Cây nguyệt quế được ưu tiên làm cây cảnh trang trí không gian bởi vẻ đẹp mộc mạc cùng hương thơm đặc trưng. Tuy nhiên, ngoài biết đến với giá trị làm đẹp thì ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc loài cây này bạn đã thực sự hiểu hết chưa? Để bTaskee giúp bạn giải đáp nhé!
Giới thiệu về cây nguyệt quế
Nguồn gốc
Cây nguyệt quế còn có những tên gọi khác là: Cây nguyệt quất, cửu hương ly, cây nguyệt quới (chữ “quới” được người miền Nam xưa gọi giống như cách gọi khác của chữ “quý”).
Loài cây này có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, tên khoa học là Laurus nobilis, thuộc họ Cam chanh (Rutaceae). Ở Việt Nam, những khu vực gần ven suối hay sông hồ sẽ xuất hiện nhiều loài cây này.
Mọi người thường nhầm lẫn cây nguyệt quế Việt Nam với một loại cây cùng tên nhưng có nguồn gốc từ Hy Lạp. Vòng nguyệt quế được trao cho người chiến thắng trong 1 cuộc thi là làm từ lá cây nguyệt quế của Hy Lạp. Bài viết này bTaskee sẽ giới thiệu cho bạn cây nguyệt quế Việt Nam nhé!
Đặc điểm nổi bật
Nguyệt quế thuộc loại thân gỗ, có màu vàng nhạt hoặc thường mọc theo bụi. Tùy vào điều kiện sinh trưởng và loại cây nó sẽ cao từ 3 đến 18m. Lá thuôn dài từ 6 – 12cm, rộng khoảng 2 – 4cm, có khía răng cưa, hình bầu dọc và mọc xen kẽ theo thân cây.
Hoa nguyệt quế thuộc loại đơn tính, màu trắng, có mùi thơm dịu nhẹ rất đặc trưng. Mỗi bông hoa có khoảng 5 đài hoa màu xanh nhạt và 5 cánh hoa uốn cong về sau. Vì thuộc họ Cam nên nó sẽ khá giống với hoa bưởi, hoa cam, quýt,… Hoa sẽ nở rộ vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân.
Quả của cây nguyệt quất có hình giống quả trứng hoặc hình bầu dục. Màu sắc thay đổi từ màu xanh lúc còn non và khi chín sẽ chuyển sang màu cam hoặc đỏ. Cùi nhiều thịt và vô cùng mọng nước.
Công dụng của cây nguyệt quế
Đối với sức khỏe
Tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho hệ tiêu hóa
Lượng vitamin C dồi dào trong lá cây nguyệt quất có tác dụng chống oxy hóa vô cùng hiệu quả. Từ đó, hệ miễn dịch sẽ được tăng cường và luôn khỏe mạnh.
Ngoài ra, thức ăn được tiêu hóa một cách tốt nhất cũng nhờ vào tính ấm của lá nguyệt quế. Loại lá này được sử dụng như một loại tinh dầu giúp kích thích tiết dịch tiêu hóa. Bạn bôi lên bụng khi bị lạnh sẽ làm bụng cùng cơ thể ấm dần lên và các triệu chứng khó tiêu, ợ chua sẽ biến mất hoàn toàn.
Tốt cho hệ hô hấp
Lá nguyệt quế khi được đốt lên để xông hơi có công dụng làm sạch chất nhầy trong phổi, giúp đường thở thông thoáng và hô hấp được kích thích. Nó rất phù hợp cho những người bị dị ứng và hen suyễn. Bạn cũng có thể xoa vào ngực hoặc ngửi nó cũng sẽ phát huy tác dụng ngay lập tức.
Tốt cho tim mạch
Một loại chất là acid lactic trong lá loài cây này có tác dụng loại bỏ hàm lượng cholesterol xấu trong máu. Từ đó giúp máu lưu thông tốt và giảm thiểu tối đa mắc các bệnh về tim mạch. Ngày nay, các loại thuốc được điều chế để điều trị các bệnh về tim mạch đa số có nguyên liệu là lá nguyệt quế.
Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Bạn hoàn toàn cảm thấy thoải mái, thư giãn khi sử dụng tinh dầu nguyệt quế là nhờ vào các chất như: Acid pantothenic, niacin, riboflavin, pyridoxine có trong lá của loài cây này. Đây đều là những thành phần hóa học dùng để tổng hợp enzyme, giúp tăng cường chức năng của hệ thần kinh.
