Trong giới bonsai, cây Hải Châu nổi bật với vẻ đẹp độc đáo, sức sống mạnh mẽ và nhiều lợi ích thiết thực mà không phải ai cũng biết. Vậy cây Hải Châu là gì? Cách trồng và chăm sóc cây ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được bTaskee giải đáp cụ thể ngay bên dưới.
Cây Hải Châu là cây gì?
Nguồn gốc của cây Hải Châu
Cây Hải Châu có tên khoa học là Scopolia nana, thuộc họ Flacourtiaceae, xuất xứ từ khu vực có khí hậu khô nóng ở châu Á và Châu Âu. Nó còn được các dân chơi cây kiểng đặt cho cái tên hoa mỹ là “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Loài cây này thích nghi tốt với môi trường khô hạn, được nhiều người trồng bonsai mang đến giá trị kinh tế cao lên đến cả tỷ đồng.
Hiện nay, cây bonsai Hải Châu được trồng phổ biến ở các tỉnh khu vực ven biển miền Trung như: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận,…
Đặc điểm của cây Hải Châu
Tên gọi chung/Common Names | Scopolia Nana (cây Hải Châu) |
Tên thực vật/Botanical Name | Scopolia Nana |
Họ thực vật/Family | Flacourtiaceae |
Loại cây/Plant Type | Herbaceous Perennial |
Kích thước trưởng thành/Mature Size (đơn vị m/cm) | 40 – 120cm |
Ánh sáng/Sun Exposure | Full sun |
Thời gian nở hoa/Bloom Time | Quanh năm |
Màu hoa/Flower Color | Màu trắng hoặc màu đỏ |
Nguồn gốc/Native Area | Châu Á và châu Âu |
Hải Châu là loại cây thân thảo nhỏ, quý hiếm, ưa sống ở trên các vách núi với điều kiện thổ nhưỡng nghèo nàn, khí hậu khô hạn kéo dài, độ ẩm thấp. Vì thế, cây phát triển khá chậm, để đạt được kích cỡ lớn phải mất cả hàng chục năm.
Thân cây Hải Châu có độ sần, lớp vỏ cây xù xì, không quá thô cứng nên có thể uốn, tạo kiểu bonsai đẹp mắt.
Lá của cây bonsai Hải Châu phát triển thành nhiều kích cỡ khác nhau có lá lớn, lá nhỏ, lá vừa, lá có gai hoặc không có ga. Nhìn chung, lá cây có độ mọng nước cao, dài từ 5 – 8cm, rộng từ 2 – 4cm.
Cây Hải Châu sống ở những vùng có nhiệt độ cao dễ ra hoa, đậu trái hơn so với khu vực lạnh giá. Bông cây Hải Châu có màu trắng tinh khôi như những bông tuyết, mùi thơm nhẹ đặc trưng. Trong khi đó, quả của cây có màu đỏ y như những viên đá ruby.
Ý nghĩa của cây
Cây Hải Châu trồng làm cây cảnh bonsai không chỉ đẹp mắt mà còn có ý nghĩa tốt đẹp về mặt phong thủy cho người sở hữu chúng.
Theo đó, cây Hải Châu đại diện cho may mắn và những điều tốt lành. Trồng và chăm sóc cây Hải Châu sẽ giúp cho gia chủ gặp nhiều điều may, bình an, con đường công danh thuận lợi.
Loại cây này thường được đặt trong phòng khách, phòng làm việc, sảnh khách sạn, sân hiên,… để tạo điểm nhấn cho không gian, tăng sự sang trọng và khai thông vượng khí.
Vì thế, nhu cầu tìm mua cây Hải Châu nhất là chậu cây dáng bonsai ngày càng tăng cao. Những cây cổ, thế độc đáo, bắt mắt có giá thành hết sức đắt đỏ. Qua đó, chúng đem lại giá trị kinh tế cao và được giới chơi cây kiểng “săn lùng” với giá vài trăm triệu cho đến cả tỷ đồng.
Những loại cây Hải Châu phổ biến
Hiện nay, giới bonsai phân loại cây Hải Châu theo 2 cách phổ biến:
Phân loại theo kích thước lá
- Cây Hải Châu lá nhỏ.
- Cây Hải Châu lá vừa.
- Cây Hải Châu lá lớn.
- Cây Hải Châu lá có gai.
- Cây Hải Châu lá không gai.
