họ Dền – Amaranthaceae.
Loài thực vật bày có nguồn gốc từ đất nước Brazil và được du nhập đến nhiều vùng đất trên thế giới, từ châu Mỹ qua châu Âu, châu Phi sang tới châu Á, trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm hình thái và màu sắc của cây Cẩm Thạch
Cẩm Thạch là loại cây thân cỏ ưa ẩm, chịu úng kém, phát triển rất nhanh. Cây mọc thành bụi, phân nhánh nhiều với chiều cao trung bình từ 10 – 30cm. Lá Cẩm Thạch dày, thô, dạng hình trứng và có xu hướng tròn bầu ở đầu lá, khi sờ tay vào lá sẽ có cảm giác sần sùi.
Cây Cẩm Thạch nổi bật với phần lá mọc nhiều, gồm 2 màu xanh và trắng loang lổ ở viền trông cực kỳ độc đáo, bắt mắt. Lá cây xanh bóng quanh năm, sinh trưởng mạnh nên cực hợp để trồng làm cảnh.
Loại thực vật này thường ra hoa vào khoảng độ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Hoa Cẩm Thạch mọc thành cụm nhỏ, có màu trắng ở đầu. Mỗi bông hoa có dạng hình chuông, cánh mỏng cùng sắc tím mộng mơ. Khi hoa tàn, cây sẽ đậu quả.
>> Xem thêm: Đặc điểm và ý nghĩa cây kim ngân lượng trong phong thủy.
Ý nghĩa cây Cẩm Thạch
Công dụng của cây Cẩm Thạch
Cẩm Thạch là loại cây lá màu thường được trồng để làm cây kiểng (cảnh) nội, ngoại thất. Chúng thường được trồng trong các bồn hoa ngoài trời, tạo khối cảnh quan cho khuôn viên, vườn hoa công cộng, khu vui chơi, khu du lịch. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng trong chậu đứng, chậu treo để trưng trong nhà.
Ngoài ra, Dệu Bò Vằn còn được trồng với mục đích để thanh lọc không khí. Loài này có thể hút các chất độc hại, làm sạch bụi bẩn, giúp cho không gian trở nên trong lành và mát mẻ hơn.
Nếu bạn không có thời gian vệ sinh không gian sống mỗi ngày vì công việc bận rộn thì tham khảo ngay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee. Các Chị Ong sẽ nhanh chóng có mặt và vệ sinh nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Ý nghĩa phong thuỷ
Xét về mặt phong thuỷ, Cẩm Thạch mang đến điềm lành, hút tài lộc, may mắn cho gia chủ. Đây cũng là lý do mà nhiều người thường chọn Cẩm Thạch để làm quà tặng cho bạn bè, đối tác để cầu chúc những điều tốt lành.
Nếu bạn thắc mắc cây Cẩm Thạch hợp mệnh gì thì đáp án là mệnh Kim, Thuỷ và Mộc. Gia chủ mang các mệnh này trồng cây Cẩm Thạch sẽ có bản mệnh vững vàng, gặp nhiều điều may, sự nghiệp ổn định và tình cảm gia đình thêm bền chặt.
Cách trồng và chăm sóc cây Cẩm Thạch
Đất trồng
Cẩm Thạch sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Để cây phát triển khỏe mạnh, khi chuẩn bị đất trồng cây bạn nên trộn chung với một ít mùn cưa, xơ dừa, phân hữu cơ hoặc phân chuồng để cung cấp dinh dưỡng, tăng độ tơi xốp và thoát nước tốt.
Ngoài ra, Dệu Bò Vằn là loài chịu úng kém nên nếu trồng trong chậu thì bạn cần chọn loại có lỗ thoát nước dưới đáy để tránh ngập úng.
Nhân giống
Hiện nay, có thể nhân giống Cẩm Thạch bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó nhanh và hiệu quả nhất vẫn là phương pháp giâm cành. Cách giâm cành Dệu Bò Vằn được thực hiện qua các bước như sau:
- Bước 1: Chọn cây mẹ có cành mập mạp, có từ 2 – 3 cặp lá.
- Bước 2: Dùng lưỡi dao sắc cắt các cành thành từng đoạn dài từ 10 – 15cm.
- Bước 3: Nhúng cành vừa cắt vào dung dịch kích rễ.
- Bước 4: Giâm cành vào trong đất và tưới nước định kỳ để cấp ẩm. Sau khoảng 2 tuần cành Cẩm Thạch sẽ bén rễ.
Tưới nước
Khi cây con còn nhỏ, bạn chỉ nên tưới nước 1 lần/ vào buổi sáng sớm. Đối với cây Cẩm Thạch trưởng thành, tần suất tưới cây từ 2 – 3 lần/tuần. Đặc biệt, với những cây trồng trong nhà thì chỉ nên tưới nước 1 lần/tuần.
Chú ý: Cẩm Thạch là loài chịu úng kém nên bạn không nên tưới quá nhiều nước cho cây, trán gây ngập úng, thối rễ.
Ánh sáng
Cẩm Thạch thuộc nhóm cây ưa sáng và có thể phát triển tốt trong điều kiện bóng bán phần. Do đó, bạn nên đặt chậu cây ở những nơi có ánh sáng nhẹ như sân hiên, cửa sổ, ban công, giếng trời, sân vườn.
Nếu cây đặt trong nhà thì mỗi tuần bạn nên đưa cây ra ngoài trời khoảng 45 – 60 phút để cây tiếp xúc ánh nắng và quang hợp.
Dinh dưỡng
Theo đánh giá, nhu cầu phân bón của cây Cẩm Thạch không cao. Vậy nên, bạn chỉ cần bón bổ sung phân đạm NPK khoảng 3 – 4 tháng/lần. Trước khi cây trổ hoa, bạn cũng có thể bón thúc một lượng vừa đủ để hoa nở nhiều, màu sắc đậm hơn.
Phòng trừ sâu bệnh
Dệu Bò Vằn là loài khỏe mạnh và ít gặp sâu bệnh phá hoại, thỉnh thoảng mới gặp tình trạng bị sâu và ốc sên ăn lá. Nếu cây gặp tình trạng này, bạn cần quan sát thường xuyên và loại bỏ chúng.
>> Xem thêm: Mách bạn cách trang trí cầu thang bằng cây xanh trong nhà hợp phong thủy.
Câu hỏi thường gặp
- Đâu là các giống Cẩm Thạch đẹp và phổ biến nhất hiện nay?
– Cây Cẩm Thạch vàng.
– Cây Cẩm Thạch đỏ.
– Cây Cẩm Thạch xanh.
– Cây Cẩm Thạch đổi màu (xanh, đỏ, vàng).
– Cây Cẩm thạch dây.
– Cây Cẩm Thạch thân gỗ. - Quả cây Cẩm Thạch có ăn được không?
Không. Tuy là một loại cây không có độc nhưng quả cây Cẩm Thạch không có nhiều giá trị về dinh dưỡng nên bạn không nên ăn loại quả này.
Trên đây, bTaskee đã cùng bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết về nguồn gốc, đặc điểm hình thái, công dụng, ý nghĩa và cách chăm sóc cây Cẩm Thạch. Với sức sống bền bỉ, sắc xanh tươi mát lại rất dễ trồng thì không có lý do gì để bạn có thể từ chối sự góp mặt của loại cây này trong bộ sưu tập cây cảnh nhà mình.
>>> Xem thêm nội dung liên quan:
- Tổng hợp cây trồng trong nước dễ chăm sóc trong nhà
- Tổng hợp các giống cây thủy sinh giá rẻ, có ý nghĩa phong thủy
Hình ảnh: Pinterest