Cây Keo: Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Trồng Và Chăm Sóc

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cây keo
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Cây keo được trồng tập trung, không chỉ là một phần của cảnh quan tự nhiên mà còn mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và con người. Hãy cùng bTaskee khám phá từ A – Z đặc điểm, cách trồng và chăm sóc loại cây này nhé!

Cây keo là cây gì?

Nguồn gốc

Cây keo có danh pháp khoa học là Acacia, thuộc phân họ Trinh nữ, họ Đậu, có nguồn gốc từ đại lục cổ Gondwana. Nó được miêu tả lần đầu tiên bởi Linnaeus vào năm 1773 tại khu vực châu Phi.

Cây keo có nguồn gốc từ nhiều châu lục trên thế giới.
Cây keo có nguồn gốc từ nhiều châu lục trên thế giới.

Hiện nay, chi Keo trên thế giới có khoảng 1.300 loài, trong đó, ước tính có 950 loài có nguồn gốc từ châu Úc. Loài cây này được trồng phổ biến ở các vùng có thời tiết khô tại cả hai bán cầu, gồm miền Nam châu Á, châu Phi và châu Mỹ. 

Tại Việt Nam, cây keo được trồng khắp ở các vùng rừng, đồi núi thấp, lâm trường với mục đích phủ xanh đất trống, đồi trọc và khai thác lấy gỗ, phục vụ công nghiệp bột giấy.

Đặc điểm của cây keo

Tên gọi chung/Common Names       Wattle, Acacia (cây keo)
Tên thực vật/Botanical Name        Acacia
Họ thực vật/Family      Fabaceae
Loại cây/Plant Type        Perennial
Kích thước trưởng thành/Mature Size (đơn vị m/cm)3 – 30m
Ánh sáng/Sun Exposure        Full sun
Thời gian nở hoa/Bloom TimeMùa đông hoặc mùa xuân
Màu hoa/Flower Color        Màu vàng hoặc màu trắng
Nguồn gốc/Native Area Đại lục cổ Gondwana

Keo là loại cây thân gỗ, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khô hạn ở vùng nhiệt đới hoặc ôn đới. Chúng có thể sống từ 10 – 15 năm nếu lấy gỗ và từ 7 – 10 năm nếu trồng làm nguyên liệu sản xuất bột giấy. 

Cây keo thân thẳng. Cao trung bình từ 3 – 30m tùy loại, đường kính thân từ 40 – 50cm. Khi còn non, thân cây có vỏ mềm, khá mịn và chuyển dần sang xù xì, màu nâu đậm khi trường thành.

Keo là giống cây thân gỗ, cao thẳng.
Keo là giống cây thân gỗ, cao thẳng.

Lá keo phẳng, bẹt, hình lông chim, kích thước nhỏ và vừa. Cuống lá hướng thẳng về phía ánh sáng, có tác dụng hạn chế tình trạng thoát hơi nước, đồng thời hạ nhiệt cho cây. Đặc biệt, một số loại cây keo sống ở vùng khô hạn còn xuất hiện các gai cứng trên cành lá.

Keo có thể ra hoa vào mùa đông hoặc mùa xuân. Hoa mọc thành chùm, mỗi hoa gồm 5 cánh, màu trắng hoặc vàng nổi bật. Một điều thú vị là khi hoa keo nở rộ cũng là thời điểm các quả keo bắt đầu già, khô và chuẩn bị rụng.

Quả keo có hình dáng dài, dẹt từ 10 – 15cm, bên trong có chứa từ 15 – 20 hạt keo. Khi quả keo non, hạt có màu xanh và chuyển sang màu nâu đen khi  quả già.

Những loại cây keo phổ biến

Keo vàng

Keo vàng còn được biết đến với các tên gọi khác như keo lá tràm hay tràm bông vàng, thích hợp trồng ở vùng ôn đới. Nó cao trung bình từ 3 – 9m. Lúc nhỏ, vỏ cây màu xám mịn, khi về già chuyển qua màu nâu đậm, vỏ cây sần sùi, thô ráp.

Nhìn chung, keo vàng có tiết diện thân nhỏ nên được trồng chủ yếu để làm nguyên liệu gỗ, thiết kế đồ nội thất hoặc trồng để chiết suất chất tanin từ vỏ cây.

Giống keo vàng phổ biến tại Việt Nam.
Giống keo vàng phổ biến tại Việt Nam.

Keo tai tượng

Cây thân lớn, cao trung bình từ 10 – 30m, đường kính thân từ 30 – 35cm. Loại keo này ưa sống ở những vùng đất ẩm, có đặc tính thoát nước tốt. 

