Cây Cau Cảnh: Công Dụng, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cây cau
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Chắc hẳn chúng ta đều đã quá quen thuộc với hình ảnh cây cau ở làng quê Việt Nam. Vậy bạn đã biết về cây cau lùn – loại cau đặc biệt thường được trồng làm cây cảnh phong thủy chưa? Cùng bTaskee tìm hiểu “tất tần tật” thông tin về loài cây này trong nội dung dưới đây nhé!

Cây cau là cây gì? Thông tin về cây cau

Nguồn gốc của cây cau

Cây cau là loài cây có nguồn gốc từ Madagascar. Cho đến nay, đây là loài cây rất phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam ta, không khó để bắt gặp hình ảnh cau được trồng làm cây cảnh trong và ngoài khuôn viên nhà ở.

Cau là loài cây cảnh phổ biến.
Cau là loài cây cảnh phổ biến.

Ý nghĩa phong thủy của cây cau

Cau cảnh có dáng thẳng đứng vươn cao, tán cây xòe rộng sum suê xanh tốt. Vì vậy, cây là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, đem lại nguồn năng lượng tích cực với nhiều may mắn cho gia chủ.

Từ xưa đến nay, cau cảnh đã được chọn làm một trong những loại cây quan trọng trong lĩnh vực phong thủy sân vườn. Khi được trồng ở vị trí trước nhà, cau có vai trò như một “khiên chắn” tâm linh ngăn cản những nguồn năng lượng xấu. Từ đó bảo vệ sự bình yên cho cả ngôi nhà.

Cây cau mang lại nguồn năng lượng tích cực.
Cây cau mang lại nguồn năng lượng tích cực.

Đặc điểm của cây cau

Sau đây là bảng thông tin tổng quan về cây cau cảnh:

Tên gọi chungCây cau cảnh, cây cau lùn, cau kiểng vàng
Tên thực vậtDypsis lutescens
Họ thực vậtHọ Cau (Arecaceae)
Loại câyCây lâu năm 
Kích thước trưởng thànhCao 3 – 9m, tán rộng 3 – 6m (Ngoài trời)Cao khoảng >2m (Trong nhà)
Ánh sángCây ưa sáng
Thời gian nở hoaMùa hè
Màu hoaVàng nhạt
Nguồn gốcMadagascar

Những loại cây cau phổ biến

Về phân loại, cau cảnh có một số loại phổ biến như sau:

  • Cau lùn: Cách nhận biết cây cau lùn đó là dựa vào các đặc điểm như thân cây thấp, to mập mạp, mọc thẳng, lá và thân xanh mướt. 
  • Cau Tiểu Trâm: Loại cau thân nhỏ, mảnh mai, mọc thành bụi. Cau Tiểu Trâm thường được dùng làm cây cảnh nhỏ trang trí bàn làm việc, bàn tiếp khách, kệ sách…
  • Cây cau Nhật: Loại cau có kích thước từ nhỏ đến trung bình, gồm nhiều thân mọc thành cụm từ gốc, không phân nhánh.
  • Cây cau vua: Loại cau mọc đơn, thân cây to khỏe, mọc thẳng đứng, thon dần về vía ngọn. Dáng cây cau vua mang lại cảm giác uy nghi, bề thế và sang trọng.
  • Cây cau đỏ: Loại cau thường mọc thành bụi to tròn. Thân cây có màu đỏ nổi bật lạ mắt, tạo sự tương phản với màu lá cây xanh mướt tạo nên vẻ đẹp cuốn hút và độc đáo. 
Cau Tiểu Trâm thường dùng làm cây trang trí để bàn.
Cau Tiểu Trâm thường dùng làm cây trang trí để bàn.

Công dụng của cây cau

Cau cảnh là loài cây trang trí có thể đặt trong đa dạng không gian, phù hợp đồng thời cả khu vực nội thất và ngoại thất. Với dáng vẻ khỏe mạnh và màu sắc xanh tươi, cây mang lại vẻ đẹp đầy sức sống cho không gian sống của bạn.

Cây cau còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi có thể thanh lọc, cấp ẩm và điều hòa nhiệt độ không khí. Ngoài ra, cây còn có khả năng giảm thiểu tác động của tia tử ngoại phát ra từ các thiết bị điện tử. Từ đó góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe cho con người.

Xét về mặt phong thủy, cau có thể đẩy lùi nguồn năng lượng xấu và đem lại vượng khí cho ngôi nhà. Đặt cây ở vị trí phù hợp sẽ giúp gia chủ có được sự bình yên, ổn định và thu hút được nhiều vận may.

Cây cau mang lại vẻ đẹp đầy sức sống.
Cây cau mang lại vẻ đẹp đầy sức sống.

