Cây phượng là một trong những loại cây quen thuộc và gắn liền với ký ức tuổi học trò của nhiều thế hệ học sinh Việt Nam. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết đặc điểm của cây là gì, cách trồng và chăm sóc như thế nào hợp lý thì xem ngay nội dung bTaskee chia sẻ dưới đây!
Cây phượng là cây gì? | Thông tin về cây phượng
Cây phượng còn được biết đến với tên gọi khoa học là Delonix regia – là một loài cây thường gắn liền với những kỷ niệm tuổi học trò. Loài cây này còn được trồng để che bóng mát vì có tán lá to hoặc cũng có thể làm cảnh bởi những cánh hoa đỏ bắt mắt.
Nguồn gốc của cây phượng
Cây phượng vĩ được cho rằng có nguồn gốc từ Madagascar và được những người dân phát hiện tại dọc các cánh rừng Malagasy. Tại Việt Nam, loài cây này xuất hiện lần đầu tiên vào những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng.
Ý nghĩa phong thủy của cây phượng
Theo quan niệm Hán Việt, phượng vĩ có nghĩa là đuôi chim phượng do giao diện của cây có điểm tương đồng với giống chim quý hiếm này. Bên cạnh đó, những chùm hoa phượng rực rỡ còn được ví như đôi cánh của chim phượng hoàng đang chao lượn trên thân cây nhằm báo hiệu một mùa vụ tốt đẹp.
Đồng thời, cây phượng vĩ là nơi ghi lại không ít cảm xúc vui buồn của học sinh, và hoa phượng đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho tuổi học trò. Màu đỏ rực của hoa phượng vĩ thường được xem như dấu hiệu của sự kết thúc một năm học và dấu hiệu mùa hè đang đến gần.
Mỗi khi mùa hè đến, học sinh thường cùng nhau thu hoạch những cánh hoa phượng và sắp xếp chúng thành hình bướm khô, sau đó đặt chúng vào trong quyển vở như một món quà ý nghĩa, trước khi tạm biệt nhau. Với ý nghĩa đặc biệt này, hoa phượng thường được gọi là “hoa học trò,” được trân trọng và yêu thích.
Đặc điểm của cây phượng
Tại Việt Nam, phượng là một loại cây phổ biến được trồng để làm đẹp, tạo bóng mát và có thể được sử dụng làm cảnh quan.
Phượng vĩ là một loại cây thân gỗ cao trung bình từ 10 đến 20 mét, với vỏ cây màu xám trắng. Tán cây rộng mở, bao gồm nhiều cành nhánh mọc đều và đặc biệt dày.
Lá của cây phượng có hình dạng phức tạp, giống như lá lông chim kép. Chúng thường có màu xanh lục, kích thước nhỏ nhưng dày, được sắp xếp chặt chẽ và xen kẽ với nhiều nhánh cây khác, tạo ra một không gian râm mát lớn.
Hoa của cây phượng thường nở thành chùm dài từ 20 đến 50 cm. Các bông hoa có 5 cánh, màu đỏ tươi với viền nhẹ nhăn ở mép. Cánh hoa lớn nhất thường có họa tiết màu trắng đặc biệt, trong khi những cánh khác thường có màu đỏ cam.
Cây phượng vĩ cũng có thể cho quả, quả có màu nâu, lớn đến 60 cm và có hạt bên trong có thể ăn được khi chín hoàn toàn.
Loài cây này thích nghi tốt trong môi trường khí hậu nhiệt đới và gần nhiệt đới, nhưng vì khả năng lưu giữ nước tốt, nó cũng có thể phát triển ở những vùng ngập mặn hoặc khô hạn.
Tên gọi chung | Cây phượng vĩ |
Tên thực vật | Delonix regia |
Họ thực vật | Fabaceae |
Loại cây | Thực vật có hoa |
Kích thước trưởng thành | Khoảng 10 – 20m |
Ánh sáng | Thích nghi với khí hậu nóng ẩm và hấp thụ ánh sáng tốt. |
Thời gian nở hoa | Khoảng tháng 4 – tháng 6 |
Màu hoa | Màu đỏ, màu vàng, màu tím và màu trắng |
Nguồn gốc | Madagascar |
Những loại cây phượng phổ biến
Hiện nay, cây phượng được chia thành một số loại phổ biến như sau:
- Schizolobium: Cây phượng có hoa màu vàng.
