Cây Đào: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Lưu Ý Chăm Sóc

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cây đào
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Mỗi dịp Tết đến Xuân về thì cây đào luôn được nhiều người lựa chọn trang trí vì vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa đào trong dịp Tết Nguyên Đán. Cùng bTaskee tìm hiểu đặc điểm, cách trồng và cách chăm sóc cây đào ngày Tết ngay nhé!

Cây đào là cây gì?

Nguồn gốc của cây đào

Theo nghiên cứu của Giáo sư Gary Crawford, cây đào có nguồn gốc xuất phát từ vùng hạ lưu sông Dương tử thuộc Trung Quốc vào khoảng 7500 năm trước. Sau này cây đào được du nhập sang Nhật Bản, Lào, Mông Cổ và hiện nay, loài hoa này đã lan rộng khắp thế giới.

Ở Việt Nam, cây hoa đào đã trở thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết, đặc biệt là ở khu vực miền Bắc. Cây đào được trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía bắc như Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang và một số tỉnh ở Tây Nguyên.

Ý nghĩa của hoa đào trong ngày Tết có giá trị vô cùng lớn đối với người Việt Nam.
Ý nghĩa của hoa đào trong ngày Tết có giá trị vô cùng lớn đối với người Việt Nam.

Đặc điểm của cây đào

Đào là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa đông, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3cm, màu hồng với 5 cánh hoa. 

Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch. Quả của nó có một hạt giống to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là “hột”), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.

Tên gọi chungCây Đào
Tên thực vậtPrunus persica
Họ thực vậtRosaceae
Loại câyCây ăn quả, cây cảnh
Kích thước trưởng thànhCao 122-762 cm, Rộng 152-762 cm
Ánh sángCây ưa sáng
Loại đất trồngĐất cát, Đất tiêu thoát tốt
Độ pH của đất trồngThiên Axit
Thời gian nở hoaMùa xuân
Màu hoaMàu hồng
Vùng độ cứng5-9, (USDA)
Nguồn gốcTrung Quốc
Tính độcĐộc hại đối với con người và các loài vật nuôi.
Bảng phân tích các đặc điểm của cây đào.
Cây đào vừa là cây trang trí cho ngày Tết vừa là cây ăn quả.
Cây đào vừa là cây trang trí cho ngày Tết vừa là cây ăn quả.

Những loại cây đào phổ biến

Dưới đây là một số giống đào phổ biến:

  • Đào phai: tỏa sáng với gam màu hồng nhẹ nhàng, mơn mởn, tràn đầy sự tinh tế và thanh lịch, thu hút sự quan tâm của mọi người.
  • Bích Đào: với sắc hồng đậm, kiêu sa và bắt mắt, tạo nên ấn tượng khó quên từ lần đầu tiên bắt gặp. 
  • Bạch Đào: loại hoa đào ngày tết hiếm với sắc trắng tinh khôi, thuần khiết đặc trưng của cánh hoa đan xen, mang lại vẻ tinh tế và sang trọng.
  • Đào thất thốn: giống đào quý và hiếm, trước đây chỉ dành cho vua thưởng thức với sự đặc biệt trong hình dáng, cấu trúc và sắc độ của từng cánh hoa. Với mỗi nhánh chỉ có 7 bông hoa, mỗi cánh đỏ rực được xếp đan xen tạo nên một vẻ đẹp cuốn hút.
  • Đào má hồng Đà Lạt: còn được gọi là đào lông hoặc đào vạn trượng, là một loại đào lai được ghép từ gốc cây đào rừng ở Đà Lạt và mầm của nhiều loài đào khác nhau. Cây đào lai này có hoa kép với khoảng 25 cánh chụm lại, giữ được tươi lâu và có mùi thơm đặc trưng.
  • Đào đá: thường mọc trong rừng sâu, với thân cây xù xì, cành to khỏe và hình dạng đặc biệt do có các loại thực vật khác ký sinh. Mặc dù đào đá có vẻ đẹp mắt với 5 cánh đơn, nhưng lại ít hoa hơn so với đào bích hay đào phai.
Tùy vào sở thích mà mỗi người có thể chọn một loại đào khác nhau trưng Tết.
Tùy vào sở thích mà mỗi người có thể chọn một loại đào khác nhau trưng Tết.

