Cây Măng Cụt: Đặc Điểm, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cây măng cụt
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Măng cụt là loại trái được nhiều người ưa chuộng bởi vị thơm, ngọt chua đan xen. Vậy cây măng cụt có nguồn gốc từ đâu, có đặc điểm gì? Cách trồng và chăm sóc cây có đơn giản không? Cùng bTaskee tìm hiểu chi tiết về loại cây này nhé!

Cây măng cụt là cây gì? | Thông tin về cây măng cụt

Nguồn gốc của cây măng cụt

Cây măng cụt còn có tên gọi khác là cây quả tỏi ngọt, là một loài cây thuộc họ Bứa. Có tên khoa học là Garcinia mangostana. Cây thuộc loại cây Nhiệt Đới Thường Xanh cho quả ăn được, có nguồn gốc từ các đảo quốc Đông Nam Á.

Măng cụt là loại cây ưa nhiệt đới và thường được trồng chủ yếu ở các khu vực có khí hậu ấm áp, nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á tập trung các nước như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Và Tây Nam Ấn Độ, các khu vực nhiệt đới khác như Colombia, Puerto Rico và Florida.

Cây măng cụt còn có tên gọi khác là cây quả tỏi ngọt, là một loài cây thuộc họ Bứa.
Cây măng cụt còn có tên gọi khác là cây quả tỏi ngọt, là một loài cây thuộc họ Bứa.

Đặc điểm của cây măng cụt

Tên gọi chung/Common NamesCây măng cụt
Tên thực vật/Botanical NameGarcinia mangostana
Họ thực vật/FamilyThực vật họ Dứa
Kích thước trưởng thành/Mature Size7 – 10 m
Ánh sáng/Sun ExposureThích nghi với khí hậu có nhiệt độ trung bình từ 24°C đến 30°C và độ ẩm cao
Thời gian cây ra tráiKhoảng tháng 4 – tháng 6
Bảng đặc điểm cây măng cụt.

Ở Việt Nam, cây măng cụt được trồng nhiều ở khu vực miền Nam, Đông Nam Bộ khu vực các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm, vỏ không ăn được. Ruột trắng ngà, mọng nước, hơi xơ và chia thành nhiều múi, một quả có thể chứa khoảng 4, 8 múi, rất hiếm khi có 3 hay 9 múi. Quả có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm thu hút.

Trong mỗi quả, phần thịt có mùi thơm ăn được bao quanh mỗi hạt là vỏ quả trong thực vật, tức là lớp bên trong của bầu nhụy. Hạt có hình quả hạnh và kích thước nhỏ.

Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm, vỏ không ăn được
Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm, vỏ không ăn được

Những loại cây măng cụt phổ biến

Măng cụt có nhiều loại khác nhau, mỗi loại đều có hình dáng và hương vị riêng biệt. Ở Việt Nam, có hai loại măng cụt phổ biến nhất là măng cụt Lái Thiêu (Bình Dương) và măng cụt nhập khẩu từ Thái Lan.

Măng cụt Lái Thiêu: Giống này thường có cuống to, hình dáng tròn bầu, vỏ màu tím đậm và mang hương vị chua ngọt đặc trưng, gây ấn tượng mạnh mẽ cho vị giác.

Măng cụt Thái Lan: Giống măng cụt này thì thường có cuống nhỏ hơn nhưng dài hơn, vỏ có màu nâu da cam, thịt măng cụt ngọt và múi mềm, dễ nhai và nuốt.

Ở Việt Nam, có hai loại măng cụt phổ biến nhất là măng cụt Lái Thiêu (Bình Dương) và măng cụt nhập khẩu từ Thái Lan.
Ở Việt Nam, có hai loại măng cụt phổ biến nhất là măng cụt Lái Thiêu (Bình Dương) và măng cụt nhập khẩu từ Thái Lan.

Công dụng của cây măng cụt

Măng cụt là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. 

Trong thịt măng cụt chứa một lượng đáng kể chất đạm, canxi, sắt, photpho và nhiều dưỡng chất khác. Canxi và photpho có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và răng. Sắt là một yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Bên cạnh phần ruột trắng thường được ăn, phần vỏ màu tím sẫm của măng cụt cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, như các polyphenol và flavonoid. Những chất này có khả năng ngăn chặn sự tổn thương của tế bào do gốc tự do trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa ung thư và các bệnh lý khác.

Chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, măng cụt có khả năng giúp cải thiện và bảo vệ da khỏi nhiều vấn đề, như mụn, nấm, viêm da, do khả năng giảm vi khuẩn và tác động chống viêm. Vitamin C trong măng cụt có tác dụng làm sáng da, giúp da trở nên mịn màng và tươi sáng hơn.

Các chất chống oxy hóa có trong măng cụt giúp ngăn chặn tổn thương của tế bào da do các gốc tự do, từ đó giúp chống lại sự lão hóa da. Ăn măng cụt thường xuyên có thể hỗ trợ trong việc làm chậm quá trình lão hóa da ở tuổi trung niên.

>> Xem thêm: Măng Cụt Có Tác Dụng Gì? Ăn Nhiều Măng Cụt Có Tốt Không?

Măng cụt được mệnh danh là “thần dược” giúp các chị em phụ nữ làm đẹp da, chống lão hóa,....
Măng cụt được mệnh danh là “thần dược” giúp các chị em phụ nữ làm đẹp da, chống lão hóa,….

Nếu bạn không đủ thời gian để dọn dẹp nhà cửa bởi bận rộn công việc ngoài xã hội thì đừng quên lựa chọn dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee. Các chị Ong đảm đang sẵn sàng hỗ trợ bạn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ mỗi lúc bạn cần. Để bạn và gia đình luôn có không gian sống trong lành, mát mẻ.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm hơn 13 dịch vụ tiện ích gia đình ngay!

Cách chăm sóc cây măng cụt

Làm cỏ, trồng xen cây

Để cây măng cụt phát triển tốt, bạn nên thường xuyên làm cỏ để tạo không gian thoáng cho cây phát triển. Đồng thời giảm bớt tỷ lệ cạnh tranh chất dinh dưỡng của cây.

Ngoài ra, khi mới trồng cây, bạn nên trồng xen canh thêm một số loại cây ngắn ngày như: Đậu xanh, đậu đen, khoai mì,… vừa giúp hạn chế cỏ dại vừa có thêm nguồn thu nhập khác trong quá trình cây măng cụt phát triển chưa thu hoạch.

Làm sạch cỏ để giảm bớt tỷ lệ canh tranh chất dinh dưỡng của cây làm măng cụt chậm phát triển.
Làm sạch cỏ để giảm bớt tỷ lệ canh tranh chất dinh dưỡng của cây làm măng cụt chậm phát triển.

Đất trồng

Măng cụt không quá kén đất, tuy nhiên, loại đất tốt để cây phát triển tốt là đất tơi xốp, dễ thoát nước và giàu chất hữu cơ. Trên các loại đất mặn hoặc nhiễm mặn, măng cụt không phát triển tốt và không thích hợp để trồng.

Làm sạch cỏ để giảm bớt tỷ lệ canh tranh chất dinh dưỡng của cây làm măng cụt chậm phát triển.
Làm sạch cỏ để giảm bớt tỷ lệ canh tranh chất dinh dưỡng của cây làm măng cụt chậm phát triển.

Tưới nước cho cây

Cây măng cụt cần được tưới nước đều đặn thường xuyên. Đặc biệt trong giai đoạn đầu khi cây bắt đầu sinh trưởng cây ra mầm non, tán và giai đoạn cây bắt đầu ra quả.

Nếu cây trồng trong những vùng đất khô hạn hoặc làm cây héo bạn cần tưới nước mỗi ngày để giữ độ ẩm cho đất. Tuy nhiên, đừng tưới quá nhiều tránh tình trạng ngập úng, chết cây.

Cây măng cụt cần được tưới nước đều đặn thường xuyên.
Cây măng cụt cần được tưới nước đều đặn thường xuyên.

Bón phân cho cây

Tùy vào từng thời điểm tuổi cây, đường kính tán lá và tình trạng sức khỏe cây mà bạn sẽ có cách bón phân đúng liều lượng. Thông thường, trong giai đoạn cây đang phát triển, bạn nên bón từ 5 – 10 kg phân chuồng hoai mục. Hoặc bón phân NPK theo liều lượng cụ thể dưới đây để cây được phát triển tốt nhất:

  • Cây đạt 1 tuổi: Bón khoảng 0,5kg/cây từ 2 – 3 lần/năm.
  • Cây măng cụt 2 tuổi: Bón 1kg/cây từ 2 – 3 lần/ năm.
  • Cây măng cụt từ năm thứ 3 trở đi: Mỗi năm lượng phân tăng lên khoảng 20%.

