Cây Mai Chiếu Thủy: Ý Nghĩa Sung Túc Cho Ngôi Nhà

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cây mai thủy chiếu
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Mỗi loại cây cảnh đều có một sức hút và vẻ đẹp riêng. Cây mai chiếu thuỷ cũng vậy, cây khiến cho nhiều người mê mẩn và bị thu hút ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu kỹ hơn về loại cây này ngay.

Cây mai chiếu thủy là cây gì? 

Tên gọi khác của mai chiếu thuỷ là cây mai chiếu thổ, mai trúc thuỷ hay mai chấn thuỷ. Tên khoa học của loại cây này là Wrightia Religiosa có nguồn gốc từ vùng Đông Dương. 

Đặc điểm dễ nhận biết nhất chính là thế cây mai chiếu thủy có nhiều nhánh, lá nhỏ, hoa trắng muốt. Cây rất dễ cắt tỉa cũng như uốn nắn theo ý muốn của người trồng. Chính vì thế loại cây này được trồng để làm cảnh, làm cây bonsai

Cây mai chiếu thuỷ còn có tên gọi khác là mai trúc thuỷ.
Cây mai chiếu thuỷ còn có tên gọi khác là mai trúc thuỷ.

Phân biệt các giống mai chiếu thủy  

Mai chiếu thủy lá nhỏ (lá kim)

Cây mai chiếu thuỷ lá nhỏ được biết đến là giống khó uốn nắn nhất bởi thân cây giòn dễ gãy. Lá cây rất nhỏ, có màu xanh nhưng hơi ngả sang vàng. Điểm nổi bật chính là hoa mai chiếu thủy lá nhỏ rất nhiều nên thường được chọn làm cây bonsai.

Mai chiếu thuỷ lá nhỏ rất khó uốn nắn.
Mai chiếu thuỷ lá nhỏ rất khó uốn nắn.

Mai chiếu thủy lá trung

Mai chiếu thuỷ lá trung gồm có nu sọ khỉ, nu Gò Công, trung nu,.. Tuy nhiên hai loại nổi tiếng được nhiều người chọn nhất là Thanh Mai và nu Gò Công. 

Mai chiếu thuỷ nu Gò Công có thân sần sùi, nổi nhiều u cục. Đây chính là điểm làm nên giá trị và sức hút của giống cây này.

Mai chiếu thuỷ lá trung có thân sần sùi.
Mai chiếu thuỷ lá trung có thân sần sùi.

Mai chiếu thuỷ Thanh Mai có lá hình bầu dục, màu xanh đậm và đường gân mọc thành hai hàng rõ rệt. Ngoài ra Thanh Mai có ít hoa, ít nu nên giá trị cây không bằng cây mai chiếu thuỷ nu Gò Công. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Cách Uốn Cây Cảnh Chuẩn Kỹ Thuật Tại Nhà

Mai chiếu thủy lá lớn

Đặc điểm nổi bật của mai chiếu thuỷ lá lớn chính là có hoa màu trắng, thường có 20 cánh, mọc trên cọng dài kết thành những chùm toả hương thơm ngào ngạt. Thân của giống cây này cũng rất to, sần sùi và số lượng nu cũng rất nhiều. 

Mai chiếu thuỷ lá lớn có nhiều nụ hoa.
Mai chiếu thuỷ lá lớn có nhiều nụ hoa.

Mai chiếu thủy mang ý nghĩa phong thủy gì? 

Bên cạnh việc tô điểm không gian sống, mai chiếu thủy còn có nhiều ý nghĩa to lớn trong phong thuỷ. Loại cây này giúp trấn an long mạch, đem tới may mắn cũng như tài lộc cho gia chủ. 

Bên cạnh đó tuổi thọ của mai chiếu thuỷ rất cao nên được coi như là một biểu tượng của sự trường tồn vĩnh cửu và sự mạnh mẽ quật cường trước mọi biến cố của cuộc đời. 

Cây mai chiếu thổ đem tới tài lộc cho gia đình.
Cây mai chiếu thổ đem tới tài lộc cho gia đình. 

Bạn không có nhiều thời gian để dọn dẹp và chăm sóc nhà cửa? Bạn cần một người thay bạn giải quyết mọi vết bẩn khó chịu và đem lại môi trường sống sạch sẽ, trong lành? Hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee, các Chị Ong Cam luôn sẵn sàng đến và hỗ trợ bạn dọn dẹp mọi gian phòng

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch các dịch vụ tiện ích gia đình ngay!

Cây mai chiếu thủy (mai chiếu thổ) hợp với người mệnh gì? 

Trong phong thủy, mai thủy chiếu hợp với người mệnh Mộc. Bởi theo quy luật ngũ hành, Mộc với Mộc là quan hệ tương sinh nên nếu gia chủ có mệnh này trồng mai chiếu thuỷ trong nhà chắc chắn sẽ gặp nhiều may mắn và đạt nhiều thuận lợi, thành công trong cuộc sống.

Cây mai chiếu thổ phù hợp với người mệnh Mộc hoặc người mệnh Thủy.
Cây mai chiếu thổ phù hợp với người mệnh Mộc hoặc người mệnh Thủy.

