Cây Ngọc Lan là một trong những loài cây quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng bởi sự đẹp mắt và mang đến nhiều lợi ích tốt trong phong thủy. Nếu bạn đang tò mò về đặc điểm, cách trồng cũng như cách chăm sóc loài cây này thì hãy cùng bTaskee tham khảo ngay nội dung dưới đây nhé!
Cây Ngọc Lan là cây gì?
Nguồn gốc của cây Ngọc Lan
Cây Ngọc Lan hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây Sứ Ngọc Lan, là một loài cây có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cây có tên khoa học là Michelia champaca.
Cây hoa Ngọc Lan được nhiều người ưa chuộng làm cây kiểng bởi sự đẹp mắt, hương thơm nồng nàn và xuất hiện nhiều vào các dịp đặc biệt như: Tân gia, đám cưới,…
Đặc điểm của cây Ngọc Lan
Tên gọi chung/Common Names | Cây Ngọc Lan |
Tên thực vật/Botanical Name | Champaca |
Họ thực vật/Family | Magnoliaceae |
Loại cây/Plant Type | Thực vật có hoa thuộc chi Mộc la |
Kích thước trưởng thành/Mature Size (đơn vị m/cm) | 10 – 15 m |
Ánh sáng/Sun Exposure | Ưa sáng, có thể trồng được trong những không gian có nhiều ánh sáng mặt trời như: Sân vườn, trước nhà,… |
Thời gian nở hoa/Bloom Time | Khoảng tháng 3 |
Màu hoa/Flower Color | Trắng và vàng |
Nguồn gốc/Native Area | Ấn Độ |
Cây Ngọc Lan là loài cây thích ánh sáng và có khả năng chịu đựng được môi trường thời tiết khắc nghiệt. Với hương thơm quyến rũ, hoa có hình dáng giống chuông, đường kính khoảng 15cm, với đài hoa bao gồm 9 cánh và tổng cộng khoảng 12 cánh hoa, mỗi cánh dài khoảng 3cm.
Thời điểm nở hoa thường diễn ra từ tháng 3 và kéo dài đến tháng 8. Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7, quả của cây Ngọc Lan sẽ chín. Quả này có hình dạng ống, màu nâu và bên trong chứa từ 1 đến 8 hạt có màu xám.
Lá của cây Ngọc Lan thuộc loại lá đơn, có màu xanh, có chiều dài khoảng 20cm và chiều rộng khoảng 8cm. Mặt dưới của lá thường có lớp lông phủ.
Ý nghĩa của cây Ngọc Lan
Theo quan niệm của dân gian, cây Ngọc Lan đại diện cho những điềm lành, điều tích cực trong cuộc sống và mang đến may mắn cho mọi người. Đồng thời, loài cây này cũng tượng trưng cho tấm lòng hiền từ, nhân hậu. Do đó, các cụ thường đặt tên con gái mình là Ngọc Lan với mong muốn con luôn xinh đẹp, dịu dàng, hiền từ và hiếu thảo.
Ngoài ra, trong phong thủy cây rất hợp với những gia chủ mệnh Mộc, bạn có thể sắp xếp vị trí của nó trong nhà để tạo điểm nhấn trang trí hài hòa với không gian nội thất. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra một không gian sống tươi mới và tạo điều kiện hợp phong thủy tốt.
>> Xem thêm: Gợi Ý Các Loại Hoa Trồng Trong Nhà Đẹp Và Phong Thủy
Những loại hoa Ngọc Lan phổ biến
Hiện nay, cây Ngọc Lan được chia thành hai phân loại như sau:
- Cây Ngọc Lan trắng: Ngọc lan trắng phổ biến nhất tại Việt Nam và được trồng nhiều tại sân vườn của các gia đình, cây công trình. Hoa Ngọc Lan trắng nở rộ vào mùa xuân hè và tỏa hương thơm ngát ra không gian.
- Cây Ngọc Lan vàng: Hoa có từ 10 đến 15 cánh hoa dài thon, xen kẽ với màu cam. Khi nở, những cánh hoa này mở ra với hương thơm dịu nhẹ, rất dễ chịu. Loại Ngọc Lan này thường được trồng tại các công viên, trường học hoặc trong khuôn viên của các đền chùa.
- Ngọc Lan tím: Hoa Ngọc Lan tím thuộc loài Mộc lan với tên khoa học là Magnolia liliiflora. Đây là một loại cây thân gỗ, cao từ 3 đến 5 mét, có lá hình bầu dục và mặt sau lá có lớp lông mịn. Hoa của Ngọc Lan tím nảy mầm tại đỉnh các cành, có cánh hoa màu tím hoặc đỏ tía. Loài cây này thường được trồng trong khu vườn gia đình hoặc được sử dụng làm cây trang trí trong công trình ở ven đường, công viên, trường học…
- Hoa Ngọc lan Tây: Loài cây này còn được biết đến với tên gọi “hoa Hoàng lan” hoặc “cây Công chúa”. Loài hoa này là chứa lượng lớn tinh dầu thơm. Thường được sử dụng để chế biến thành tinh dầu hoặc nước hoa, có khả năng ngăn ngừa mụn nhọt và cải thiện sắc tố da, đặc biệt là đối với người có vấn đề về chàm da.