Đồng thời để hạn chế sự mất mát phân do bốc hơi, do nước chảy tràn bằng cách đắp mô, tủ gốc bằng lớp lá cây cỏ khô xung quanh gốc. Tránh bón phân lúc mưa to và lúc không có nước tưới.

Bón phân đúng cách để cây sinh trưởng tốt.
Bón phân đúng cách để cây sinh trưởng tốt.

Xử lý ra hoa sớm

Để măng cụt ra hoa sớm và bán được giá cao thì ngay sau thu hoạch tiến hành tỉa cành, bón phân để giúp cây sớm đâm tược non. Khi thấy cây chậm ra tược có thể phun thêm urê trên lá với liều lượng 50-100g/bình.

Khi đọt non được 9-10 tuần tuổi thì rút nước ra khỏi mương vườn và ngưng tưới trong 3-4 tuần, đến khi là có biểu hiện héo thì tiến hành cho nước vào mương và tưới đẫm trở lại: thực hiện 1-2 lần cây sẽ ra hoa. Nếu cây chưa ra hoa có thể tạo khô hạn lại lần 2 để thúc ép cây ra hoa đúng mùa.

Để măng cụt ra hoa sớm và bán được giá cao thì ngay sau thu hoạch tiến hành tỉa cành, bón phân để giúp cây sớm đâm tược non.
Để măng cụt ra hoa sớm và bán được giá cao thì ngay sau thu hoạch tiến hành tỉa cành, bón phân để giúp cây sớm đâm tược non.

Cách trồng cây măng cụt

Tùy thuộc vào địa hình và điều kiện tự nhiên của khu vực trồng, mật độ trồng cây măng cụt cũng thay đổi, thường dao động từ 7 đến 10 mét giữa các cây, tương đương khoảng 100 đến 200 cây trên một hecta.

Khi chuẩn bị hố trồng, có thể đào với kích thước từ 60 x 60 x 60cm đến 80 x 80 x 80cm để cây thoải mái sinh trưởng.

Sau khi hoàn thành việc đào hố, nên bón lót khoảng 2 – 3kg phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 03 đặc biệt cho mỗi gốc cây. Đảo đều với đất, tưới nước để giữ ẩm cho đất. Sau đó mới bỏ cây trồng, hạt giống giống trồng. 

Việc này sẽ giúp cây phát triển tốt hơn và nâng cao khả năng chống lại sâu bệnh hại trong tương lai.

Mật độ trồng cây măng cụt cũng thay đổi, thường dao động từ 7 đến 10 mét giữa các cây.
Mật độ trồng cây măng cụt cũng thay đổi, thường dao động từ 7 đến 10 mét giữa các cây.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc

Việc lựa chọn cây gốc để ghép đòi hỏi sự cẩn trọng và kỹ lưỡng. Cần chọn những cây khoảng 2 năm tuổi, có gốc thẳng, phát triển mạnh mẽ, không bị tổn thương bởi sâu bệnh, và đạt chiều cao từ 60cm trở lên (tính từ mặt bầu ươm). 

Các cành ghép thường nên là những cành có 3 – 4 cặp lá, khỏe mạnh, không có dấu hiệu của sâu bệnh. Việc lựa chọn cành ghép cần tập trung vào kích thước tương xứng với gốc ghép để đảm bảo sự phù hợp và thành công của quá trình ghép cây.

Cần chọn những cây khoảng 2 năm tuổi, có gốc thẳng, phát triển mạnh mẽ, không bị tổn thương.
Cần chọn những cây khoảng 2 năm tuổi, có gốc thẳng, phát triển mạnh mẽ, không bị tổn thương.

Cách cắt tỉa cây măng cụt

Cách cắt tỉa cành cho cây măng cụt đòi hỏi sự chính xác và phù hợp để đảm bảo sức khỏe và hình dạng của cây:

  • Tỉa cành khi còn nhỏ: Tỉa bỏ các cành vượt, cành đan chéo nhau khi chúng còn nhỏ để tạo tán cây cân đối. Điều này sẽ giúp cây phát triển một cách đồng đều và mang lại hình dáng lý tưởng sau này.
  • Tỉa sau thu hoạch: Sau khi thu hoạch, cần loại bỏ các cành sâu bệnh, cành bị gãy, cành vượt. Tuy nhiên, cần lưu ý không tỉa quá nhiều để tránh làm cho gốc cây trở nên trơ trụi. Ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào gốc cây có thể gây hại, vì vậy cần hạn chế việc tỉa quá mức.
  • Tạo tán cho cây: Để cây phát triển lùn và tròn đều, có thể cắt đi các ngọn khi cây đã cao khoảng 8-10 mét để tạo ra hình dạng tán cây phù hợp.