Công dụng của cây đào

Cây đào ngoài tác dụng trang trí, làm đẹp hơn cho gian nhà vào ngày Tết. Các bộ phận khác của cây cũng có nhiều công dụng khác, tốt cho sức khỏe như:

  • Quả đào: Có nhiều chất dinh dưỡng và giúp giải nhiệt. Quả đào chứa nguồn vitamin dồi dào, khoáng chất như canxi, kali, magie, và có khả năng cải thiện thị lực, các vấn đề về xương và thần kinh. Ngoài ra, quả đào có thể giúp điều chỉnh mức đường huyết và ngăn ngừa tình trạng kháng insulin ở chuột bị béo phì, theo Health Line.
  • Rễ đào: Giúp cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị táo bón, cân bằng kinh nguyệt, giảm các triệu chứng do máu ứ đọng.
  • Lá đào: Lá đào có vị đắng, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, thanh nhiệt, sát khuẩn. Được dùng trị cảm mạo phát sốt, đau đầu, phong tê, sốt rét, đại tiện không thông, loét dạ dày, mẩn ngứa, lở chân.
  • Hoa đào: Giúp cải thiện tuần hoàn máu, đau vùng tim, chữa rụng tóc, hói đầu, làm mờ vết nám, và giúp da trắng trẻo, mịn màng
  • Nhựa đào: Giúp kiểm soát cân nặng, thanh lọc gan, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giảm đau, hỗ trợ làm lành vết thương và hỗ trợ phục hồi tử cung sau sinh.
  • Nhân đào: Giúp hỗ trợ tình trạng đông máu, giảm các triệu chứng ho, hen suyễn, khó thở, điều trị táo bón, giảm đau bụng kinh và chảy máu sau sinh.
Mỗi bộ phận của cây đào đều mang giá trị y học.
Mỗi bộ phận của cây đào đều mang giá trị y học.

>> Có thể bạn quan tâm: Cây Cảnh Văn Phòng Dễ Chăm Sóc, Tốt Cho Sức Khỏe

Cách chăm sóc cây đào

Ánh sáng

Hoa đào là loại cây ưa sáng, cần được chiếu sáng từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày để phát triển mạnh mẽ. Thiếu hụt ánh sáng có thể dẫn đến việc cây phát triển kém, trở nên bị vống, ra hoa chậm, hoặc gặp vấn đề như rụng nụ, rụng hoa, và mất đi sự tươi tắn của màu sắc.

Khi cây đào ngày càng lớn, nhu cầu về ánh sáng của nó cũng tăng lên nhiều so với cây đào non.

Cây đào là loài cây ưa sáng nên cần được trồng ngoài trời.
Cây đào là loài cây ưa sáng nên cần được trồng ngoài trời.

Đất

Cây đào thường có khả năng chịu đựng đất xấu, đất dốc, và có thể phát triển ở đất có độ cao từ 500 – 600m đến 1.000 – 1.200m so với mặt biển. Loài cây này thích hợp với đất đỏ vàng, đất hơi chua, đất cát, đất sỏi nhiều, đất tơi xốp với nhiều mùn, và đặc biệt là đất có độ pH từ 5.5 đến 6.

Các điều kiện đất này được xem là lý tưởng nhất cho sự phát triển và trồng cây đào.

Cây đào có khả năng chịu đất xấu rất tốt.
Cây đào có khả năng chịu đất xấu rất tốt.

Nước

Để đảm bảo sự phát triển bình thường của cây đào, cần cung cấp lượng nước hàng ngày khoảng từ 1.250mm đến 1.500mm. Tuy nhiên, quan trọng là duy trì lượng nước vừa đủ để làm ẩm đất, vì hoa đào thích đất khô và quá nhiều nước có thể gây ra tình trạng úng.

Ngoài ra, cần phải duy trì độ ẩm cho vườn đào trong khoảng 3 – 4 tháng sau khi trồng để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây.

Cây đào rất dễ bị úng nên khi tưới cần phải lưu ý.
Cây đào rất dễ bị úng nên khi tưới cần phải lưu ý.

Nhiệt độ và độ ẩm

Để kích thích sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất, nhiệt độ môi trường nên dao động từ 20 đến 30 độ C. Mặc dù cây đào ưa lạnh, nhưng chồi hoa thường gặp khó khăn khi nhiệt độ giảm xuống khoảng nhiệt từ 5 đến 10 độ C, dẫn đến việc chúng có thể bị chết đi hoặc làm cho quá trình nở hoa chậm trễ hoặc thậm chí không nở.

