Cây Si: Nguồn Gốc – Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Hiện nay nhiều người yêu cây cảnh thường tìm hiểu về các yếu tố như nguồn gốc, cách chăm sóc, ý nghĩa phong thủy trước khi trồng bất cứ loại cây nào. Nếu bạn đang có ý định trồng cây si để trang trí hoặc làm đẹp phong thủy thì hãy tham khảo các thông tin hữu ích của bTaskee nhé!

Thông tin về cây si

Nguồn gốc của cây si

Cây si hay còn gọi là Cây Gừa, Cây Cừa, được biết đến với tên khoa học là Ficus microcarpa. Đây là một loại cây thân gỗ thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). 

Ban đầu, cây si được tìm thấy ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Loại cây này có nguồn gốc từ những nước Đông Nam Á như Campuchia, Ấn Độ, Lào, Úc. Cây thường mọc hoang ở các vùng thủy triều lên xuống và ven bờ sông, suối, kênh rạch. 

Cây si mọc phổ biến tại các vùng núi đá.
Cây si mọc phổ biến tại các vùng núi đá.

Ở Việt Nam, cây si được tìm nhiều thấy ở các vùng rừng núi đá và rừng thứ sinh, đặc biệt ở vùng ven biển, hải đảo. Ngoài ra, loại cây này còn được trồng với mục đích trang trí, tạo bóng mát ở nhiều khu dân cư.

Ý nghĩa phong thủy của cây si 

Cây si thuộc bộ Tứ Linh (Đa – Sung – Sanh – Si), đây được xem là loài cây của sự cát tường, may mắn và phúc lộc. Trồng cây si ở những nơi như nhà ở hay văn phòng sẽ mang đến sự thịnh vượng cho gia chủ.

Cây si được trồng làm cảnh, mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ.
Cây si được trồng làm cảnh, mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ.

Ở khía cạnh khác, có người lại cho rằng, đây là loại cây thuộc nhóm ngũ quỷ (gồm Liễu, Hòe, Đa, Si và Gạo), mang tính âm nên chúng có thể là nơi trú ngụ của ma quỷ, không tốt cho vận khí của ngôi nhà.

Đặc điểm của cây si

Tên gọi chungCây si, sanh, gừa
Tên thực vậtFicus benjamina L.
Họ thực vậtMoraceae
Loại câyCây trồng trong nhà
Kích thước trưởng thành20 – 25m
Phơi nắngCây ưa sáng một phần
Loại đấtĐất bầu giàu dinh dưỡng, thoát nước nhanh
pH đấtTrung tính
Thời gian nở hoaHiếm khi nở hoa
Màu hoaN/A
Nguồn gốcChâu Á, Châu Úc

Cây si là loại cây cao, tán rộng, thân có nhiều trụ nhô ra, rễ con thường mọc ra từ cành và rủ xuống đất. Lá cây hình bầu dục, màu xanh đậm, dày và cứng. 

Cây si sở hữu bộ gốc xum xuê vè xù xì.

Kích thước của một cây si mọc ngoài tự nhiên có thể cao tới 25 – 30m và tán rộng khoảng 2 – 3m, tương đương với sức ôm của 2 đến 3 người.

>>> Xem thêm: Tổng hợp cây để bàn làm việc hợp mệnh Kim đem lại may mắn, tài lộc. 

Những loại cây si phổ biến

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại cây si, có thể kể đến như cây si đỏ, cây si đá, si xanh, cây si Nhật, si cẩm thạch,… 

Giống si đỏ được trồng làm cây cảnh bonsai.
Giống si đỏ được trồng làm cây cảnh bonsai.

Trong số này, cây si đỏ là loại giống được biết đến nhiều nhất bởi lá cây có màu sắc đỏ trông lạ mắt và được nhiều người để trưng trong nhà làm cảnh.

Công dụng của cây si

Với ý nghĩa sinh thái và văn hóa đa dạng, cây si thường được trồng làm cây cảnh trong nhà hoặc vườn, nhờ vào khả năng tạo ra một bức màn xanh mát và thanh lịch. 

