Cây Sầu Riêng: Đặc Điểm, Công Dụng, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cây sầu riêng
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Sầu riêng là loài cây ăn trái biểu tượng của vùng nhiệt đới với quả xù xì, gai góc hương thơm quyến rũ và hương vị ngon ngất ngây. Cùng theo chân bTaskee tìm hiểu từ A – Z những thông tin nổi bật về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng xanh tốt, sai trĩu quả.

Cây sầu riêng là cây gì

Nguồn gốc của cây sầu riêng

Cây sầu riêng tên tiếng Anh là Durian, danh pháp khoa học là Durio, có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và được người dân khu vực này ưu ái đặt cho biệt danh “vua của các loại trái cây”. Loài cây này được người phương tây biết đến cách đây khoảng 600 năm.

Hiện nay, sầu riêng được trồng phổ biến ở các nước như: Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Campuchia,…

Còn tại Việt Nam, sầu riêng rất được ưa chuộng, được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, Tây Ninh, Bình Dương, Bến Tre, Tiền Giang,… Đây là loại trái cây thơm ngon và đem đến hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình người nông dân.

Cây sầu riêng có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á.
Cây sầu riêng có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á.

Đặc điểm của cây sầu riêng

Cây sầu riêng là loài cây thân gỗ cao lớn, thuộc nhóm cây thường xanh. Sầu riêng có thân mọc thẳng, vỏ cây màu nâu thô ráp, phân nhánh từ gốc. 

Tán lá gần gốc rộng và to, nhỏ dần lên đến phần ngọn, tạo thành dạng tháp. Lá sầu riêng khá to, có hình elip đối xứng thuôn dài từ 10 – 18cm, màu xanh thẫm.

Cây ra hoa dạng chùm, số lượng từ 3 – 30 chùm trên mỗi cành. Sau khoảng 3 – 4 tuần hoa nở thì sẽ cho ra quả. 

Quả sầu riêng khi lớn có hình tròn hoặc bầu dục, vỏ xù xì, nhiều gai nhọn, màu xanh. Sầu riêng chín sẽ tự rụng, toả hương thơm nồng đặc trưng.

Tên gọi chung/Common NamesDurio (sầu riêng)
Tên thực vật/Botanical NameDurio zibethinus
Họ thực vật/FamilyMalvaceae
Loại cây/Plant TypeEvergreen
Kích thước trưởng thành/Mature Size (đơn vị m/cm)10 – 12m, tối đa 40m
Ánh sáng/Sun ExposureFull sun
Thời gian nở hoa/Bloom TimeBan đêm
Màu hoa/Flower ColorTrắng ngà/trắng xanh 
Nguồn gốc/Native AreaĐông Nam Á
Bảng đặc điểm chung của cây sầu riêng.
Quả sầu riêng xù xì, gai góc có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á.
Quả sầu riêng xù xì, gai góc có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á.

Những loại cây sầu riêng phổ biến

Theo The Plan List thì sầu riêng có khoảng 32 loại trong đó có 9 loại có thể ăn được:

Sầu riêng Thái

Sầu riêng Thái còn được gọi với các cái tên khác như  sầu riêng Dona hay sầu riêng Monthong. Đây là giống sầu riêng trồng khá nhiều ở các tỉnh miền Tây.

Bề ngoài của sầu riêng Thái không được bắt mắt với trọng lượng nhỏ. Quả có 1 đầu to, 1 đầu đầu nhỏ, gai thưa. Múi sầu riêng phía trong có phần cơm màu vàng nhạt, thơm phức, vị ngọt thanh, không bị quá béo.

Sầu riêng Ri6

Giống sầu riêng Ri6 hay sầu riêng hạt lép được đặt theo tên “cha đẻ” của giống cây này là ông Sáu Ri. 

Sầu riêng Ri6 có trái dạng bầu dục với phần đáy hẹp, vỏ quả khá mỏng, màu vàng xanh. Bên trong chứa các múi sầu riêng với phần cơm dày, hạt lép, thơm nồng. Khi ăn, phần cơm sầu riêng Ri6 cho vị ngọt, béo vừa phải, không bị gắt.

Sầu riêng Musang King

Giống sầu riêng Musang King cực kỳ nổi tiếng có nguồn gốc từ Malaysia. Quả có trọng lượng và kích thước vừa phải, hình bầu dục, cuống phẳng và không có gai nhọn. 