Cách chăm sóc cây cau cảnh

Ánh sáng

Cau là loài cây ưa nắng toàn phần nên cần có nhiều ánh sáng để sinh trưởng. Bạn nên để cây có thể nhận được ánh nắng mặt trời khoảng 5 – 6 tiếng/ngày. Ngoài ra, không nên để cây dưới nắng gắt quá lâu dễ gây khô héo và cháy lá. 

Trường hợp trồng cây trong nhà, bạn hãy đặt cây tại các vị trí như gần cửa sổ, ban công, cửa kính… để cây nhận được đủ ánh sáng cần thiết. 

Cau cảnh cần nhiều ánh nắng để phát triển.
Cau cảnh cần nhiều ánh nắng để phát triển.

Đất

Là loài cây có bộ rễ lớn, đất trồng cau cảnh nên giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt. Bạn có thể trộn thêm tro trấu, xơ dừa để đất giữ ẩm và tăng khả năng thoát nước cho cây. 

Đất trồng cau nên tơi xốp và giàu dinh dưỡng.
Đất trồng cau nên tơi xốp và giàu dinh dưỡng.

>> Xem thêm: 10+ Cây Trồng Trong Nhà Không Cần Ánh Sáng Phổ Biến

Nước

Khi trồng cau cảnh, bạn hãy giữ cho đất luôn trong trạng thái ẩm vừa đủ. Không nên tưới quá nhiều làm ngập úng gây chết cây. Với cây cau trồng trong nhà, để lá cây bóng đẹp và xanh tươi hơn, bạn có thể kết hợp tưới phun sương cho phần lá.

Tưới nước và giữ cho đất ẩm vừa đủ.
Tưới nước và giữ cho đất ẩm vừa đủ.

Nhiệt độ và độ ẩm cho cây cau

Cau cảnh phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 18 – 24°C. Nếu trồng trong nhà, nên đặt cây gần các vị trí thông gió, thoáng mát. Không nên đặt cây ở vị trí sát điều hòa hoặc máy sưởi.

Về độ ẩm, cau có thể thích nghi với độ ẩm trong điều kiện thông thường. Khi thời tiết chuyển mùa hanh khô, bạn có thể cấp ẩm bằng cách phun sương để cây luôn trong trạng thái đẹp nhất.

Cấp ẩm để cây luôn xanh tươi đầy sức sống.
Cấp ẩm để cây luôn xanh tươi đầy sức sống.

Phân bón

Để cây phát triển khỏe mạnh hơn, bạn hãy bón phân hữu cơ cho cây với tần suất 2 – 3 tháng/lần. Thời điểm bón phân tốt nhất là từ mùa xuân đến đầu mùa thu. 

Bón phân định kỳ giúp cây khỏe mạnh hơn.
Bón phân định kỳ giúp cây khỏe mạnh hơn.

Dịch vụ giúp việc nhà của bTaskee sẽ giúp bạn giữ gìn không gian sống của gia đình luôn thoáng đãng và sạch sẽ.

Tải app bTaskee để trải nghiệm dịch vụ tiện ích gia đình nhé!

Cách trồng cây cau

Để trồng cau cảnh, bạn có thể tiến hành các bước dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị đất và chậu cây. Nếu trồng cau từ cây con có sẵn, nên chọn chậu dễ thoát nước, có kích cỡ phù hợp với kích thước cây. Đối với đất, chọn loại giàu dinh dưỡng và giữ ẩm tốt.
  • Bước 2: Bón phân lót trước khi đặt cây cau vào đất. Nên đặt cây ở vị trí không quá sâu, sau đó lấp đất nhẹ nhàng quanh gốc.
  • Bước 3: Tưới nước cho cây để tạo độ ẩm và cố định gốc vào đất. 
Đặt cây vào chậu và lấp đất nhẹ nhàng.
Đặt cây vào chậu và lấp đất nhẹ nhàng.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây cau cảnh

Khi trồng và chăm sóc cau cảnh, bạn hãy lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Đặt cây tại những nơi thoáng gió và đảm bảo có nhiều ánh sáng để cây phát triển. Tránh làm cây bị yếu, bệnh gây ảnh hưởng xấu đến vận khí.
  • Thường xuyên quan sát, kiểm tra cây để bảo vệ cây trước sâu bọ, rệp lá… Khi phát hiện cây nhiễm bệnh, cần nhanh chóng loại bỏ tránh làm lây lan đến toàn bộ chậu cây.
  • Cây cau có bộ rễ phát triển rất nhanh với kích thước lớn. Nếu có thể, hãy thay chậu cây định kỳ 2 – 3 năm/lần để cây có đủ không gian phát triển. 
Thường xuyên quan sát và kiểm tra cây.
Thường xuyên quan sát và kiểm tra cây.