Những biện pháp tỉa cành này giúp duy trì sức khỏe và hình dáng lý tưởng cho cây măng cụt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và sản xuất trái.

Cắt tỉa cành giúp cây duy trì sức khỏe và hình dáng lý tưởng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và sản xuất trái.
Cắt tỉa cành giúp cây duy trì sức khỏe và hình dáng lý tưởng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và sản xuất trái.

Cách nhân giống cây măng cụt

Có hai cách chính để nhân giống măng cụt tại vườn: Gieo hạt và Ghép cành.

Gieo hạt

Bước 1: Chuẩn bị hạt măng cụt: Chọn những hạt to, mẩy từ quả măng cụt chín không bị sâu bệnh. Tách và rửa sạch phần thịt bao quanh hạt, sau đó gieo vào bầu hoặc liếp ươm cây.

Bước 2: Sử dụng bầu hoặc liếp ươm:

  • Bầu ươm: Sử dụng tro trấu hoặc xơ dừa. Tưới nước giữ ẩm và che nắng cẩn thận. Hạt thường nảy mầm sau khoảng 25 – 30 ngày.
  • Liếp ươm: Sử dụng đất nhỏ, tơi xốp, trộn với ít trấu. Gieo hạt cách nhau khoảng 20cm và hàng cách nhau 20 – 25cm. Tưới nước giữ ẩm và che nắng cẩn thận. Khi cây nảy mầm khoảng 2,5 – 3 tháng, chuyển cây sang bầu mới.

Ghép cành

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Cần chuẩn bị dao ghép cành, dây nilon tự hủy, gốc ghép và cành ghép.

Bước 2: Chọn cây và cành: Chọn cây khoảng 2 năm tuổi, có gốc thẳng, không bệnh, không bị sâu bệnh hại. Cành ghép nên có 3 – 4 cặp lá, khỏe mạnh.

Bước 3: Thực hiện ghép cành:

  • Cắt gốc ghép và cành ghép theo hình dạng đặc biệt, sau đó ghép và buộc chặt với dây nilon tự hủy.
  • Sau khoảng 20 ngày, tháo túi nilon và sau 25 – 30 ngày, tháo dây quấn còn lại.

Bước 4: Chăm sóc cây: Sau khi ghép, che nắng và tưới nước đầy đủ. Khoảng 2,5 – 3 tháng sau, cây sẽ có thể được đưa ra trồng mới.

Quá trình nhân giống măng cụt đòi hỏi sự cẩn thận và kiên nhẫn, đặc biệt là với việc ghép cành. Việc chăm sóc và bảo vệ cây trong quá trình nhân giống cũng rất quan trọng để đảm bảo sự thành công của quá trình này.

Có hai cách chính để nhân giống măng cụt tại vườn: Gieo hạt và Ghép cành.
Có hai cách chính để nhân giống măng cụt tại vườn: Gieo hạt và Ghép cành.

Các bệnh thường gặp ở măng cụt

Trong số các loại cây ăn trái, măng cụt được coi là dễ trồng hơn do ít bị tác động bởi sâu bệnh. Tuy nhiên, giống cây này cũng hay gặp phải một số bệnh dưới đây:

Bệnh thán thư

Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum sp gây bệnh thán thư cho cây măng cụt.

Triệu chứng:

  • Trên lá: Xuất hiện các đốm cháy màu nâu, nhiều đốm bệnh có thể liên kết với nhau tạo thành một mảng lá khô.
  • Trên trái: Cây bị nhiễm bệnh khiến trái măng cụt xuất hiện các đốm màu nâu đen, làm cho trái khô rụng.
Bệnh thán thư là bệnh là bệnh thường thấy ở măng cụt.
Bệnh thán thư là bệnh là bệnh thường thấy ở măng cụt.

Bệnh đốm rong

Nguyên nhân: Bệnh do tảo Cephaleuros virescens Kunze gây ra. Thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa dầm, vườn trồng cây quá đông và ít chăm sóc.