Si ngày càng được trồng nhiều để làm cây cảnh, trang trí không gian sống.
Si ngày càng được trồng nhiều để làm cây cảnh, trang trí không gian sống.

Tùy thuộc vào loài cây si cụ thể, chúng có thể tồn tại trong các môi trường khác nhau từ rừng mưa nhiệt đới đến các khu vườn, được ưa chuộng không chỉ vì mục đích trang trí mà còn vì khả năng làm sạch không khí và cải thiện chất lượng môi trường sống.

Cách chăm sóc cây si

Ánh sáng

Cây si cần ánh sáng mặt trời trực tiếp ít nhất 4 – 6 giờ mỗi ngày. Vì vậy, hãy đặt cây ở vị trí có ánh sáng tự nhiên đủ và tránh trong khu vực tối.

Si là giống cây ưa ánh sáng vừa phải.
Si là giống cây ưa ánh sáng vừa phải.

Tuy nhiên, nắng quá gay gắt cũng có thể làm tàn lá và gây cháy lá. Do đó, chỉ nên đặt cây ở vị trí có ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng và ánh sáng gián tiếp vào buổi chiều. 

Bạn là dân văn phòng? Bạn thường xuyên phải tăng ca mỗi ngày? Bạn không còn thời gian để vệ sinh không gian sống? Vậy thì tham khảo ngay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee. Các Chị Ong sẽ nhanh chóng có mặt và vệ sinh nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!

Đất

Cây si đòi hỏi đất trồng có chất lượng tốt, giàu chất hữu cơ và thoáng khí. Bạn nên sử dụng loại giá thể có độ thoáng cao và giàu dinh dưỡng, ví dụ như loại đất pha sỏi và mùn cưa để tạo ra môi trường tốt cho cây phát triển.

Lựa chọn đất trồng si có độ thông thoáng cao.
Lựa chọn đất trồng si có độ thông thoáng cao.

Nước

Cây si cần được tưới nước đều đặn nhưng không quá nhiều, để tránh bị ngập úng. Trước khi tưới, bạn hãy kiểm tra độ ẩm của đất bằng cách sờ thử, nếu cảm thấy đất khô thì mới tưới nước.

Tưới nước ở lượng vừa đủ cho cây si.
Tưới nước ở lượng vừa đủ cho cây si.

Nhiệt độ và độ ẩm

Cây si thích hợp với nhiệt độ trung bình từ 15 – 25°C và độ ẩm từ 50-60%, vì vậy, bạn cần tránh đặt cây gần nguồn nhiệt và hạn chế tiếp xúc với không khí quá khô. 

Tưới phun sương để tạo độ ẩm cho đất trồng si.

Phân bón

Bạn nên bỏ thêm phân bón hữu cơ cho cây si từ 1 – 2 lần mỗi tháng để cung cấp dưỡng chất cần thiết. Hãy chú ý đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì phân bón để tuân thủ đúng liều lượng, nếu dư quá nhiều sẽ không tốt cho cây.

Có thể sử dụng phân bón hữu cơ từ rau củ thừa để bón cho cây si.
Có thể sử dụng phân bón hữu cơ từ rau củ thừa để bón cho cây si.

Cách trồng cây si

Với khả năng thích nghi tốt với nhiều điều kiện sống khác nhau, cây si trở thành giống cây cảnh phổ biến trong nhà. Khi trồng cây, bạn chỉ cần cắt cành, giâm cành hoặc ngâm trong nước là cây sẽ sống sót. 