Bên cạnh đó mệnh Thuỷ cũng hợp trồng loại cây này bởi Thuỷ sinh Mộc, Mộc dưỡng Thuỷ. Chính vì thế gia chủ mệnh Thuỷ sẽ luôn bình an, gặp nhiều điều may mắn và hạnh phúc khi trồng mai chiếu thuỷ ở trong này. 

Ngoài ra, những người tuổi Tuất, Mùi, Mão, Hợi trồng mai chiếu thủy sẽ rất phù hợp. Cây giúp những gia chủ tuổi này sớm được lộc công danh. Đối với người tuổi Tỵ, Thìn, Tí cây mang đến lộc ăn uống. Riêng người tuổi Sửu, Dần có mai chiếu thủy trong nhà sẽ tăng thêm khí khái, cốt cách.

>>> Xem thêm: Mệnh Thuỷ Hợp Cây Gì Để Bàn Làm Việc Giúp Hút Tài Lộc?

Một số cách trồng và chăm sóc mai chiếu thủy 

Cách trồng cây mai chiếu thủy

Cách trồng và chăm sóc cây mai chiếu thủy không dễ. Trước hết, loại cây này thường được trồng bằng một trong hai cách phổ biến: Bằng hạt hoặc chiết cành. 

Cách trồng và chăm sóc cây mai chiếu thủy không dễ.
Cách trồng và chăm sóc cây mai chiếu thủy không dễ.

Khi trồng bằng hạt bạn cần chọn loại đất thoáng khí và tơi xốp kết hợp với việc bón phân hữu cơ giúp độ dinh dưỡng có trong đất được tăng lên trước khi gieo hạt. 

Khi trồng bằng chiết cạnh bạn nên chọn những cành khoẻ mạnh nhất và không bị sâu bệnh. Tiếp theo bạn cần khoanh vỏ cách gốc 3 – 4cm xung quanh cành và đắp đất lên vùng khoanh này. Bên cạnh đó bạn cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cành trước khi nó mọc rễ. 

Phương pháp chăm sóc

Khi chăm sóc cây mai chiếu thuỷ bạn cần chú ý những điểm sau đây:

  • Nước: Mỗi ngày nên tưới cây 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Lưu ý cây không cần lượng nước tưới quá nhiều, chỉ cần ⅔ đất trồng là đủ. Bên cạnh đó để cây được cấp đủ nước, bạn có thể kết hợp tưới phun sương trên thân lá và dưới gốc của cây.
  • Ánh sáng: Mai chiếu thuỷ là một loại cây ưa sáng nên bạn cần chọn trồng cây ở những nơi có ánh sáng nhiều. Tuy nhiên để tránh ánh nắng mặt trời quá gắt bạn nên chuẩn bị thêm mái che hoặc di chuyển cây khi cần thiết.
  • Phân bón: Bạn có thể bón những loại phân hữu cơ cho cây như phân vi sinh, phân chuồng. Với phân vi sinh, bạn nên pha nó với nước rồi phun trực tiếp vào đất để mai chiếu thuỷ có thể hấp thụ tốt hơn. Với phân chuồng, trước khi bón xung quanh gốc bạn nên phơi khô. 
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt là 25 – 30 độ C.
Mai chiếu thuỷ thích hợp trồng nơi có nhiều ánh sáng.
Mai chiếu thuỷ thích hợp trồng nơi có nhiều ánh sáng. 

Nhân giống cho cây

Hai phương pháp chủ yếu để nhân giống cây mai chiếu thuỷ chính là chiết cành và giâm cành. Trước hết bạn cần phải chọn cành khỏe mạnh, ở vị trí trên cao để làm giống. Sau đó cắt cành thành những khúc khoảng 15cm. Sau đó đặt cành đã cắt vào trong nước. 

Giâm cành thường được áp dụng trong nhân giống cây.
Giâm cành thường được áp dụng trong nhân giống cây. 

Ngoài ra việc thay nước thường xuyên là điều cần thiết. Nếu muốn cây khỏe hơn, bạn nên đơi khoảng từ 3 cho đến 4 tháng cho cây ra nhiều rễ rồi mới mang đi trồng. 

Câu hỏi thường gặp 

  1. Làm thế nào để hãm cây mai chiếu thủy ra hoa

    Để hãm mai chiếu thuỷ ra hoa bạn cần phải ngưng tưới nước cho cây trong khoảng 5 ngày. Sau đó bạn nên tỉa hết ngọn và lá rồi bón phân kích hoa đầu trâu KNO3 ở gốc cây. Sau 5 ngày, bạn nên hạn chế tưới nhiều nước cho cây mai chiếu thuỷ. 

  2. Cây mai chiếu thủy thích hợp đặt ở đâu nhất để tốt cho phong thủy?

    Để tốt cho phong thuỷ, mai chiếu thuỷ nên được đặt ở trong phòng khách, ngoài sân vườn,… những nơi thoáng mát và đảm bảo ánh sáng vừa phải. Điều này sẽ giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn và thuận buồm xuôi gió hơn trong chuyện làm ăn, kinh doanh.

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của bTaskee đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây mai chiếu thuỷ. Đây là một loại cây rất được ưa chuộng để làm bonsai ở trong nhà. Bên cạnh đó, mong rằng bạn cũng có thêm kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc mai chiếu thuỷ. 

Xem thêm các nội dung tương tự:

Hình ảnh: Canva

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services