Phân loại theo nguồn gốc
- Cây Hải Châu rừng.
- Cây Hải Châu núi (tự nhiên).
- Cây Hải Châu bonsai.
>> Xem thêm: Cây Xương Rồng: Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc
Công dụng của cây Hải Châu
Cây Hải Châu không chỉ đơn thuần là cây cảnh trang trí nội ngoại thất, tạo hình bonsai mà còn mang đến nhiều công dụng cho con người. Cụ thể:
Tạo hình bonsai, trang trí
Hải Châu là loài cây được nhiều người chọn trồng, chăm sóc và tạo dáng bon sai. Thế cây mềm mại, dễ uốn nắn, tạo hình, cho ra đời những dáng độc lạ, đẹp mắt.
Một chậu cây Hải Châu bonsai đặt trong phòng khách, văn phòng làm việc, khách sạn,… sẽ góp phần tạo điểm nhấn nội ngoại thất.
Mang lại giá trị tinh thần
Hải Châu mang đến những ý nghĩa tốt đẹp về mặt phong thủy cho người sở hữu. Ngắm nhìn dáng cây độc lạ với lá màu xanh, hoa trắng, quả màu đỏ chắc chắn sẽ giúp bạn thư giãn, xả stress, có nhiều cảm hứng để học tập, làm việc.
Mang lại giá trị kinh tế cao
Xu hướng trồng cây bonsai Hải Châu xuất hiện cách đây khoảng 20 năm nhưng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo chia sẻ của những người chơi cây cảnh lâu năm thì cây càng cổ, dáng độc lạ, hoa và quả xum xuê thì càng có giá trị, những chậu cây giá cả hàng trăm triệu không hề hiếm.
Nhiều người trồng Hải Châu ban đầu chủ yếu vì sở thích, đam mê. Về sau, nhu cầu trang trí nhà cửa bằng cây bonsai Hải Châu tăng cao thì càng có nhiều dân chơi trồng cây và kinh doanh thương mại, mang đến hiệu quả kinh tế cao.
Cách chăm sóc cây Hải Châu
Ánh sáng
Hải Châu là loại cây ưa sáng, cần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt trời tối thiểu 6 – 7h/ngày để quang hợp. Vì thế, bạn nên trồng hoặc đặt chậu cây ở những vị trí có đủ ánh sáng tự nhiên, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.
Tuy vậy, khi cây con mới trồng thì không nên đặt ở những nơi có ánh sáng toàn phần để tránh bị khô héo. Khi Hải Châu đã trưởng thành thì mới cho ra ngoài tắm nắng.
Đất
Cây Hải Châu có thể phát triển trong điều kiện đất thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng khỏe mạnh, ra hoa, kết quả theo ý muốn thì việc chuẩn bị đất trồng rất quan trọng và cần được thực hiện kỹ càng.
Đất trồng cây Hải Châu cần đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt và đủ dinh dưỡng. Theo chia sẻ của người chơi bonsai lâu năm thì tốt nhất nên trồng Hải Châu cây vào đất có trộn chung với mùn cưa và phân chuồng hoai mục.
Nước
Hải Châu tuy có khả năng chịu hạn tốt song để cây phát triển xanh tốt thì vẫn cần cung cấp đủ nước cho cây. Bạn nên tưới nước vào gốc cho cây ít nhất 1 lần/ngày. Đặc biệt, khi cây bắt đầu ra hoa thì nên tưới phun sương trực tiếp lên hoa Hải Châu.
Nhiệt độ và độ ẩm
Cây Hải Châu sinh trưởng tốt ở khu vực có nhiệt độ cao, dao động từ 25 – 28 độ C, có nắng quanh năm. Loài này cũng có thể sinh trưởng trong điều kiện khí hậu lạnh nhưng rất khó để ra hoa, kết trái.
Bên cạnh đó, điều kiện độ ẩm lý tưởng để Hải Châu phát triển khỏe mạnh là từ 65 – 85%. Trong điều kiện thời tiết khô hanh bạn có thể cấp ẩm cho cây bằng cách tưới phun sương.
Phân bón
Tuy Hải Châu là giống cây có thể phát triển trong điều kiện thiếu dinh dưỡng nhưng tốt nhất bạn vẫn nên bón phân cho cây từ 1 – 2 tháng/lần.