Bên cạnh đó, những người có thói quen ngửi mùi hương nguyệt quế sẽ thường vui vẻ, cởi mở hơn đối với các mối quan hệ xung quanh họ. Ngoài ra, nó cũng được Hiệp Hội Điều Dưỡng Gây Mê Hoa Kỳ mang vào sử dụng cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật để giúp họ giảm căng thẳng, lo sợ.
>> Có thể bạn quan tâm: Các Loại Cây Cảnh Trong Nhà Đẹp Và Tốt Cho Sức Khỏe
Đối với sắc đẹp
Giúp trị gàu
Chiết xuất từ lá nguyệt quế có công dụng đánh bay gàu và nhiều bệnh nấm da đầu khác vô cùng hiệu quả. Muốn sạch gàu hoàn toàn bạn chỉ cần gội đầu 2 lần/tuần bằng nước đun sôi của lá nguyệt quế.
Cách khác là bạn vừa ủ tóc vừa massage da đầu khoảng 30 phút bằng tinh dầu này. Sau đó nhớ xả lại bằng nước sạch rồi đợi tóc khô, bạn sẽ thấy gàu được giảm đáng kể đấy!
Kích thích mọc tóc
Một nguyên liệu từ tự nhiên giúp kích mọc tóc nhanh chóng phải kể đến tinh dầu nguyệt quế. Để tăng hiệu quả, bạn sẽ trộn nó cùng tinh dầu bưởi hoặc với dầu jojoba rồi ủ lên tóc khoảng 15 – 20 phút sau đó xả sạch với nước. Sau khoảng 2 tuần bạn sẽ thấy kinh ngạc vì mái tóc của mình.
Ý nghĩa phong thủy của cây nguyệt quế
Khi nhắc đến cây nguyệt quất, người ta thường nghĩ đến biểu tượng của sự chiến thắng, vinh quang. Nó còn là khát vọng tri thức và đại diện cho sự phấn đấu không ngừng để gặt hái được nhiều thành công trên đường đời.
Cây nguyệt quất trong phong thủy giống như trấn trạch, giúp xua đuổi tà ma, những điều rủi ro trong cuộc sống và đem đến sự may mắn cho gia chủ. Vì thế, trên nhiều trang sức đá quý, dây chuyền có xuất hiện biểu tượng nguyệt quế.
Một đặc điểm của loài cây này là hoa thường nở rộ sau những cơn mưa to, điều này cũng tượng trưng cho những tia hy vọng, một khởi đầu mới mẻ. Ngoài ra, một chậu nguyệt quế trong nhà cũng là cách cầu bình an, đỗ đạt, thành tài cho con cháu trong gia đình.
Cây nguyệt quế hợp mệnh gì? Tuổi nào?
Xét theo ngũ hành phong thủy, cây nguyệt quế đặc biệt hợp nhất với người mệnh Mộc và tuổi Thân.
Loài cây này có màu xanh là chủ đạo và tươi tốt quanh năm nên cũng tượng trưng cho mệnh Mộc. Đây là mối quan hệ tương hợp, giúp cho những người thuộc mệnh này gặp nhiều may mắn và suôn sẻ trong công việc cũng như cuộc sống.
Bên cạnh đó, mệnh Hỏa cũng rất thích hợp để trồng loài cây này. Mệnh Mộc và mệnh Hỏa là mối quan hệ tương sinh (Mộc có nghĩa là gỗ, mà gỗ lại sinh ra lửa, tức là Hỏa). Loài cây này sẽ mang đến tài lộc, công danh sự nghiệp và sự bình an cho gia chủ mệnh Hỏa.
Theo các chuyên gia Phong thủy, những người làm kinh doanh tuổi Thân trồng loài cây này sẽ như được tiếp thêm sức mạnh, niềm tin hy vọng để vươn đến đỉnh cao trong cuộc sống. Đặt cây trên bàn làm việc vừa mang lại may mắn vừa như nhắc nhở không được ngủ quên trên chiến thắng mà phải luôn cố gắng.
Nhu cầu sống ngày càng cao vì thế công việc cũng nhiều hơn. Lúc này ngôi nhà bừa bộn, bụi bẩn bạn cũng không có thời gian dọn. Đừng lo, đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee, ngôi nhà sẽ trở nên gọn gàng, sạch sẽ dưới đôi tay thoăn thoắt của đội ngũ nhân viên.