Cách cắt tỉa

Không như các loài cây khác, quá trình sinh trưởng của cau cảnh không yêu cầu cắt tỉa cành để kích thích phát triển. Trong quá trình chăm sóc, bạn chỉ nên cắt tỉa cây khi phát hiện những cành lá bị sâu bệnh, úa vàng… hoặc khi tán cây làm cản trở lối đi. 

Khi cắt tỉa cây, cần chú ý khéo léo để không làm tác động đến phần thân cây đang phát triển khỏe mạnh. Tránh để lại những “vết sẹo” trên thân làm ảnh hưởng đến vẻ ngoài của cây.

Chỉ nên cắt tỉa lá cây sâu bệnh.
Chỉ nên cắt tỉa lá cây sâu bệnh.

Cách nhân giống cây cau

Để nhân giống cau, bạn có thể lựa chọn các phương pháp phân chia rễ, nhân giống bằng hạt, chiết bẹ lá… Cụ thể:

Phân chia rễ

  • Chọn cây cau trưởng thành, khỏe mạnh, có nhiều thân. Nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu, tách ra một phần gồm khoảng 4 – 5 thân còn nguyên bộ rễ.
  • Đặt phần cây đã tách vào chậu đất đã chuẩn bị. Đặt chậu tại nơi có đủ sáng, tránh ánh nắng trực tiếp và giữ cho đất ẩm.

Nhân giống bằng hạt:

  • Lấy hạt cau khô từ quả cau già, ngâm nước trong khoảng 10 – 12h và gieo xuống dưới một lớp đất mỏng, tơi xốp.
  • Giữ cho đất luôn ẩm, tránh úng nước cho đến khi hạt cau nảy mầm và phát triển thành cây cau con.
Nhân giống cau cảnh thành cây con.
Nhân giống cau cảnh thành cây con.

Các bệnh thường gặp

Mặc dù là loài cây dễ chăm sóc nhưng trong quá trình phát triển, có thể cau cảnh sẽ mắc phải một số “bệnh” như sau:

  • Cháy đầu lá: Cây bị thiếu nước hoặc thường xuyên ở dưới nắng gắt quá lâu. Nếu cây cháy lá đi kèm thân, cành cây phát triển chậm có thể do cây đang thiếu chất dinh dưỡng. Nên bổ sung đủ nước cho cây, xem xét vị trí đặt cây và bón phân để cải thiện chất lượng đất.
  • Lá và thân cây xuất hiện vệt nâu đỏ hoặc đen: Cây bị nhiễm nấm. Cần tiến hành phun khử nấm và chuyển cây ra ngoài nơi có nhiều ánh sáng.
  • Bệnh Lethal yellowing khiến lá cây úa vàng: Cây bị nhiễm vi khuẩn phytoplasma – bệnh thường gặp ở thực vật họ cau, dừa, cọ. Để khắc phục, cần phun kháng sinh để diệt khuẩn cho cây.
Hiện tượng vàng lá ở cây cau.
Hiện tượng vàng lá ở cây cau.

Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây cau

Dưới đây là tổng hợp một số hình ảnh đẹp về cây cau cảnh:

Cau cảnh là loài cây có giá trị thẩm mỹ cao.
Cau cảnh là loài cây có giá trị thẩm mỹ cao.
Trang trí không gian sang trọng với chậu cau cảnh.
Trang trí không gian sang trọng với chậu cau cảnh.
Cau cảnh với chiếc chậu kiểu dáng độc đáo.
Cau cảnh với chiếc chậu kiểu dáng độc đáo.
Cây cau cảnh có thể dùng làm quà tặng ý nghĩa.
Cây cau cảnh có thể dùng làm quà tặng ý nghĩa.
Chậu cau cảnh nhỏ xinh để bàn trang trí.
Chậu cau cảnh nhỏ xinh để bàn trang trí.
Decor căn phòng với chậu cau cảnh xinh xắn.
Decor căn phòng với chậu cau cảnh xinh xắn.

Câu hỏi thường gặp 

  1. Cây cau cảnh hợp với người mệnh gì?

    Cau cảnh phù hợp với người mệnh Mộc và Hỏa. Bởi theo ngũ hành, màu xanh mướt của cây là màu bản mệnh của Mộc và là màu tương sinh của Hỏa.

  2. Nên trồng cau vào thời điểm nào trong năm là thích hợp nhất?

    Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây cau là tháng 3 – tháng 4 và tháng 8 – tháng 10 hàng năm.

Trên đây là những thông tin quan trọng về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây cau cảnh. bTaskee hy vọng thông tin đã giúp bạn chăm sóc cây đúng cách để đảm bảo tính thẩm mỹ và vận khí cho ngôi nhà.

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Freepik

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services