Cách trồng cây Hải Châu
Hiện nay, cây Hải Châu được trồng bằng các cây con được ươm trong bầu đất:
- Bước 1: Chuẩn bị bầu cây, đất trồng, chậu, bình tưới nước, kéo, kìm bấm cành,…
- Bước 2: Dùng kéo hoặc kìm bấm để cắt bớt cành và toàn bộ lá cây trên bầu cây giống để hạn chế sốc nhiệt và mất nước.
- Bước 3: Cho đất vào trong chậu, đặt bầu cây vào bên trong và abwts đầu lấp đất để cố định cây. Sau đó, bạn tưới nước quanh gốc và đưa cây vào vị trí râm mát (đảm bảo 30% ánh sáng tự nhiên).
- Bước 4: Sau 2 tháng trồng cây vào chậu, nếu thấy Hải Châu bắt đầu nảy chồi thì bạn có thể đưa cây ra nơi có ánh nắng nhẹ.
Để có không gian sống trong lành không chỉ nhờ cây cối mà còn phụ thuộc vào tần suất dọn dẹp nhà cửa. Nếu bạn quá bận rộn hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà tại app bTaskee. Chỉ với vài thao tác trên ứng dụng, sẽ có ngay Cộng Tác Viên thay bạn dọn dẹp và sắp xếp lại không gian nhà ở sạch sẽ, gọn gàng giúp bạn có thư giãn sau một ngày làm việc.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm hơn 13 dịch vụ tiện ích gia đình ngay!
Lưu ý khi trồng và chăm sóc
- Khi mua bầu cây giống về trồng, tuyệt đối không được bỏ bầu cây giống cũ để thay mới vì có thể khiến cây bị sốc nhiệt và chết nhanh.
- Chú ý tưới nước thường xuyên cho cây, ít nhất 1 lần/ngày và chỉ tưới quanh gốc. Khi cây bắt đầu ra hoa có thể tưới phun sướng lên trên bề mặt bông hoa.
- Trong trường hợp cây giống mua về không có sẵn bầu đất thì có thể dùng cát xây dựng để trồng Hải Châu.
Cách cắt tỉa
Là giống cây cảnh bonsai có giá trị kinh tế cao nên tạo dáng, uốn cành và cắt tỉa cành lá cho Hải Châu là việc làm cần thiết. Bạn dùng kéo hoặc kìm bấm cành sắc nhọn để tỉa bớt cành thừa, lá cây giúp hạn chế tình trạng mất nước và tập trung dinh dưỡng để Hải Châu ra hoa.
Ngoài ra, trong một số trường hợp bạn nên cắt bỏ toàn bộ phần quả Hải Châu để tập trung nuôi thân, giúp cây lớn nhanh, ra hoa và quả xum xuê hơn trong những đợt kế tiếp.
Cách nhân giống
Cây Hải Châu trong tự nhiên khá hiếm, không dễ tìm nên để nhân giống, người chơi cây kiểng thường sử dụng nhiều phương pháp nhân giống khác nhau như ươm hạt, cắt, chiết ghép, giâm cành.
Cách ươm hạt Hải Châu
- Bước 1: Chọn những trái Hải Châu có quả chín đỏ, to tròn, bóng đẹp để lấy hạt làm giống. Sau đó bạn dùng tay vò nát quả để lấy hạt rồi đem rửa sạch phần thịt quả để lấy hạt.
- Bước 2: Reo phần hạt Hải Châu vào chậu đã được chuẩn bị đất cát. Chú ý reo với khoảng cách vừa phải, tránh reo quá dày hoặc quá thưa
- Bước 3: Phủ tiếp một lớp cát mỏng lên phần hạt Hải Châu vừa reo và tưới nước hàng ngày để cây nảy mầm.
Cách chiết cành cây Hải Châu
- Bước 1: Chọn cây mẹ có sức khỏe tốt và đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ.
Chuẩn bị dụng cụ sạch, như kéo cành, dao nhọn, và hormone kích thích nảy mầm.
- Bước 2: Chọn một cành non, mềm và có sức khỏe tốt để chiết, cành nên có độ dài khoảng 10 – 15cm. Tiếp đến, đặt dao ở góc khoảng 45 độ so với cành chính và cạo sạch vỏ, mạch sống khoảng 3cm và để yên khoảng 1 ngày.