Tải app bTaskee ngay để trải nghiệm nhiều dịch vụ tiện ích!
Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế
Cách trồng cây nguyệt quế tại nhà
Có 4 cách để trồng loài cây này là: Gieo hạt, ghép mắt, giâm cành, chiết cành. Tuy nhiên ngày nay phương pháp ghép mắt được mọi người ưu tiên sử dụng nhiều nhất. Để thực hiện, bước đầu tiên bạn cần chọn cây mẹ không bị sâu bệnh và khỏe mạnh.
- Phương pháp giâm cành: Bạn chọn cành bánh tẻ, vỏ nâu và xám, dùng thêm chất kích thích sinh học để cây thuận tiện trong việc ra rễ. Từ tháng 6 đến tháng 8 là khoảng thời gian thích hợp nhất cho phương pháp này.
- Phương pháp ghép mắt: Đặc biệt lưu ý không được để mắt ghép bẩn, bầm dập hoặc có những tạp chất rơi vào gốc ghép. Chọn những gốc ghép mọc thẳng và không có triệu chứng sâu bệnh. Cuối cùng chọn mắt ghép có kích thước vừa hoặc nhỏ hơn miệng ghép rồi tiến hành các bước tiếp theo.
- Phương pháp chiết cành: Bạn chọn cành bánh tẻ ở tầm trung, không quá già cũng không quá non và đã ra hoa khoảng 2 lần. Thông thường cành này sẽ sinh trưởng tốt và mọc ở vị trí ngoài trảng.
- Phương pháp gieo hạt: Vì tỷ nên nảy mầm thấp nên phương pháp ít được sử dụng.
Cách chăm sóc
- Thay đất trong chậu: Sau một thời gian cây ra nhiều rễ con và thiếu sức sống, đây là dấu hiệu cho thấy chất dinh dưỡng trong đất đã gần cạn kiệt hoặc có thể hết. Lúc này bạn bỏ ⅓ lượng đất cũ và thay đất mới vào. Thường thì sẽ là 3 tháng 1 lần. Nhớ là chậu đựng đất trồng cũng cần được thay mới.
- Tưới nước đều đặn: Cửu hương liên phát triển tốt trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao, vì thế cần đảm bảo tưới nước cho cây thường xuyên khoảng 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều muộn. Điều này cũng giúp cây ra nhiều hoa và ra liên tục.
- Bón phân: Để cây sẽ phát triển và cứng cáp hơn bạn có thể chọn phân có chứa Kali, phân vi sinh, phân trùn quế hay NPK và bón theo chu kỳ 2 tháng 1 lần. Ngâm tan phân trong nước rồi tưới cách gốc từ 10 đến 15cm để rễ không bị cháy và cây sẽ hấp thụ đều các chất dinh dưỡng.
- Nhiệt độ: Cây có thể sống bình thường ở nhiệt độ từ 13 đến 39 độ C, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 23 đến 29 độ C. Nguyệt quế có biểu hiện héo rũ, ngừng sinh trưởng khi dưới 13 độ C và dưới -5 độ C cây sẽ chết.
- Ánh sáng: Cây ưa ánh sáng nhẹ nên ánh sáng vào buổi sáng hay chiều tối là phù hợp nhất. Bạn nên trồng chúng bên cạnh cửa sổ hoặc dưới bóng râm. Tuy nhiên, nếu bạn đặt cây trong nhà thì cũng nên mang ra ngoài trời để cây hấp thụ được ánh sáng một cách tốt nhất.
- Cắt tỉa và bắt sâu cho cây: Cây đến lúc trưởng thành, vào mùa mưa cứ 1 tháng bạn cắt tỉa 1 lần còn vào mùa khô thì cứ 2 tháng bạn cắt tỉa 1 lần. Nếu là cây nguyệt quất bonsai thì sẽ cắt tỉa cây 1 lần 1 tuần. Điều này sẽ giúp cây có hình dáng đẹp hơn và diệt bỏ hoàn toàn sâu bọ.
>> Có thể tham khảo thêm: Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Tại Nhà Đơn Giản, Cây Xanh Tốt
Lưu ý quan trọng khi trồng cây nguyệt quế
Trông cây nguyệt quất không khó nhưng cũng cần biết những lưu ý sau để cây được phát triển tốt nhất:
- Đất trồng cần màu mỡ, độ PH dao động từ 5 đến 7 và có khả năng thoát nước tốt.