Phần cơm sầu riêng Musang King có màu vàng bắt mắt, dày và hạt lép. Khi ăn vị ngọt vừa phải, đắng nhẹ, béo giống như bơ khiến nhiều người ưa thích. Đặc biệt, giống sầu riêng này chỉ có thể thu hoặc khi quả tự rụng.

Sầu riêng Cái Mơn

Sầu riêng Cái Mơn là giống cây ăn quả nức tiếng của Việt Nam với quả kích thước nhỏ, trọng lượng trung bình từ 2 – 3kg. Phần cơm sầu riêng có màu vàng mỡ gà, hạt lép, khi thưởng thức cho vị ngọt vừa phải và vị béo đậm đà.

Giống sầu riêng Musang King. được gọi là vua của các loại sầu riêng.
Giống sầu riêng Musang King. được gọi là vua của các loại sầu riêng.

>> Xem thêm: Cách Trồng Cây Ăn Quả Trên Sân Thượng Đúng Kỹ Thuật

Công dụng của cây sầu riêng

Cây sầu riêng nói chung và quả sầu riêng nói riêng có nhiều công dụng cho thiên nhiên, hệ sinh thái và con người. Cụ thể:

Tạo bóng râm, thanh lọc không khí

Sầu riêng là loại cây thường xanh, thân thẳng, phân tán lá rộng có tác dụng tạo bóng râm trong những ngày nắng nóng.

Lá sầu riêng xanh quanh năm có tác dụng thanh lọc không khí, đem đến môi trường trong lành và cung cấp lượng oxy đáng kể cho con người và các sinh vật khác.

Thực phẩm

Đây là giống cây ăn quả được nhiều người ưa chuộng bởi phần cơm có vị ngọt, béo, thơm đặc trưng, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Bạn có thể tách vỏ lấy múi và ăn trực tiếp phần cơm sầu riêng đã chín. Bên cạnh đó, cơm sầu riêng còn được sử dụng để chế biến các món bánh ngọt, kẹo, bánh kem, sinh tố hay các món ăn hàng ngày.

Nhìn chung, trái sầu riêng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Ăn sầu riêng với lượng vừa phải có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chống lão hóa, điều trị mất ngủ, thiếu máu,…

Tuy nhiên calo trong sầu riêng khá cao, ăn nhiều có thể gây tăng cân và nóng trong người. Bạn nên ăn mỗi lần một lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe.

Dược liệu

Trong Y học phương Đông, một số bộ phận của cây sầu riêng như vỏ, hạt có thể được sử dụng để điều chế các bài thuốc trị tiêu hóa rất hiệu quả.

Phân bón hữu cơ

Các bộ phận của cây sầu riêng như lá, vỏ quả có thể đem đi ủ để tạo phân bón hữu cơ, cải thiện chất đất.

Hiệu quả kinh tế và thương mại

Hiện nay cây sầu riêng được trồng với quy mô lớn nhằm mục đích thu trái và xuất khẩu. Đây là loại quả rất được ưa chuộng trên thế giới nên có giá thành cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống cho nhiều hộ gia đình. 

Cơm sầu riêng thơm ngon, ngọt béo chứa đến 147 calo trong 100g.
Cơm sầu riêng thơm ngon, ngọt béo chứa đến 147 calo trong 100g.

Cách chăm sóc cây sầu riêng

Ánh sáng

Cây sầu riêng trồng ở những vùng có khí hậu nóng ẩm, thích ánh sáng mặt trời đầy đủ. Vì vậy, bạn nên trồng sầu riêng ở những nơi cây có thể nhận được ánh sáng mặt trời trực tiếp hàng ngày để cây quang hợp

Tuy nhiên khi cây còn nhỏ, cần tránh cây cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trực tiếp mà nên chọn chỗ trồng có bóng râm để tán lá cây bị mất nước, khô héo.

Đất

Cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt trên các loại đất thịt, đất đỏ bazan, đất thịt pha cát, đất phù sa sông,… nhưng không phù hợp với đất cát.

Đất trồng cây phù hợp phải có tầng canh tác dễ dàng thoát nước, tránh gây ngập úng, thối rễ. Độ pH của đất từ 5 – 7 và cần được cung cấp nhiều chất hữu cơ để cây lớn nhanh.

Nước

Đảm bảo cấp nước đầy đủ theo từng giai đoạn phát triển của sầu riêng để cây phát triển tốt. Bạn có thể tạo hệ thống nước phun tự động từ dưới lên để cây được cung cấp đủ nước.