- Bước 3: Phun hormone kích thích mọc rễ vào vị trí đã cạo vỏ rồi dùng giá thể (xơ dừa) để bao quanh. Sau đó, bạn dùng dây để cột cố định giá thể.
- Bước 4: Chăm sóc và theo dõi giá thể để cành chiết mau ra rễ. Sau 2 – 3 tháng, bạn cắt cành chiết và đem trồng vào chậu.
Cách ghép cành cây Hải Châu
- Bước 1: Chọn cây Hải Châu mẹ để làm gốc chủ và cây con có sức khỏe tốt và đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ để tiến hành ghép cành.
Chuẩn bị dụng cụ sạch, như dao ghép, dây nhựa hoặc dây nhỏ để buộc, và chất làm béo để bảo vệ cần ghép.
- Bước 2: Cắt bỏ toàn bộ nhánh thừa trên phần cây mẹ, chỉ giữ lại phần thân gốc và mài phẳng phần phôi.
- Bước 3: Chọn cành cây Hải Châu con không quá già, không quá non, cắt hết lá. Dùng dao sắc nhọn cắt vát 2 bên bo ghép.
- Bước 4:Sử du Sử dụng lưỡi dao sắc cắt một đường xéo trên mặt phôi cây chủ, sâu khoảng 1 – 2cm rồi ghép cành con vào. Sau đó, dùng băng keo đen để cố định mối ghép.
- Bước 5: Dùng túi nilon loại nhỏ để bọc lại bo ghép và cũng cố định bằng băng keo đen. Sau đó, đặt cây vào vị trí râm mát để kích thích ra lá non.
- Bước 6: Khi cây đã ra lá non thì rạch một đường nhỏ để không khí lưu thông. Sau 2 ngày thì tháo bọc nilon và đặt cây ở vị trí có ánh sáng tự nhiên.
Các bệnh thường gặp
Tuy là loại cây khỏe mạnh, thích nghi tốt với các dạng thời tiết khắc nghiệt nhưng Hải Châu cũng có thể gặp một số bệnh phổ biến như:
- Côn trùng, nhện, bọ trĩ.
- Sốc nhiệt.
- Héo lá.
- Sâu đục thân.
Để cây Hải Châu phát triển tốt, bạn nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng của cây. Nếu phát hiện dấu hiệu lạ như héo lá, xuất hiện các đốm trắng trên thân cây,… thì cần loại bỏ tác nhân gây hại bằng cách cắt bỏ cánh lá bị bệnh, đuổi côn trùng, xịt thuốc.
>> Xem thêm: Cây Lọc Không Khí Cho Nhà Thêm Xanh, Thêm Thoáng Mát
Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây Hải Châu
Mời bạn cùng bTaskee chiêm ngưỡng một số hình ảnh đẹp về cây Hải Châu dưới đây:
Câu hỏi thường gặp
- Quả cây Hải Châu có ăn được không?
Trái của cây Hải Châu màu đỏ, vị ngọt, hơi đắng nhẹ và có thể ăn được.
- Khi nào thích hợp để chuyển chậu bonsai cho cây Hải Châu?
Thông thường, để chuyển chậu cho cây bonsai Hải Châu bạn nên chọn thời điểm vào mùa Xuân, khi cây bắt đầu tăng trưởng mạnh, ra chồi mới.
- Các tỉnh khu vực phía Bắc có thể trồng cây Hải Châu được không?
Các tỉnh khu vực phía Bắc vẫn có thể trồng được cây Hải Châu. Tuy nhiên, do thời tiết có mùa đông lạnh nên cây sẽ ra hoa và đậu quả kém hơn so với trồng ở nơi nóng ẩm quanh năm.
Vì vậy, vào mùa đông, khi thời tiết khô hanh, nhiệt độ xuống thấp, bạn nên di chuyển cây vào trong phòng kín, cấp ẩm và sưởi ấm cho cây bằng bóng đèn.
Như vậy, bTaskee vừa cùng bạn tìm hiểu những thông tin về nguồn gốc, đặc điểm cây Hải Châu. Hy vọng những chia sẻ ở trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cây Hải Châu là gì cũng như biết cách trồng và chăm sóc loại cây bonsai độc đáo này.
>>> Xem thêm các nội dung tương tự:
- Cây Cọ Cảnh: Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc
- Cây Ngọc Ngân: Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây
- Cây Duối: Đặc Điểm – Công Dụng -Cách Trồng Và Chăm Sóc