Cây lưỡi hổ có độc không cũng như có thể trồng loại cây này trong nhà được không? Nếu bạn còn phân vân về những vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin sau đây nhé.
Đặc điểm của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ hay còn được gọi là hổ vĩ, lưỡi cọp, hổ thiệt,… Đây là một loại cây mọng nước, cây mọc thẳng từ gốc. Cây lưỡi hổ trưởng thành có thể cao tới 80cm. Lá cây mọc thành các cành từ gốc, có màu xanh đậm, cứng, dày lá và bóng.
Lá cây có dạng giáo hẹp, trung bình 5 – 6 bụi trên một cây. Hai bên mép lá có dải màu vàng kéo dài từ gốc đến ngọn. Hoa cây lưỡi hổ nhỏ, mềm, mọc thành từng cụm màu trắng ngà. Quả của loại cây màu vàng cam có hình cầu.
Cây có khả năng chịu nóng hạn rất tốt, sống bền bỉ. Khi không có nắng mặt trời thì cây vẫn có thể phát triển tốt. Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ở Tây Phi.
Hiện nay, ở nước ta cây này mọc dại rất nhiều tại các vùng núi và đồng bằng. Loại cây này mang vẻ đẹp tinh tế cùng nhiều ý nghĩa may mắn nên được sử dụng làm cây cảnh khá phổ biến.
Cây lưỡi hổ có độc không?
Được biết đến như một loại cây có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Cây lưỡi hổ trong Đông y được dùng để điều chế thành các vị thuốc chữa bệnh.
Tuy nhiên một câu hỏi mà rất nhiều bạn thắc mắc là cây lưỡi hổ có độc hay không? Chúng ta phải dựa vào nhiều phương diện khác nhau để đánh giá rằng loại cây có tính độc không.
- Cây lưỡi hổ được chứng mình là có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe con người. Do đó nó được dùng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
- Tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ có thể kể đến như trị viêm họng, ho, mất tiếng, bỏng, dị ứng…
- Tác hại của cây lưỡi hổ: tuy nhiên trong cây lưỡi hổ có một chút độc tính nhẹ. Do đó khi sử dụng để chữa bệnh phải chế biến cây đúng cách để tránh gây ra những hậu quả khó lường. Nếu bạn vô tình nhai phải lá cây lưỡi hổ sống chưa chế biến thì sẽ bị rơi vào tình trạng nôn mửa và tiêu chảy.
Từ đó ta có thể thấy rằng cây Lưỡi hổ có độc. Tuy nhiên chỉ khi ăn phải cây lưỡi hổ sống chưa qua chế biến thì mới bị nôn mửa và tiêu chảy. Cây vẫn có thể được sử dụng làm đồ trang trí mà không gây hại gì cho sức khỏe.
Lưu ý với những người có làn da nhạy cảm, viêm da nên tránh tiếp xúc với cây lưỡi hổ vì có thể sẽ bị nổi mẩn, dị ứng.
Công việc nhà bận rộn khiến bạn không có nhiều thời gian lựa chọn, chăm sóc cây cảnh. Hãy sử dụng ngay dịch vụ giúp việc theo giờ bTaskee nhé. Đội ngũ CTV của bTaskee sẽ giúp bạn vệ sinh nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp.
Tải app bTaskee và đặt dịch vụ ngay hôm nay!
Lợi ích khi trồng cây lưỡi hổ
Biết cách sử dụng cây lưỡi hổ sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Bạn hãy chú ý đến số lượng, kích thước của cây, mục đích sử dụng để lựa chọn được cây lưỡi hổ phù hợp với không gian sống của mình nhé.
- Lọc không khí trong nhà: cây lưỡi hổ có khả năng lọc khí độc rất hiệu quả, mang đến cho không gian sống trong sạch. Tại các khu vực như khách sạn, sân bay trồng rất nhiều loại cây này.
- Trang trí nhà cửa: nhờ vào màu sắc bắt mắt, sự cứng cáp của mình, cây lưỡi hổ được dùng để trang trí, đặt làm cảnh trong nhà, mang đến không gian sống sinh động hơn.
- Vị thuốc dân gian: đây là một bài thuốc chữa ho, viêm họng hiệu quả trong đông y.
- Ý nghĩa phong thủy may mắn: theo quan niệm phong thủy, cây có khả năng xua đuổi tà khí và thu hút vận may. Trồng cây Lưỡi hổ trong nhà được cho là mang đến cho gia chủ tài lộc vững chãi nên lược rất nhiều người ưa chuộng.
Giải đáp thắc mắc: Có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà?
Nhiều người thường phân vân trồng cây lưỡi hổ trong nhà có tốt không? Câu trả lời là có nhé. Tuy là một loài cây có độc tính nhưng việc dùng cây để trang trí không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người.
Bên cạnh đó trồng cây lưỡi hổ trong nhà còn mang đến cho gia chủ nhiều lợi ích. Dù có độc nhưng chỉ khi ăn trực tiếp lá của cây thì mới có hại.
Nếu trong nhà bạn có trẻ em và nuôi thú cưng thì không nên trồng cây này trong nhà. Tránh trường hợp trẻ em và thú cưng của bạn ăn phải lá cây. Khi trồng loại cây này trong nhà chú ý nên trồng ở trên cao để tránh xa tầm với của trẻ em và những nơi thú cưng của bạn.
Có thể bạn cần biết: Cách Trồng Cây Lưỡi Hổ Nhanh Lớn, Tươi Xanh, Ít Tốn Công
Câu hỏi thường gặp
- Nhựa cây lưỡi hổ có độc không?
Lá cây lưỡi hổ có chứa độc tố, gây nên một số tác hại nếu ăn phải như đau bụng, đi ngoài, buồn nôn. Các triệu chứng này tương tự như bệnh tiêu hóa thông thường.
- Sai lầm khi trồng cây lưỡi hổ?
– Những vị trí cần tránh đặt cây lưỡi hổ: trong phòng tắm, cửa ra vào.
– Tưới nước quá nhiều với tần suất thường xuyên.
– Chậu trồng cây không có lỗ thoát nước, quá to.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “cây lưỡi hổ có độc không?” cũng như những lưu ý trong cách trồng loại cây này. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này và có được cho mình những chậu cây cảnh đẹp cho không gian sống của mình.
>>>Xem thêm các bài liên quan:
- Cách Chăm Sóc Cây Lưỡi Hổ Trong Văn Phòng Luôn Xanh Tốt
- Cây Cảnh Văn Phòng Dễ Chăm Sóc, Tốt Cho Sức Khỏe
- 27 Cây Trồng Trong Nước Dễ Chăm Trang Trí Trong Nhà
Hình ảnh: Canva