Sầu riêng được biết đến là một loại cây ưa ẩm, chịu hạn rất kém. Vì vậy, đối với những khu vực có mùa khô kéo dài từ 4 – 5 tháng thi cần tưới nước thường xuyên vào buổi sáng hoặc chiều tối.

Nhiệt độ và độ ẩm

Sầu riêng phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ dao động từ 24 – 30 độ C. Cây không thể ra hoa, đậu quả khi ở nhiệt độ dưới 22 độ C và trên 40 độ C.

Mặt khác, cây sầu riêng ưa ẩm, sinh trưởng mạnh trong điều kiện độ ẩm không khí từ 60 – 80%. Do đóm có thể cấp ẩm cho cây trong những ngày nắng nóng, khô hạn như tưới nước hay tưới phun sương nhất là với những cây non.

Phân bón

Để cây sầu riêng sinh trưởng nhanh, khỏe, ra hoa, đậu quả thì việc cung cấp dinh dưỡng cho cây cũng rất quan trọng. Chú ý sử dụng phân hữu cơ thay vì phân hóa học để bón cho cây.

Trong 2 năm đầu trồng cây, mỗi năm bạn nên bón phân cho cây sầu riêng với tần suất 4 lần/năm, sử dụng phân đạm để bón quanh gốc. Khi cây trong thời kỳ ra hoa và đậu trái thì cần bổ sung phân NPK để đảm bảo cây có đủ dinh dưỡng nuôi quả.

Chăm sóc cây sầu riêng đúng cách để cây ra hoa, đậu quả.
Chăm sóc cây sầu riêng đúng cách để cây ra hoa, đậu quả.

Công việc ngoài xã hội khiến bạn không còn thời gian để tự mình vệ sinh nhà cửa và dành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn. Đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ tại app bTaskee. Để có ngay người giúp bạn dọn dẹp nhà cửa mỗi khi cần.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm hơn 13 dịch vụ tiện ích gia đình ngay!

Cách trồng cây sầu riêng

Kỹ thuật trồng sầu riêng được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Dùng cuốc, xẻng đào một hố có kích thước khoảng 1m x 1m x 0,7m vừa với size của bầu đất.
  • Bước 2: Cắt bỏ phần bao nilon bọc quanh bầu rồi đặt vào phần hố vừa đào.
  • Bước 3: Dùng tay giữ cố định cây và bắt đầu lấp đất, dậm đất thật chặt.
  • Bước 4: Cắm cọc và buộc cây con vào cọc để tránh bị đổ ngã.
  • Bước 5: Vun rùa xung quanh gốc cây con để tránh bị đọng nước rồi dùng rơm rạ phủ kín gốc để giữ nước. 
Kỹ thuật trồng cây sầu riêng.
Kỹ thuật trồng cây sầu riêng.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc

Trong quá trình trồng và chăm sóc cây sầu riêng bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Che nắng hướng Tây cho cây con trong thời gian 12 tháng đầu tiên. 
  • Chú ý tưới nước thường xuyên để cấp ẩm cho cây. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều nước khiến phần rễ cây bị ngập úng.
  • Khi trồng sầu riêng cần đặt các cây cách nhau tối thiểu khoảng 1m để có đủ không gian phát triển. Bạn nên trồng cây ở góc nghiêng để giúp thoát nước tốt hơn.
  • Sử dụng phân bón hữu cơ giàu Kali như NPK để khuyến khích quá trình đậu trái.
  • Tỉa bớt các cành yếu, già`khô để tăng cường sự thông thoáng và tập trung dinh dưỡng vào việc phát triển trái.
  • Theo dõi tình hình sâu bệnh, đối phó với chúng kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho cây sầu riêng.
  • Quả sầu riêng chín sẽ tự rụng, tuy nhiên để đảm bảo tính thẩm mỹ cho quả bạn có thể thu hoạch bằng cách cắt cuống khi trái đã già. 
  • Thường xuyên làm sạch cỏ vườn khi mới trồng cây để hạn chế tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng trong đất, giúp cây phát triển tốt hơn.
Theo dõi cây sầu riêng để bón phân, tưới nước và phát hiện sâu bệnh.
Theo dõi cây sầu riêng để bón phân, tưới nước và phát hiện sâu bệnh.