Keo tai tượng có thể sinh trưởng chiều cao từ 2 – 3m/năm, ra hoa và trái nhiều, cung cấp 200 – 250kg hạt keo giống. Nó thường được trồng với mục đích chủ yếu là lấy gỗ, sản xuất bột giấy.

Giống keo tai tượng được ứng dụng vào công nghệ sản xuất giấy.
Giống keo tai tượng được ứng dụng vào công nghệ sản xuất giấy.

Keo dậu

Keo dậu thường được trồng để làm hàng rào bao quanh vườn tược, nông trại, khu vực trồng trọt. Loài này có lá kép hình lông chim, cuống lá cấp 1, có các tuyến hình.

Nhìn chung, keo dậu sinh trưởng tốt tại vùng đất có khả năng thoát nước tốt, khu vực ngập mặn ven biển, đất ít chua nhưng không chịu được úng nước. Ở một số địa phương, loài keo này được xem là thực vật xâm hại, đe dọa đến sự phát triển của các loại cây khác.

Giống keo dậu được trồng phổ biến tại các địa phương nông nghiệp.
Giống keo dậu được trồng phổ biến tại các địa phương nông nghiệp.

Keo lai

Keo Lai là giống cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều tại Bình Phước và các tỉnh khu vực Nam Bộ. Nó sinh trưởng và phát triển rất nhanh, cho năng suất gỗ cao.

Loài keo này thích nghi với điều kiện tự nhiên khô hạn, có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt.

Giống keo lai cho năng suất gỗ cao.
Giống keo lai cho năng suất gỗ cao.

>> Xem thêm: Cây Sống Đời: Công Dụng – Hợp Mệnh Nào – Cách Trồng

Công dụng của cây keo

Cây keo không chỉ được trồng để phủ xanh đồi núi mà còn mang đến nhiều lợi ích to lớn cho môi trường, đời sống và sản xuất của con người. Cụ thể:

Giữ đất, thanh lọc không khí

Trong xu hướng trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cây keo là một trong những loài cây được ưu tiên hàng đầu. Chúng sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu Việt Nam, dễ phát triển mạnh mẽ, bám đất cực tốt, chống xói mòn cũng như giữ chất dinh dưỡng cho đất.

Ngoài ra, trồng cây keo quy mô lớn còn góp phần cải tạo bầu không khí trong lành, cung cấp oxy cho con người và các sinh vật khác.

Nguyên liệu sản xuất bột giấy, đồ nội thất

Gỗ của cây keo chứa cellulose, một chất cơ bản cần thiết để sản xuất bột giấy. Vì thế, cây keo được trồng với quy mô lớn để làm nguyên liệu cho các nhà máy giấy.

Bên cạnh đó, gỗ keo dẻo dai, độ bền cao, dễ cắt xẻ nên được ứng dụng vào lĩnh vực thiết kế nội thất, đồ trang trí như bàn ghế, giường tủ,…

Gỗ keo được ứng dụng vào công nghiệp sản xuất đồ nội thất gỗ.
Gỗ keo được ứng dụng vào công nghiệp sản xuất đồ nội thất gỗ.

Ứng dụng trong xây dựng

Keo cũng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng. Gỗ keo xẻ như coppha, pallet,… trở nên phổ biến trong quá trình thi công, hoàn thiện công trình đê làm khuôn mẫu, cốt pha đổ bê tông.

Trong y học

Một số loại cây keo có chứa các chất alkaloid có thể gây tác động lên hệ thần kinh nên được sử dụng để làm chất giảm đau, an thần cho người bệnh.

Các bộ phận khác như lá, vỏ cây, rễ cây cung được dùng để nấu nước uống. Bạn cũng có thể ăn sống hạt của keo để hỗ trợ tiêu hóa, trị giun sán hiệu quả.

Bạn dành nhiều thời gian để chăm sóc cây cảnh và không có thời gian để dọn dẹp nhà. Vậy hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee nhé! Các chị Ong cam sẽ đến giúp bạn dọn dẹp gọn gàng nhà cửa.

Tải app bTaskee và trải nghiệm dịch vụ gia đình ngay hôm nay.

Cách chăm sóc cây keo

Ánh sáng

Cây keo thường thích hợp với môi trường có ánh sáng mặt trời trực tiếp, tuy nhiên,  một số loại vẫn có thể sinh trưởng tốt trong bóng râm. Vì thế, bạn nên trồng cây ở vị trí có đủ ánh sáng để tối ưu hóa quá trình quang hợp.

Keo là giống cây ưa ánh sáng mặt trời.
Keo là giống cây ưa ánh sáng mặt trời.