Cây đào thường yêu cầu độ ẩm đất dao động khoảng 80-85% và độ ẩm không khí nằm trong khoảng 60-70%. Điều này giúp tạo ra môi trường lý tưởng để cây phát triển và đạt hiệu suất tốt.

Thời điểm tốt nhất để trồng cây đào là vào cuối tháng giêng.
Thời điểm tốt nhất để trồng cây đào là vào cuối tháng giêng.

Phân bón

Để đào phát triển tốt, việc bón phân cho cây đào cần được thực hiện đều đặn định kỳ. Việc cung cấp các thành phần chính như phân đạm, phân lân, và kali là rất quan trọng để khuyến khích cây đào phát triển ra hoa một cách đồng đều.

Bên cạnh đó, cũng có thể tưới phân lân và phân kali, sau khi đã được pha loãng với nước, trực tiếp vào gốc cây để tối ưu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng và đảm bảo sự cân đối dinh dưỡng cho cây đào ngày tết.

20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 là thời gian để bón phân cho cây.
20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 là thời gian để bón phân cho cây.

Để có không gian sống trong lành không chỉ nhờ cây cối mà còn phụ thuộc vào tần suất dọn dẹp nhà cửa. Nếu bạn quá bận rộn hãy đặt ngay dịch vụ dọn dẹp nhà theo giờ tại app bTaskee. Chỉ với 30s đặt lịch, Chị Ong Cam sẽ tới và thay bạn dọn dẹp và sắp xếp lại không gian nhà ở sạch sẽ, gọn gàng.

Tải ứng dụng bTaskee và trải nghiệm hơn 13 dịch vụ tiện ích gia đình!

Cách trồng cây đào

Bạn có thể tham khảo cách trồng đào đơn giản qua 5 bước dưới đây: 

Bước 1: Lựa chọn giống đào

  • Chọn giống đào phù hợp dựa trên nhu cầu thị trường và các yếu tố địa lý như phong tục và tập quán trồng trọt.

Bước 2: Làm đất trồng đào

  • Cây đào không đòi hỏi đặc điều kiện đất quá đặc biệt, nhưng đất lý tưởng nên là loại đất phèn nặng hoặc đất cát. Đất nên có độ pH dao động từ 5,6 đến 6,5.
  • Chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, và tơi xốp. Lên luống cao 25-30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước hiệu quả.
  • Đào hố trồng với kích thước rộng 15-20cm, sâu 20-30cm để đặt cây giống đào giữa hố.

Bước 3: Lấp đất

  • Sau khi đặt cây vào hố, thực hiện việc lấp đất.
  • Sử dụng cuốc hoặc xẻng để vun đất xung quanh gốc cây. Dùng tay nhẹ nhàng ấn đất phía xung quanh gốc cây để tránh việc cây bị đổ khi tưới nước. Lấp đất cao lên đến phần cổ rễ của cây đào giống.

Bước 4: Cắm cọc chống đồ

  • Đối với cây đào cảnh, hãy đảm bảo rằng bạn cắm cọc chống đổ ngay sau khi trồng để ngăn chặn tình trạng cây bị đổ.

Bước 5: Ủ gốc cho cây đào

  • Ngay sau khi trồng, thực hiện tủ gốc để giữ ẩm cho cây.
  • Vật liệu giữ ẩm có thể bao gồm rơm, rạ, cỏ mục, giúp bảo vệ và duy trì độ ẩm cho cả gốc cây đào.
Việc giữ ẩm cho đất là vô cùng quan trọng đối với việc trồng cây đào.
Việc giữ ẩm cho đất là vô cùng quan trọng đối với việc trồng cây đào.