- Chi Delonix: Giống phượng có màu đỏ thắm, đỏ cam hoặc vàng.
- Chi Caesalpinia: Giống cây phượng có màu cam.
Công dụng của cây phượng
Phượng vĩ thường được biết đến với một số công dụng dưới đây:
- Che bóng mát: Cây phượng có công dụng lớn nhất là để che bóng mát do sở hữu tán lá rộng và xòe bao quanh. Do đó, loài cây này thường được trồng phổ biến tại các công viên hoặc trường học.
- Phong thủy: Cây hoa phượng sở hữu những cành hoa đỏ thắm nên rất được nhiều người ưa chuộng nhân giống bonsai để mang đến vận may cho gia đình.
- Đồ dùng trang trí: Nhiều người thường tận dụng thân cây phượng để làm các đồ vật trang trí nội thất, ván hoặc đóng xuồng. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng lá phượng và vỏ để làm thuốc chữa trị khớp, khó tiêu, táo bón,…
- Ngoài ra, trong thời gian gần đây hoa phượng còn được nhiều người đem vào chế biến món ăn. Bạn có thể tham khảo cách làm gỏi gà hoa phượng để thưởng thức thử.
>> Có thể bạn quan tâm: 10+ Cây Trồng Trong Nhà Không Cần Ánh Sáng Phổ Biến
Cách chăm sóc cây phượng
Ánh sáng
Cây phượng có khả năng thích nghi với khí hậu nóng ẩm và hấp thụ ánh sáng tương đối tốt. Tuy nhiên, bạn không nên cho hạt giống của cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi trồng vì sẽ khiến cây kém phát triển hoặc thậm chí gây chết cây.
Đất
Cây phượng có khả năng thích nghi rất tốt với hầu hết mọi loại đất trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, cây sẽ sinh trưởng tốt hơn khi được sử dụng đất nát hòa trộn theo tỉ lệ 80:20 với một số loại phân bón như: Phân xanh, phân hoai mục và phân hữu cơ.
Nước
Thông thường, bạn nên chăm tưới nước một lần vào buổi sáng cho cây trong giai đoạn mới nhân giống và tăng dần 2 lần/ngày sau khi cây đã trưởng thành.
Nhiệt độ và độ ẩm
Như đã đề cập phía trên, cây phượng có khả năng thích nghi tốt trong điều kiện môi trường nóng ẩm. Thông thường, loài cây này sẽ phát triển tốt nhất khi sinh tồn trong nhiệt độ dao động từ 20 – 30 độ C.
Phân bón
Trong giai đoạn mới gieo trồng, bạn có thể sử dụng phân bón ủ mục hoặc NPK để bón cho cây phượng. Vào giai đoạn phượng nở hoa, bạn nên dùng phân bón NPK 16-16-8 với tần suất 2 lần/ngày và kéo dài đến khoảng 90 ngày thì ngừng.
>> Xem thêm: Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Tại Nhà Đơn Giản, Cây Xanh Tốt
Cách trồng cây phượng
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách trồng cây phượng mà bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Ngâm hạt giống cây phượng trong nước khoảng 10 – 12 tiếng để kích mầm. Sau thời gian này, bạn vớt hạt giống ra và đặt trong khăn mềm để ủ.
- Bước 2: Tiếp đến, đặt hạt giống vừa ngâm vào khay sạch để ươm mầm. Lưu ý, bạn nên đặt vào khay đựng một ít cát mỏng, vùi hạt giống vào cát và phủ rơm lên phía trên.
- Bước 3: Cây sẽ bắt đầu đâm chồi lên mặt cát sau khoảng 1 tuần. Trong giai đoạn này, bạn nên tưới nước thường xuyên để cây phượng phát triển nhanh hơn.
- Bước 4: Sau 1 tháng, bạn mang mầm cây ra hố để trồng, cho phân NPK và phân hoại mục và nén chặt cây vào hỗn hợp đất trồng. Lưu ý, bạn nên chăm sóc cây phượng đúng cách để chúng được sinh trưởng một cách tốt nhất.