Triệu chứng:

  • Gây hại chủ yếu trên thân, ít xuất hiện trên lá và trái.
  • Ban đầu, vết bệnh là những chấm nhỏ màu xanh, sau dần lớn lên và có hình tròn hoặc bầu dục.
  • Trên vết bệnh có lớp tơ mịn màu xanh rêu, giữa vết bệnh có màu đỏ gạch hoặc nâu đen.
  • Bệnh khiến cho khả năng quang hợp của cây giảm, gây nứt vỏ và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây hại cây.

Bệnh nấm bồ hóng

  • Nguyên nhân: Do nấm Capnodium sp gây ra. Bệnh thường gây hại mạnh khi thời tiết chuyển từ ẩm đến khô.
  • Triệu chứng:
    • Trên cành và chồi non: Xuất hiện các tơ nấm màu trắng hồng bao phủ xung quanh.
    • Trên phiến lá: Vùng bị nhiễm bệnh khô dần và chết.

Bệnh đốm lá

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Pestalotia SP gây ra, thường phát triển mạnh trong môi trường có độ ẩm cao. Nấm này lây lan qua các vết thương cơ giới hoặc qua côn trùng cắn phá.

Triệu chứng:

  • Trên lá: Bệnh gây hại ở mặt trên lá, xuất hiện các vết không có hình dạng nhất định. Ban đầu, vết bệnh là màu vàng cam, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ với viền màu nâu sẫm xung quanh. Trên vết bệnh có ổ nấm màu đen. Lá bị khô và cháy, làm giảm khả năng quang hợp của cây.
  • Trên cành: Cành bị nứt, chảy nhựa, vỏ cây phồng và khô cành, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
  • Trên trái: Vết bệnh chuyển từ màu hồng sáng sang màu đen, có những bào tử nấm nhỏ ở trên bề mặt trái. Trái bị nhiễm bệnh sẽ trở nên cứng và hỏng.
Bệnh đốm lá ở cây măng cụt do nấm Pestalotia SP gây ra.
Bệnh đốm lá ở cây măng cụt do nấm Pestalotia SP gây ra.

Ngoài các bệnh thường gặp phổ biến trên, thì trong quá trình chăm sóc và thu hoạch cây còn mắc một số bệnh khác nhưng ít hơn như: Rệp đỏ, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rệp dính,.. Với những loại bệnh này bạn có thể cắt tỉa cành và phun thuốc đặc trị để loại bỏ hoàn toàn những bệnh gây hại.

Câu hỏi thường gặp

  1. Măng cụt trồng bao lâu thì cho trái?

    Thông thường, măng cụt có thể cần từ 3 đến 5 năm sau khi được trồng mới bắt đầu cho trái. Tuy nhiên, trong một số giống măng cụt mới, cây có thể cho trái sớm hơn, khoảng từ 2 đến 3 năm sau khi được trồng.
    Mùa măng cụt thường bắt đầu từ khoảng tháng 4 đến tháng 6 (tháng 6 là thời điểm măng cụt chín ngon nhất). Tuy nhiên, có thể tùy thuộc vào từng năm, măng cụt có sự chín sớm hoặc chín muộn hơn. 

  2. Măng cụt trồng bao lâu thì cho trái?

    Mùa măng cụt thường bắt đầu từ khoảng tháng 4 đến tháng 6, nhưng thời điểm chín của quả măng cụt phụ thuộc vào biến đổi thời tiết hàng năm. Tùy thuộc vào từng năm, có thể có sự chín sớm hoặc chậm của măng cụt. 
    Tuy nhiên, để thu hoạch quả măng cụt có hương vị ngon nhất, thì thường vào khoảng giữa tháng 6 theo lịch Dương là thời điểm tốt nhất. Lúc này, trái măng cụt thường có màu đỏ ối, hình tròn đầy đặn, mang đậm hương vị ngọt ngào và thơm phức, đem lại chất lượng tốt nhất.

Mùa măng cụt thường bắt đầu từ khoảng tháng 4 đến tháng 6.
Mùa măng cụt thường bắt đầu từ khoảng tháng 4 đến tháng 6.

Vừa rồi là những thông tin chi tiết về nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây măng cụt cho trái hiệu quả bTaskee chia sẻ để bạn tham khảo. Hy vọng bạn sẽ có những mùa măng cụt bội thu, chất lượng.

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hình ảnh: Canva, cayantrai.org, thegioinongnghiep

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services