>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo Trang Trí Cửa Sổ Bằng Cây Xanh Đơn Giản Dễ Làm Nhất

Lưu ý khi trồng và chăm sóc

Một số lưu ý khi trồng đào:

  • Lựa chọn giống: Nên chọn các giống đào có năng suất cao, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương. 
  • Vị trí trồng: Đào phát triển tốt ở những vùng có khí hậu mát mẻ, đất tơi xốp, thoáng khí. Cần lựa chọn vị trí có đủ ánh nắng, thoát nước tốt.
  • Trồng đúng kỹ thuật: Trồng hốc, bón lót phân với lượng phân vừa đủ. Sau khi trồng cần xới đất quanh gốc và cố định cây chắc chắn.
  • Chăm sóc hợp lý: Tưới nước đều đặn, tỉa cành khô héo; phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Cắt tỉa thường xuyên để tạo tán cân đối, thông thoáng.
  • Thu hoạch đúng lúc: Đào ra hoa khoảng tháng 1-2 âm lịch. Khai thác hoa đào đúng lúc, không nên để quả quá già. Sau thu hoạch vẫn tiếp tục chăm sóc cây.

Một số lưu ý khi chăm sóc đào trước Tết để cây ra hoa đẹp, đúng thời điểm:

  • Nhiệt độ, tưới nước: Để chăm sóc đào nở đúng dịp Tết bạn cần tươi nước ấm khoảng 45 đến 50 độ C quanh gốc cây, lặp lại 4 – 6 lần/1 ngày. Đồng thời bổ sung thêm vào gốc cây phân lân và phân kali được pha loãng với nước. Ngoài ra có thể dùng bóng đèn tạo không gian ấm tạo điều kiện cho hoa nở.
  • Thời gian trồng: Thời điểm thích hợp để trồng lại đào là lúc đào nở hết lộc non và các nụ còn lại.
Tuy cây đào không đòi hỏi điều kiện trông đặc biệt nhưng vẫn cần chú ý.
Tuy cây đào không đòi hỏi điều kiện trông đặc biệt nhưng vẫn cần chú ý.

Cách cắt tỉa

Cắt tỉa cành đào là một công việc quan trọng để kiểm soát kích thước của cây và đảm bảo đủ ánh sáng cho nó. Tạo hình cây theo hình lọ giúp tối ưu hóa ánh sáng và không khí đến với cây.

Thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu cắt tỉa cho cây đào khi nụ bắt đầu nở và chuyển hồng. Cành ở giữa cây, đặc biệt là những cành mọc xuống hoặc ngang, cần được loại bỏ để duy trì hình lọ và đảm sự phát triển khỏe mạnh cho cây.

Không nên tỉa cây đào khi chúng đang ở trạng thái ngủ đông vì điều này có thể làm giảm khả năng chịu lạnh của cây.

Cần phải tỉa cây thường xuyên để đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng và không khí.
Cần phải tỉa cây thường xuyên để đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng và không khí.

Cách nhân giống

  • Bước 1: Chọn cành cứng.
    • Lựa chọn một cành cứng có chiều dài khoảng 9 inch vào mùa xuân khi cây đang ở trạng thái mềm và xanh.
  • Bước 2: Nhúng cành vào hormone kích thích rễ phát triển rễ.
    • Đưa cành vào hormone kích thích rễ phát triển rễ để tăng tốc quá trình phát triển rễ. Điều này giúp cành nhanh chóng mọc rễ và thích ứng với môi trường mới.
  • Bước 3: Trồng cành.
    • Trồng cành vào một chậu sạch chứa chất làm rễ. Đảm bảo chậu có đất tốt và giữ ẩm đất để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rễ.
  • Bước 4: Duy trì độ ẩm của đất.
    • Đảm bảo giữ ẩm đất trong suốt quá trình phát triển rễ. Việc duy trì ẩm đất giúp cành phát triển mạnh mẽ và ổn định.
  • Bước 5: Đợi rễ hình thành.
    • Rễ thường sẽ hình thành trong khoảng một tháng sau khi cành được trồng. Kiên nhẫn đợi đến khi rễ phát triển đủ mạnh mẽ để cây có thể tự duy trì mình.
Có thể nhân giống đào bằng phương pháp giâm cành.
Có thể nhân giống đào bằng phương pháp giâm cành.