Cách cắt tỉa

Để cây phát triển tốt, tập trung dinh dưỡng nuôi cây, phòng sâu bệnh, tiện thu hoạch thì cần cắt tỉa cành lá. Cụ thể:

  • Loại bỏ cành già: Cắt bớt các cành già, yếu hoặc tổn thương để tạo không gian cho cành mới phát triển và tăng sự thông thoáng.
  • Tạo hình cây: Định hình cây sầu riêng bằng cách cắt bớt cành mà bạn muốn kiểm soát, giữ cho cây có hình dáng đều đặn và thuận lợi cho thu hoạch.
  • Tỉa nhánh thấp: Cắt bớt các nhánh thấp gần mặt đất để tránh bệnh tật và tạo không gian dưới cây.
  • Loại bỏ cành chết, cành già khô héo: Cắt bớt các cành chết hoặc bị nhiễm bệnh để ngăn chúng lan ra toàn bộ cây, tạo sự thông thoáng cho các cành tươi tốt phát triển.
  • Giảm cành chồi: Cắt bớt cành chồi để tập trung năng lượng vào các cành chính và trái, giúp cây phát triển mạnh mẽ hơn.
Tỉa bớt cành và lá già để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.
Tỉa bớt cành và lá già để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.

Cách nhân giống

Hiện nay, có thể trồng cây sầu riêng bằng cách ươm hạt tạo cây con hoặc ghép mắt, ghép cành. Trong đó, sầu riêng trồng từ hạt có thời gian ra hoa, đậu quả khá lâu nên phương pháp ghép mắt, ghép cành được áp dụng phổ biến.

Cách nhân giống từ hạt 

  • Bước 1 – Chuẩn bị hạt: Lấy hạt từ trái sầu riêng chín già, rửa sạch và để khô.
  • Bước 2 – Gieo hạt: Gieo hạt vào đất giàu chất hữu cơ và thoát nước tốt. Hạt được gieo cách nhau khoảng 5 – 7 cm.
  • Bước 3 – Cấp ẩm: Duy trì độ ẩm cho đất bằng cách phun nước nhẹ. Đặt hạt mầm trong túi nilon để giữ độ ẩm.
  • Bước 4 – Chăm sóc cây con: Khi cây con đã đạt kích thước đủ lớn và có thể chịu được điều kiện thời tiết thì chuyển cây ra ngoài trồng.

Cách thực hiện ghép mắt

  • Bước 1 – Chuẩn bị cây chủ và cây gốc: Chọn cây chủ và cây gốc có đường kính tương đồng.
  • Bước 2 – Chọn mắt cành (mắt giâm): Chọn mắt cành có kích thước phù hợp và khỏe mạnh từ cây chủ.
  • Bước 3 – Thực hiện cắt: Cắt một chiếc mắt cành trên cây chủ, để lại khoảng 2 – 3 cm thân. Tạo một cắt ngang ở phía trên cây gốc, có chiều dài tương đương với mắt cành.
  • Bước 4 – Nối mắt cành với cây gốc: Đặt mắt cành vừa cắt lên cắt ngang của cây gốc sao cho phần lõm của mắt cành nằm chính giữa phần cắt ngang của cây gốc. Sau đó, nối mắt cành với cây gốc bằng cách sử dụng kẹp hoặc dây thừng.

Cách thực hiện chiết cành 

  • Bước 1 – Chuẩn bị cành giâm và cây chủ: Chọn cành giâm có độ dài khoảng 15 – 20 cm và chọn cây chủ có đường kính tương đối lớn.
  • Bước 2 – Thực hiện cắt chiết: Tạo một cắt chiết theo hình chữ T ở cây chủ bằng cách cắt ngang ở phía trên cây chủ và tạo một cắt dọc từ cắt ngang về phía dưới.
  • Bước 3 – Chèn cành giâm vào vị trí chiết: Chèn cành giâm vào khe chiết và đảm bảo phần chéo của cành giâm gặp phần cắt ngang của cây chủ. Kết nối cành giâm và cây chủ bằng cách sử dụng kẹp hoặc dây thừng.
  • Bước 4 – Bọc phủ: Bọc phủ bảo vệ phần ghép và giữ ẩm.
Nhân giống cây sầu riêng bằng phương pháp ghép chồi.
Nhân giống cây sầu riêng bằng phương pháp ghép chồi.