Công dụng của cây Ngọc Lan
Cây Ngọc Lan sở hữu những công dụng như sau:
- Trang trí: Cây Ngọc Lan có diện mạo đẹp mắt, hương thơm ngát nên thường rất được ưa chuộng để làm cây cảnh trang trí, mang đến không gian sống nổi bật và tươi mát.
- Tạo cảm giác tích cực: Cây Ngọc Lan có ý nghĩa phong thủy rất tốt, thường được trồng trước nhà để xua tan mọi phiền não, tiêu cực trong cuộc sống. Bên cạnh đó, hương thơm của loài hoa này cũng sẽ giúp mọi mệt mỏi của bạn được tan biến.
- Trong Đông y, hoa Ngọc Lan có tác dụng chữa đau bụng kinh, chữa ho, đầy hơi, buồn nôn, sốt, trị viêm phế quản, thanh nhiệt cơ thể,,… rất lành tính và an toàn.
>> Xem thêm: Cây Thiết Mộc Lan: Ý Nghĩa Phong Thủy – Đặc Điểm – Giá Bán
Cách chăm sóc cây Ngọc Lan
Ánh sáng
Cây Ngọc Lan là loài cây ưa sáng, có thể trồng được trong những không gian có nhiều ánh sáng mặt trời như: Sân vườn, trước nhà,… Do đó, bạn không nên trồng Ngọc Lan ở những khu vực kém ánh sáng sẽ khiến cây kém phát triển và có thể gây chết cây.
Đất
Cây Ngọc Lan sẽ phát triển tốt nhất khi được trồng trong những ô đất có độ ẩm cao. Tuy nhiên, bạn cũng không nên trồng Ngọc Lan ở những vùng đất quá ẩm ướt vì sẽ khiến cây bị úng và gây chết cây.
Nước
Cây Ngọc Lan khi mới trồng chỉ nên tưới một lượng nước vừa đủ, khoảng 1 lần/ngày để cây hấp thụ. Sau khi cây lớn dần, bạn có thể tăng tần suất tưới nước cho cây để cây phát triển nhanh chóng hơn.
Nhiệt độ và độ ẩm
Cây Ngọc Lan là một loài hoa phổ biến ở các nước nhiệt đới ẩm, có thể sống được trong nhiệt độ từ 5 – 10 độ C. Thông thường, khi nhiệt độ càng cao thì cây sẽ sớm nở hoa vô cùng bắt mắt.
Phân bón
Loài cây này sẽ sinh trưởng tốt khi sử dụng phân bón NPK đúng liều lượng. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin và chọn loại phân bón phù hợp nhất để cây được phát triển ổn định.
Nếu bạn quá bận rộn và không có thời gian dọn dẹp không gian sống cũng như chăm sóc cây cảnh. Đừng lo lắng vì đã có bTaskee! Chỉ với 30s vào app đặt lịch dịch vụ dọn dẹp nhà theo giờ, các Chị Ong Cam với các kỹ năng dọn dẹp chuyên nghiệp sẽ đến và thay bạn vệ sinh nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ ngay!
Cách trồng cây Ngọc Lan
Cây Ngọc Lan khá dễ trồng và chăm sóc cũng dễ. Cây không yêu cầu điều kiện sống đặc biệt và sự cầu kỳ chăm sóc. Dưới đây là hướng dẫn cách trồng cây Ngọc Lan chỉ với một vài bước đơn giản:
- Bước 1: Chọn mua hạt giống cây Ngọc Lan chất lượng tại các cơ sở bán cây kiểng uy tín.
- Bước 2: Ngâm hạt giống vừa mua trong nước ấm, sau đó vớt ra bên ngoài để nguội và cho vào tủ lạnh.
- Bước 3: Sau 3 – 5 ngày, bạn gieo hạt tại mảnh đất phù hợp để trồng cây.
- Bước 4: Đào đất có độ sâu từ 5 – 10 cm bỏ hạt giống xuống đất và lấp đất lại. Tưới nước vừa đủ để cây có độ ẩm để phát triển.
Lưu ý, bạn nên chọn vị trí hướng Đông hoặc Đông Nam giúp cây hấp thụ đủ ánh nắng mặt trời để phát triển xanh tốt.