Các bệnh thường gặp

Cây đào cũng tương tự như những loại cây khác, cũng thường xuất hiện một số loại bệnh như:

  1. Đốm vi khuẩn: Tấn công cả quả và lá, tạo ra các đốm màu đỏ tím với tâm trắng trên bề mặt lá, có thể khiến lá rụng đi.
  2. Bệnh thối nâu: Nấm thối nâu có thể phá hủy hoa và chồi hoa, bắt đầu từ thời kỳ nở hoa. Hoa sẽ héo úa và chuyển dần sang màu nâu, đồng thời sẽ xuất hiện các khu vực thối cục trên thân và cành cây.
  3. Bệnh xoăn lá: Lá cây đào dày lên, nhăn nheo hoặc méo mó với màu tím đỏ, cuối cùng sẽ mọc ra một lớp bào tử màu xám, khô và rụng.
  4. Sâu đục thân: Khiến cây đào héo chồi, lá non, và có thể dẫn đến rụng lá và chết cây. Trên thân cây xuất hiện những lỗ nhỏ do sâu đục thân gây ra.
  5. Nhện đỏ phá: Lá cây đào sẽ chuyển dần từ màu xanh sang vàng, cành non bị héo, khô và chết do sự phá hoạt  của nhện đỏ. Dưới mặt lá có những lớp tơ mỏng giống như các vết trắng lấm tấm.

Để phòng tránh và xử lý các bệnh này, bạn cần theo dõi sức khỏe của cây đào thường xuyên và áp dụng các biện pháp phòng trừ như cắt cành, phun thuốc để làm giảm quá trình phát triển của bệnh.

Chăm sóc tốt và đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho cây đào.
Chăm sóc tốt và đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho cây đào.

>> Xem thêm: Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Tại Nhà Đơn Giản, Cây Xanh Tốt

Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây đào

Dưới đây là một số hình ảnh về cây đào đẹp bạn có thể tham khảo:

Hình ảnh đẹp về cây đào nở rộ.
Hình ảnh đẹp về cây đào nở rộ.
Hình ảnh đẹp về cành đào hồng.
Hình ảnh đẹp về cành đào hồng.
Hình ảnh đẹp về cành hoa đào đan xen lá non mới ra.
Hình ảnh đẹp về cành hoa đào đan xen lá non mới ra.
Hình ảnh đẹp về cây đào đang thời kỳ nở rộ hoa.
Hình ảnh đẹp về cây đào đang thời kỳ nở rộ hoa.
Hình ảnh đẹp về bông hoa đào mười cánh.
Hình ảnh đẹp về bông hoa đào mười cánh.
Hình ảnh đẹp về bông hoa đào mười cánh.Hình ảnh đẹp về cành hoa đào hồng phấn trước cửa nhà
Hình ảnh đẹp về bông hoa đào mười cánh.Hình ảnh đẹp về cành hoa đào hồng phấn trước cửa nhà

Câu hỏi thường gặp

  1. Cây đào cần điều kiện đất như thế nào để phát triển tốt?

    – Đất trồng cây đào cần thoát nước tốt, ưa đất pha cát.
    – Độ pH của đất thích hợp cho cây đào là có tính axit, từ 6,0 đến 6,5.
    – Để kích thích sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất, nhiệt độ môi trường nên dao động từ 20 đến 30 độ C. 

  2. Thời điểm nào là tốt nhất để trồng cây đào?

    Thời điểm tốt nhất để trồng cây đào là vào cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân khi cây ngủ đông.

  3. Có cần thực hiện cắt tỉa cành đào sau khi Tết, khi cây đã ra hoa?

    Cắt tỉa cành cũ: Cần xác định và loại bỏ những cành cũ, yếu, hoặc bị hỏng. Điều này giúp cây dành năng lượng cho việc phát triển các cành mới, làm tăng cơ hội ra hoa đẹp.
    Cắt đau để kích thích mọc mới: Một vài cắt tỉa sâu vào đầu mùa xuân có thể kích thích cây tạo ra nhiều chồi mới. Việc này giúp cây đào phát triển cành mới, mạnh mẽ hơn và có nhiều cơ hội ra hoa đẹp hơn.
    Ngừng cắt tỉa đúng thời điểm: Tháng 6 âm lịch thường là thời gian ngừng cắt tỉa để cho cây chuẩn bị vào giai đoạn nghỉ ngơi, tập trung vào việc phát triển hoa và nụ.

Qua nội dung trên, bTaskee hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ hơn về những đặc điểm của cây đào cũng như cách trồng và chăm sóc chúng. Việc nắm rõ những kiến thức thức trên sẽ rất hữu ích trong việc trồng và chăm sóc một cây đào đẹp cho dịp Tết sắp tới đây.

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Canva, VietReview

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services