Đất

Cây keo sinh trưởng trên đất rừng, giàu chất hữu cơ và có khả năng thoát nước tốt. Môi trường đất cần đảm bảo độ pH trong khoảng từ 6.0 – 7.5.

Cây keo sinh trưởng tốt trên các dạng đất đồi khác nhau.
Cây keo sinh trưởng tốt trên các dạng đất đồi khác nhau.

Nước

Tưới nước khi nhận thấy tầng đất ở phía trên bề mặt bị khô. Thông thường, với cây con, bạn nên tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều tối. Tuy nhiên, bạn cần tránh để đất quá ẩm, vì điều này có thể làm rễ bị mục rữa và gây hại cho cây.

Hệ thống tưới tiêu cho rừng keo.
Hệ thống tưới tiêu cho rừng keo.

Nhiệt độ và độ ẩm

Cây keo phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ khoảng 18 – 25 độ C và không thể thích nghi với những nơi có nhiệt độ quá lạnh.

Bên cạnh đó, đối với cây keo con, bạn cũng cần cung cấp đủ độ ẩm bằng cách sử dụng tưới phun sương hoặc đặt cây trên một khay có nước trước khi đem trồng ở ngoài. 

Hệ thống tưới phun sương giúp giữ độ ẩm cho đất trồng keo.

Phân bón

Sử dụng phân bón hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây keo. Áp dụng bón phân cho cây vào mùa xuân và mùa hạ, hạn chế sử dụng phân bón vào mùa đông.

Lúc đầu, trước khi trồng cây keo khoảng 15 ngày nên bón lót bằng phân chuồng hoai mục và phân NPK. 

Bón bổ sung phân NPK cho cây keo.

Cách trồng cây keo

Cách trồng cây keo được thực hiện như sau:

  • Bước 1 – Xử lý thực bì: Trước khi trồng keo cần dọn sạch thực bì, nơi thực bì dưới 1m thì gom thành đống rồi đốt còn thực bì trên 1m thì tiến hành phát băng diện rộng. 
  • Bước 2 – Làm đất: Với đất dốc trên 150 thì làm đất thủ công, dưới 150 thì cày ngầm. Sau đó đào hố 40x40x40cm, bón lót phân chuồng hoai mục và để yên trong ít nhất 15 ngày. 
  • Bước 3 – Trồng cây: Tách lớp nilon phía ngoài bầu và đặt cây vào trong hố rồi lấp đất để cố định cây và tưới nước quanh gốc.
Đào hồ trồng cây keo.
Đào hồ trồng cây keo.

>> Xem thêm: Cây Vạn Lộc Có Ý Nghĩa Gì? Kỹ Thuật Trồng Ra Sao?

Lưu ý khi trồng và chăm sóc

Khi trồng và chăm sóc cây keo, bạn cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Có 2 thời điểm phù hợp để trồng cây keo là vụ xuân trước tháng 4 và vụ thu trước ngày 15/11.
  • Chọn đất có dạng thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ. Vị trí nên có đủ ánh sáng, tránh những khu vực có gió mạnh. 
  • Đảm bảo giữ khoảng cách phù hợp giữa các cây để tối ưu hóa sự phát triển của chúng. Mật độ trồng keo lý tưởng là 1.100 – 1.600 cây/ha. 
  • Tưới nước đều đặn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu, khi cây đang thiếu nước, cần tưới 2 lần/ngày.
  • Cung cấp phân bón chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là nitơ và kali, để hỗ trợ sự phát triển và tăng cường sức khỏe của cây.
  • Theo dõi và kiểm tra thường xuyên tình trạng của cây keo để phát hiện sớm các dấu hiệu của sâu bệnh. Khi cần thiết, tiến hành thực hiện các biện pháp phòng trừ tác nhân gây hại.
Chăm sóc cây keo giống đúng quy trình để đạt năng suất cao.
Chăm sóc cây keo giống đúng quy trình để đạt năng suất cao.

Cách cắt tỉa cho cây Keo

Để cây keo thích nghi tốt, phòng trừ sâu bệnh cũng như dồn dinh dưỡng nuôi cây thì bạn cần cắt tỉa bớt cành lá dưới gốc.

Cắt tỉa lá dưới thân cây keo.
Cắt tỉa lá dưới thân cây keo.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ như kìm, kéo hoặc cưa cây tùy thuộc vào kích thước cành. Đảm bảo công cụ sắc bén để giảm tổn thương cho cây.
  • Bước 2: Xác định cành cần loại bỏ để cải thiện hình dáng cây, tạo độ thông thoáng và khuyến khích sự phát triển đều từ gốc đến ngọn.
  • Bước 3: Cắt cành gần gốc của cành chính hoặc gần vị trí nối với thân cây. Chú ý cắt ở góc khoảng 45 độ để giảm nguy cơ nước mưa đọng lại trên vết cắt, gây thối rữa.