Các bệnh thường gặp

Trong vòng đời phát triển, cây sầu riêng có thể gặp phải một số bệnh phổ biến, bao gồm:

  • Nấm mốc: Do thời tiết ẩm ướt, nấm mốc có thể tấn công lá, lá trở nên nâu và rụng.
  • Bệnh vàng lá: Là một bệnh lý virus thường gặp, làm cho lá biến từ xanh thành màu vàng và rụng sớm.
  • Rụng trái non: Có thể xuất hiện do thiếu dinh dưỡng, tưới nước không đều hoặc tác động của thời tiết.
  • Nấm đốm lá: Gây ra các đốm màu đậm trên lá, thường xuyên xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt.
  • Côn trùng, bọ cánh cứng: Có thể gây hại cho cành, lá và trái, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
  • Bệnh tuyến trùng rễ sầu riêng: Gây mất nước, phá hủy các mô rễ, khiến cây trở nên yếu, suy giảm các chức năng, 

Để ngăn chặn và điều trị các vấn đề này, quan trọng nhất là duy trì kiểm tra, theo dõi, cắt tỉa thường xuyên, cung cấp đủ nước, chăm sóc đất và sử dụng phương pháp kiểm soát sâu bệnh hiệu quả.

Cây sầu riêng bị sâu ăn lá.
Cây sầu riêng bị sâu ăn lá.

Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây Sầu riêng 

Cây sầu riêng thái sai trĩu quả.
Cây sầu riêng thái sai trĩu quả.
Chùm quả sầu riêng Ri6 với vẻ ngoài độc đáo.
Chùm quả sầu riêng Ri6 với vẻ ngoài độc đáo.
Cây sầu riêng cành lá khẳng khiu, quả gai góc.
Cây sầu riêng cành lá khẳng khiu, quả gai góc.
Chiêm ngưỡng chùm quả sầu riêng ấn tượng.
Chiêm ngưỡng chùm quả sầu riêng ấn tượng.
Cành cây sầu riêng sai trái.
Cành cây sầu riêng sai trái.
Cây sầu riêng đậu quả tròn, vỏ ngoài màu xanh bắt mắt.
Cây sầu riêng đậu quả tròn, vỏ ngoài màu xanh bắt mắt. 

Câu hỏi thường gặp 

  1. Trồng sầu riêng bao lâu có trái?

    Thông thường, sầu riêng mất khoảng từ 5 đến 6 năm sẽ cho ra hoa kết quả. Và thời gian để thu hoạch quả sẽ thường kéo dài từ 15 đến 17 tuần khi nở hoa. Trong khoảng 2 tuần thì trái sầu riêng sẽ chín có thể thu hoạch.
    Tuy nhiên sầu riêng dễ rụng, dễ bị hư khi ở giai đoạn ra quả. Do đó bạn cần chú ý chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

  2. Làm sao biết sầu riêng chín cây hay ngâm thuốc?

    Sầu riêng chín cây: Vỏ và gai cứng, dùng tay cấu vào cuống sẽ có cảm giác ướt, còn mủ. Cơm màu vàng óng, dễ tách múi, thơm khi đã chín. Cuống khô và có dấu hiệu tự rụng.
    Sầu riêng ngâm thuốc: Vỏ và gai bị héo, cuống rụng khỏi quả, hoặc quá tươi, hiện vết cắt. Cơm có màu vàng nhợt nhạt, khó tách múi, không có mùi hương thơm nồng đặc trưng.

  3. Những đối tượng nào không nên ăn sầu riêng?

    Một số đối tượng không nên ăn sầu riêng hoặc cần thận trọng khi tiêu thụ gồm có:
    – Phụ nữ đang mang thai nên ăn vừa phải vì sầu riêng khá nóng.
    – Người có tiền sử mắc chứng cao huyết áp.
    – Người mắc bệnh tim, thận, tiểu đường.
    – Người có cơ địa dị ứng với sầu riêng.
    – Người mắc chứng nóng trong, cơ địa nhạy cảm.
    – Người có hệ tiêu hóa yếu. Sầu riêng chứa nhiều calo nên người đang mắc bệnh đường ruột, bao tử thường bị đầy hơi, khó tiêu khi ăn nhiều.

Như vậy, bTaskee vừa cùng bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin về cây sầu riêng. Hy vọng rằng những kiến thức bổ ích được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về sầu riêng cũng như biết cách trồng và chăm sóc loại cây này.

>>> Xem thêm các nội dung tương tự:

Hình ảnh: Canva, Youtube.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services