Ngoài ra, giai đoạn đầu Ngọc Lan còn yếu nên che mát cho cây, tránh ánh nắng trực tiếp vào cây. Việc này sẽ giúp cây tránh bị cháy lá hoặc lâu ra mầm dẫn đến cây bị chết.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Ngọc Lan
Một số lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Ngọc Lan giúp cây luôn khỏe mạnh:
- Bạn nên lựa chọn thời điểm trồng phù hợp, thường rơi vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3. Nguyên nhân là do thời điểm này khí hậu se lạnh nên cây sẽ phát triển và sinh trưởng tốt hơn.
- Khi trồng cây Ngọc Lan, bạn nên ưu tiên lựa chọn những hạt giống già, mẩy và không bị sâu mọt tàn phá.
- Lựa chọn phân bón hợp lý và bón phân với tần suất phù hợp để cây Ngọc Lan phát triển tốt và sớm nở hoa.
Cách cắt tỉa
Đối với cây Ngọc Lan, bạn nên thường xuyên cắt tỉa cây định kỳ để loại bỏ những lá già và thay thành lá non tươi mới. Khi mùa hoa tàn, bạn cũng cần ngắt bỏ các hoa héo để cây có dinh dưỡng phát triển cây.
Đồng thời, thông qua việc cắt tỉa cũng giúp hạn chế tình trạng sâu bọ làm ổ và tàn phá để sự phát triển của cây.
Cách nhân giống cây Ngọc Lan
Hiện nay, cây Ngọc Lan thường được nhân giống với 2 phương pháp phổ biến sau:
- Phương pháp gieo hạt: Cho hạt giống cây Ngọc Lan ngâm trong nước ấm 12 tiếng với nhiệt độ 40 – 50 độ C, mỗi ngày rửa sạch độ chua của hạt. Sau 3 – 5 ngày, bạn vớt ra để ráo và đặt xuống vùng đất trồng phù hợp.
- Phương pháp chiết cành: Lựa chọn cành Ngọc Lan khỏe mạnh, sau đó tách vỏ và dùng dây quấn chặt quanh chỗ cần chiết cành. Sau khi cành bắt đầu mọc rễ non, bạn cắt cành ra và đem trồng vào hố đất có độ sâu 20cm để cây được phát triển tươi tốt.
>> Xem thêm: Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Tại Nhà Đơn Giản, Cây Xanh Tốt
Các bệnh thường gặp
Dưới đây là một số bệnh thường xuất hiện trên các cây Ngọc Lan hiện nay:
- Bệnh đốm đen: Đây là chứng bệnh thường xuất hiện các đốm nhỏ màu đen hoặc tím khi cây còn non, khiến cây Ngọc Lan bị rụng lá sớm và kém phát triển.
- Bệnh khô lá do nhện đỏ: Cây Ngọc Lan khi bị nhện đỏ tấn công sẽ khiến lá khô và rụng cành, thậm chí có thể gây chết cây.
- Kém sinh trưởng do ve sáp: Các loài vé sáp ngài trắng thường tấn công để hút phần nhựa bên trong cây Ngọc Lan, khiến cành sinh trưởng chậm, lá non xoăn lại và chậm phát triển.
- Rệp Cockerelli xâm chiếm: Rệp Cockerelli tấn công cây Ngọc Lan sẽ khiến lá rụng sớm, khiến cây ít lá gây kém thẩm mỹ.
Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây Ngọc Lan
Câu hỏi thường gặp
- Tuổi thọ của cây Ngọc Lan kéo dài bao lâu?
Thông thường, cây Ngọc Lan sẽ có tuổi thọ dao động trong khoảng 10 – 15 năm nếu được chăm sóc đúng cách. Do đó, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn phương pháp chăm sóc cây phù hợp để tuổi thọ của cây Ngọc Lan được kéo dài hơn.
- Làm thế nào để cây Ngọc Lan nở hoa và phát triển tốt?
Để cây Ngọc Lan phát triển toàn diện và tươi tốt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Hạt giống, đất trồng, phân bón,… Tuy nhiên, nếu bạn xây dựng một quy trình chăm sóc hợp lý và khoa học sẽ góp phần giúp cây sinh trưởng tốt và mau nở hoa.
Phía trên là một số thông tin cũng như cách trồng và chăm sóc cây Ngọc Lan bTaskee chia sẻ đến bạn. Đây là một trong những loài cây đẹp và mang đến giá trị phong thủy tốt mà bạn nên trải nghiệm trồng một lần.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Hoa Thanh Liễu: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Trồng
- Cây Đồng Tiền: Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Trồng, Chăm Sóc
- Cây Tài Lộc Là Cây Gì? Cách Trồng Mang Tài Lộc Cho Gia Chủ
Hình ảnh: Pixabay, Canva, Pinterest.