Đối với cành lớn, sử dụng cưa cây và thực hiện cắt từ phía dưới trước, sau đó từ phía trên để tránh làm rơi cành.

  • Bước 4: Bôi chất chống nước hoặc chất chống sâu bệnh lên vết cắt để bảo vệ cây khỏi nước và mầm mống gây hại.

Cách nhân giống

Hiện nay, cây keo được nhân giống chủ yếu bằng cách chiết, giâm cành,…. trong đó kỹ thuật cắt cành và giâm hom được xem là phương pháp phổ biến hơn cả.

Nhân giống cây keo theo từng bầu đất riêng lẻ.
Nhân giống cây keo theo từng bầu đất riêng lẻ.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị thiết bị, vật tư, hóa chất cần thiết như kéo cắt lá, kéo bấm cành, đĩa đựng thuốc, que cấy, khay đựng hom, thuốc kích thích mọc rễ,…
  • Bước 2: Cắt cành cần giâm hom vào buổi sáng, sau đó ngâm cành vào nước và bảo quản nơi khô mát. 
  • Bước 3: Dùng kéo cắt các đoạn cành thành hom, chiều dài từ 15 – 20cm, mỗi hom giâm có từ 3 – 5 lá. 
  • Bước 4: Ngâm các đoạn hom giâm vào dung dịch kích thích mọc rễ.
  • Bước 5: Cấy hom giâm vào chính giữa bầu đã chuẩn bị sẵn, mỗi bầu cấy 1 hom. Trong 30 ngày tiếp theo cần chăm sóc hom giâm để hom ra rễ và cắt tỉa bớt chồi, chỉ để lại 1 chồi giống duy nhất. 

Các bệnh thường gặp

Trong vòng đời sinh trưởng và phát triển, cây keo có thể gặp phải một số bệnh sau:

  • Bệnh phấn trắng lá keo: Do nấm Oidium sp gây ra khiến lá xoăn, xuất hiện các vệt phấn trắng trên mặt lá. 
  • Bệnh thán thư (đốm than): Tạo ra các đốm màu đen hoặc nâu trên lá, thường là do nấm Colletotrichum.
  • Bệnh nấm hồng: Do nấm Corticium salmonicolor Berk & Br gây ra tạo các đốm màu trắng trên vỏ cây keo. Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa tại những khu vực có độ ẩm cao.
  • Bệnh đen thân: Do nấm Macrophomina phaseolina Tassi gây ra khiến gốc màu nâu đen, lá mất màu xanh và bị khô, héo rũ.
Bệnh phấn trắng trên lá keo.
Bệnh phấn trắng trên lá keo.

Khi trồng và chăm sóc cây, bạn cần kiểm tra cây thường xuyên, giữ cho môi trường xung quanh sạch sẽ và thực hiện các biện pháp phòng trừ để giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Câu hỏi thường gặp

  1. Làm cách nào để xử lý lá cây keo bị đen?

    Lá cây keo bị đen có thể là do nhiều nguyên nhân như nấm mốc, thán thư hoặc sự tấn công của côn trùng. 
    Vì vậy, trước hết cần xác định nguyên nhân gây ra chứng đen lá ở cây keo để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. Thông thường có thể kết hợp cắt tỉa cành lá bị nhiễm bệnh, đồng thời phun thuốc trừ sâu để loại bỏ nấm.

  2. Nhược điểm của gỗ keo là gì?

    Mặc dù gỗ keo có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có một số nhược điểm:
    – Gỗ keo có độ cứng và chống chịu tốt, nhưng nó cũng có thể bị trầy xước hoặc tổn thương dễ dàng hơn so với một số loại gỗ cứng khác
    – Gỗ keo có khả năng bị tấn công từ mối mọt cao hơn so với một số loại gỗ khác.
    – Gỗ keo có màu sắc không đồng đều, và có thể xuất hiện một số vết nứt trên bề mặt.
    – Gỗ keo có khả năng co giãn khi thay đổi điều kiện môi trường, điều này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và hình dạng của nó theo thời gian.
    – Gỗ keo có thể hấp thụ nước nhanh chóng, đặc biệt là khi chưa được xử lý chống thấm nước, dẫn đến tăng cường khả năng phồng nở và co rút của nó.

Trên đây, bTaskee đã chia sẻ đến bạn những thông tin cụ thể, chi tiết về cây keo. Hy vọng rằng những điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ về loại cây quen thuộc này cũng như nắm vững kỹ thuật nhân giống, cách trồng, chăm sóc cây keo.

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Pinterest

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services