- Nếu bạn sử dụng 4 loại đất là: Đất phù sa, xơ dừa, mùn trấu, phân chuồng thì cần áp dụng theo tỷ lệ: 2:1:1:1.
- Thời gian thích hợp để thay đất là vào mùa xuân hoặc trước mùa mưa. Lúc này cây sẽ được bắt đầu một chu trình mới trong điều kiện thời tiết mát mẻ và nhanh mọc chồi hơn.
- Trồng cây ở nơi thông thoáng, tránh lối đi lại và không được cản trở dòng chảy của các luồng khí. Điều này sẽ mang lại những điều tốt đẹp nhất cho gia chủ.
Giá bán cây nguyệt quế trên thị trường hiện nay
Thông thường, loại cây này sẽ có 3 loại:
- Nguyệt quế lá lớn.
- Nguyệt quế lá nhỏ.
- Nguyệt quế thân xoắn.
Giá nguyệt quế sẽ rơi vào khoảng vài chục, vài trăm nghìn trở lên hoặc có thể lên đến cả tỷ đồng. Giá tiền chính xác còn phụ thuộc vào yếu tố kích thước, chiều cao, dáng cây và cách trồng của loại cây này. Ngoài ra, vị trí và nơi bán cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí mua cây.
Dưới đây là bảng giá một số loại cây nguyệt quất mà bTaskee đã tổng hợp lại được từ một số trang uy tín. Lưu ý, giá bán chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có nhu cầu biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ đến các đại lý phân phối để được tư vấn:
Loại cây/kích thước | Giá bán |
Cây nguyệt quất lá nhỏ, đường kính 18cm, cao từ 3 – 3,5cm | 7.000.000 VNĐ |
Cây nguyệt quất ra hoa quanh năm, cao từ 50 – 60cm | 50.000 VNĐ |
Cây nguyệt quất siêu hoa, lá lớn, cao từ 25 – 30cm | 130.000 VNĐ |
Cây nguyệt quất thân xoắn, cao từ 80 – 85cm | 1.400.000 VNĐ |
Câu hỏi thường gặp
- Cây hoa nguyệt quế thường gặp bệnh gì và cách phòng ngừa?
– Bệnh sâu vẽ bùa: Bạn diệt trừ loại sâu này bằng cách sử dụng các loại thuốc hóa học như: Cypermethrin, Lannate hoặc là thuốc gốc cyromazine hoặc gốc martin và pha theo tỷ lệ như trên bao bì hướng dẫn.
– Bệnh vàng lá do rầy: Bệnh này do rầy chổng cánh gây nên. Bước đầu tiên bạn sẽ cắt bỏ toàn bộ cành và thân bị bệnh, sau đó diệt toàn bộ rầy bằng ong ký sinh hoặc bọ rùa. Trong trường hợp loại sâu bệnh này quá nhiều và cây bị nặng cần phun thuốc để diệt rầy.
– Bệnh loét: Bạn sẽ tiến hành loại bỏ những cành bị bệnh để hạn chế mầm bệnh lây lan và tiến hành phun thuốc diệt.
– Bệnh thối gốc chảy nhựa: Bạn cạo sạch vị trí bị bệnh và bôi dung dịch thuốc tím vào để trừ nấm gây bệnh. - Để kích cây nhanh ra hoa như thế nào?
Lúc này bạn sẽ cắt tỉa cành lá gọn gàng và ngừng cung cấp nước cho cây từ 5 đến 7 ngày. Sau thời gian này cây sẽ cho ra cành và nụ hoa, bạn tưới nước nhưng chỉ vừa đủ ẩm. Đợi cây ra hoa, bạn bón thêm phân trùn quế để kích thích cây ra hoa nhanh và nhiều hơn.
Hy vọng với những nội dung mà bTaskee chia sẻ bạn sẽ hiểu thêm về loài cây nguyệt quế. Còn chần chờ gì mà không sắm ngay một châu cây cảnh phong thủy này để mang lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình. Theo dõi btaskee để cập nhật nhiều thông tin hữu ích sớm nhất nhé!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Cây Vạn Niên Thanh: Nguồn Gốc – Đặc Điểm – Chủng Loại
- 8 Loại Cây Để Bàn Làm Việc Hợp Mệnh Thổ Đem Lại May Mắn
- Mẹo Trang Trí Cửa Sổ Bằng Cây Xanh Đơn Giản Dễ Làm Nhất
Hình ảnh: Pinterest