Công việc văn phòng và nội trợ quá bận rộn khiến bạn không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn? Hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ bTaskee để có thêm nhiều thời gian thảnh thơi, chăm sóc gia đình nhé.
Tải ứng dụng bTaskee và trải nghiệm hơn đa dạng dịch vụ tiện ích gia đình!
Lưu ý khi trồng và chăm sóc
Dưới đây là một số lưu ý phổ biến khi trồng và chăm sóc cây phượng:
- Khi bón phân cho cây, bạn nên cho phân vào cách gốc cây khoảng 10 – 20cm và chăm tưới nước để phân bón hòa tan nhanh chóng hơn.
- Bạn có thể tăng tần suất tưới cây vào những thời điểm nắng nóng kéo dài để cây được phát triển tươi tốt.
- Cây phượng là loài cây thường bị sâu đục và ăn lá, do đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại thuốc trừ sâu phù hợp để cây được phát triển khỏe mạnh.
Cách cắt tỉa
Thông thường, các cành phượng thường rất dễ đứt gãy khi gặp gió lớn. Do đó vào cuối tháng 3 hoặc tháng 4, bạn nên cắt tỉa một số cành chính có đường kính bằng nửa thân cây hoặc cách mặt đất khoảng 3 – 4m để cây thêm cứng cáp và tươi tốt.
>> Có thể bạn quan tâm: 27 Cây Trồng Trong Nước Dễ Chăm Trang Trí Trong Nhà
Cách nhân giống
Nhân giống từ hạt là cách phổ biến nhất thường được nhiều người áp dụng khi có nhu cầu trồng cây phượng:
- Bước 1: Sau khi kết thúc mùa hoa, bạn đem hạt phượng phơi khô, ngâm trong nước khoảng 30 – 60 phút sau đó tiến hành ủ trong 1 – 2 ngày.
- Bước 2: Vùi hạt vào nền đất cát được pha trộn. Lưu ý, bạn nên chăm tưới nước thường xuyên và duy trì nhiệt độ từ 20 – 30 độ C để hạt sinh trưởng tốt hơn.
- Bước 3: Sau khoảng 15 – 25 ngày thì hạt sẽ bắt đầu ươm chồi. Cuối cùng, khi chồi cao khoảng 20 – 40m thì bạn có thể mang cây phượng ra vườn để trồng.
Các bệnh thường gặp
Một số bệnh thường gặp ở cây phượng có thể kể đến như:
- Cây phượng rất dễ bị sâu, côn trùng hoặc bọ nhện ăn lá trong điều kiện môi trường ẩm ướt.
- Loại cây này cũng có thể bị xâm nhập bởi một loại nấm có tên là Phellinus gây thối rễ.
Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây phượng
Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về cây phượng, mời bạn cùng chiêm ngưỡng:
Câu hỏi thường gặp
- Cây phượng có tuổi thọ cao không?
Cây phượng vĩ có tuổi thọ không cao, thường đến 30 năm tuổi là đã có dấu hiệu già cỗi và mục rỗng do bị sâu bọ tấn công. Do đó, bạn nên có quy trình chăm sóc cây hợp lý và đầu tư một số loại thuốc trừ sâu chất lượng để cây có tuổi thọ cao hơn.
- Có nên tưới nước cho cây phượng mỗi ngày không?
Trong giai đoạn cây phượng còn nhỏ, bạn chỉ nên tưới nước một lần vào buổi sáng để cung cấp nước cho cây. Khi cây trong giai đoạn phát triển bình thường, bạn có thể tưới nước mỗi ngày với tần suất 2 lần/ngày để cây được sinh trưởng tươi tốt.
Như vậy, nội dung trên bTaskee đã cung cấp cho bạn một số thông tin về đặc điểm, cách trồng cũng như cách chăm sóc cây phượng khoa học. Đây là một loài cây có nhiều đặc điểm tuyệt vời mà bạn có thể trải nghiệm trồng để tạo bóng mát cho không gian.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Cách Trồng Cây Thủy Sinh và Chăm Sóc Dễ Dàng Tại Nhà
- Cây Phát Tài: Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Cây
- Cây Cảnh Văn Phòng Dễ Chăm Sóc, Tốt Cho Sức Khỏe
Hình ảnh: Canva, Pinterest.