Quế là một trong những loại gia vị quan trọng và phổ biến nhất được sử dụng trên toàn thế giới. Không chỉ để nấu ăn mà còn trong các loại thuốc truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, nếu người dùng tiêu thụ quá độ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe họ. Hãy cùng bTaskee tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Tổng quan về cây quế
Quế là một loại gia vị được làm từ vỏ cây của nó. Nguồn gốc của nó bắt nguồn từ Caribê, Nam Mỹ và Đông Nam Á.
Có 2 loại chính:
- Quế Cassia: có nguồn gốc từ phía Nam Trung Quốc. Lớp vỏ khá dày và có màu nâu đậm. Do giá thành rẻ nên được bán khá là rộng rãi.
- Quế Ceylon: có nguồn gốc ở phía Nam Ấn Độ. Lớp vỏ mỏng và có màu nâu nhạt. Loại này thì giá thành cao hơn Cassia.
Quế chủ yếu được sử dụng trong các ngành công nghiệp hương thơm và tinh chất do hương thơm của nó, có thể được kết hợp vào các loại thực phẩm, nước hoa và các sản phẩm thuốc khác nhau.
Lợi ích sức khỏe từ cây quế
Có vô số các bài nghiên cứu, các bài viết đã ghi nhận tiềm năng của quế có tác động tốt đến việc ngăn ngừa và điều trị bệnh bao gồm:
Đặc tính chống oxy hóa
Một số nghiên cứu cho thấy một số thành phần trong quế có thể hoạt động như chất chống oxy hóa tự nhiên .
Chất chống oxy hóa giúp ổn định các gốc tự do có hại, là những hợp chất có thể làm hỏng tế bào và gây ra bệnh mãn tính.
Trong công nghiệp thực phẩm, chiết xuất loại cây này được sử dụng ức chế oxy hóa thực phẩm cùng với việc cải thiện khẩu vị của thực phẩm.
Ở một nghiên cứu khác trên động vật để chứng minh tiềm năng cây quế chống đái tháo đường và oxy hóa. Kết quả thử nghiệm cho ra chuột bị tiểu đường có dấu hiệu giảm mức đường huyết và hạ lượng glucose trong máu.
Hoạt động chống viêm
Quế không chỉ là một loại gia vị tạo hương thơm cho món ăn, mà nó còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại nhiễm trùng.
Viêm mãn tính là một yếu tố góp phần gây ra nhiều bệnh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Trong một báo cáo được tuyên bố vào năm 2015, thông qua việc nghiên cứu trong ống nghiệm. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng quế là một trong những loại thực phẩm chống viêm mạnh nhất trong số 115 loại họ đã thử nghiệm.
Ngoài ra, hoạt tính sinh học chống viêm của quế còn có tiềm năng được sử dụng sản xuất các sản phẩm sức khỏe tự nhiên. Cụ thể là trong quá trình quan sát mô hình phù chân ở chuột, chuyên gia nhận thấy vấn đề phù nề giảm dần khi có tác động từ chiết xuất cây quế.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Các bệnh tim mạch, bao gồm bệnh tim và đột quỵ, là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.
Với hàm lượng 1 gram quế mỗi ngày đã được ghi nhận có công dụng hữu ích đối với dấu hiệu máu.
Theo một nghiên cứu ở 60 người mắc bệnh tiểu đường, họ được chia nhóm và tiêu thụ cấp độ thuốc có chứa quế khác nhau.
Kết quả thật bất ngờ, chiết xuất loại cây này làm giảm lượng đường huyết thanh, cải thiện mức cholesterol toàn phần và mức cholesterol xấu.
Do đó, người mắc bệnh tim hoặc tiểu đường đều được hưởng lợi từ việc thêm loại thực phẩm tuyệt vời này vào chế độ ăn uống.
Làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Cứ mỗi năm, con số báo động hàng nghìn người được phát hiện mắc bệnh ung thư. Nguyên nhân là do sự phát triển không kiểm soát của các tế bào.
Để kiểm soát cho căn bệnh này, các phòng thí nghiệm đã tập trung nghiên cứu trên nhiều loại thực phẩm khác nhau nhằm tìm ra giải pháp.
Trong các nghiên cứu đó, chuyên gia đã tìm thấy một lợi chất ở quế có tên gọi là Cinnamaldehyde. Chất này có khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào khối u, chống lại ung thư.
Bên cạnh đó bột quế còn có tác dụng tầm soát sự hình thành ung thư ruột kết nhờ hoạt động chống viêm và chống tăng sinh của chúng.
Tác dụng phụ khi dùng quế
Mặc dù quế là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng hàm lượng quá nhiều thì sẽ gây hại.
Gan bị suy yếu
Đối với loại quế Cassia, nếu tiêu thụ quá đà sẽ làm gan bị tổn thương do nó chứa một lượng lớn chất coumarin.
Coumarin được hiểu là một chất thực vật phụ có đặc tính gây độc và gây ung thư cho gan.
Theo nguồn công nghệ sinh học quốc gia, liều lượng ăn hàng ngày được khuyến nghị là 0,1 mg/ kg trọng lượng cơ thể.
Có thể mắc bệnh ung thư
Như đã nói bên trên, hợp chất coumarin trong quế còn có thể làm làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Điều này đã được minh chứng trên thử nghiệm ở động vật. Sau khi uống 200 mg/kg coumarin, các tế bào sưng lên rõ ràng cùng với sự bắt đầu của hoại tử.
Phát hiện mới này đặt nền tảng cho các nghiên cứu nhằm xác định cơ chế của độc tính và khả năng gây ung thư do coumarin gây ra và xác định mức độ liên quan của những tác động này liên quan con người.
Nhân tiện, bTaskee là công ty tiên phong ứng dụng công nghệ vào dịch vụ giúp việc nhà. Ngoài các dịch vụ giúp việc nhà theo giờ và nấu ăn tại nhà thì các chị em cũng có thể đặt dịch vụ đi chợ trên ứng dụng bTaskee để chọn lựa những loại thực phẩm, trái cây tươi ngon. Chỉ cần vài thao tác lướt chạm trên điện thoại đội ngũ cộng tác viên của bTaskee sẽ trực tiếp đi chợ lựa chọn thực phẩm và giao đến tận nhà, giúp chị em có thể chế biến những món ngon cho gia đình một cách nhanh chóng, đảm bảo sức khỏe và gia đình thêm hạnh phúc.
Tải app bTaskee ngay tại đây
Gây ra nhiệt miệng
Nhiều trường hợp được ghi nhận là các thực phẩm liên quan đến quế có khả năng gây ra lở miệng ở một số người. Tình trạng này đem đến cho bệnh nhân cảm giác nóng rát vô cùng khó chịu.
Điều này phần lớn chỉ xảy ra với những người sử dụng quá nhiều hoặc bị dị ứng với các thành phần trong quế.
Câu hỏi thường gặp:
Ăn nhiều sẽ không tốt. Bởi vì trong quế có chứa chất coumarin, chất này đặc biệt gây hại đến gan, thậm chí dẫn đến ung thư.
Loại cây này được biết đến là đặc tính cay nóng. Do đó, nếu ăn nhiều sẽ bị nổi mụn, nhiệt miệng và hại cho gan.
Câu trả lời là không. Ngược lại, quế còn có hiệu quả trong việc kích thích bầu sữa mẹ nhanh hơn.
Các bài viết liên quan khác
- Cây Atiso: Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Dùng
- Khổ Qua: Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Dùng
- Quả Chà Là Và 7 Lợi Ích Cực Kỳ Tốt Đối Với Sức Khỏe
Hình ảnh: Canva