Trồng si đúng kỹ thuật để cây phát triển tốt.
Trồng si đúng kỹ thuật để cây phát triển tốt.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc

Dưới đây là một số lưu ý cần thiết trong quá trình trồng và chăm sóc cây si, bạn có thể tham khảo: 

  • Lựa chọn vị trí trồng cây si rộng rãi, đủ diện tích đất cho cây phát triển
  • Nên thay chậu trồng cây si bonsai định kỳ để cung cấp dinh dưỡng cho cây từ giá thể mới.
  • Nên cắt tỉa, tạo dáng cho cây si ngay từ khi còn bé.
  • Khi phát hiện cây bị sâu bệnh, cần nhanh chóng xử lý nếu không sẽ khiến lây lan ra toàn cây hoặc cây khác.
Thường xuyên quan sát và theo dõi chậu si trong nhà.
Thường xuyên quan sát và theo dõi chậu si trong nhà.

Cách cắt tỉa

Một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc cây si là cắt tỉa đều đặn. Cắt tỉa giúp định hình dáng cây, làm cho cây trông gọn gàng và tươi mới hơn.

Cắt tỉa si thường xuyên để dáng cây đẹp và gọn gàng hơn.
Cắt tỉa si thường xuyên để dáng cây đẹp và gọn gàng hơn.

Khi cắt tỉa, bạn cần lưu ý không cắt quá sâu hoặc làm tổn thương đến những cành chính của cây. Đồng thời, vết cắt cần được bôi chất chống nấm để tránh nhiễm trùng và giúp cây hồi phục nhanh chóng.

Cách nhân giống

Có 2 phương pháp thường được dùng để nhân giống cây si bao gồm: Chiết cành và giâm cành. Trong đó, giâm cành là cách được ưa chuộng hơn hẳn vì kỹ thuật đơn giản và hiệu quả cao. 

Nhân giống cây si bằng phương pháp chiết cành.

Để giâm cành cho giống cây si, đầu tiên bạn tìm một cành si dài hơn 60cm, có sức sống khỏe mạnh rồi lấy cắt lấy đoạn giâm. Hãy cắt chéo một đoạn cây dài khoảng 20 – 30cm ở gần phía ngọn. Sau đó, bạn đặt cành cắt vào chậu có đất tốt và chăm sóc. Khi cành đã ra rễ, bạn có thể chuyển sang chậu lớn hơn để cây phát triển hơn.

>>> Xem thêm: Tổng hợp 27 cây trồng trong nước dễ chăm sóc tại nhà. 

Các bệnh thường gặp

Dù có sức sống khỏe mạnh, nhưng cây si vẫn dễ gặp phải các bệnh sau:

  • Nấm mốc trắng: Khi trồng ở nơi quá nhiều độ ẩm và thiếu ánh sáng, cây si có thể bị bệnh này. Để phòng tránh, hãy đảm bảo cây được trồng trong môi trường thoáng khí và không quá ẩm ướt. 
  • Sâu bệnh: Cây si có thể bị tấn công bởi sâu bệnh và côn trùng khác. Kiểm tra thường xuyên và sử dụng thuốc trừ sâu an toàn để tiêu diệt chúng. Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu và chất chống nấm phù hợp với loại cây si đang trồng.
  • Rụng lá: Rụng lá là bệnh có thể xảy ra do thiếu ánh sáng hoặc quá nhiều nước. Vì vậy, bạn nên đặt cây trong môi trường có ánh sáng và lượng nước phù hợp.
Bệnh vàng, cháy lá trên cây si.
Bệnh vàng, cháy lá trên cây si.

Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây si 

Dưới đây là một số hình ảnh ấn tượng về chậu si cảnh được nhiều người yêu thích:

Chậu si cảnh dáng ngũ phúc, được nhiều người ưa chuộng.
Chậu si cảnh dáng ngũ phúc, được nhiều người ưa chuộng.
Cây si cổ thụ với bộ rễ ấn tượng, bám chắc trên nền đá.
Cây si cổ thụ với bộ rễ ấn tượng, bám chắc trên nền đá.
Chậu si bonsai kích thước vừa, đặt trong nhà.
Chậu si bonsai kích thước vừa, đặt trong nhà.
Chậu si mini để bàn làm việc, tạo phong thủy cho không gian.
Chậu si mini để bàn làm việc, tạo phong thủy cho không gian.
Cây si bonsai dáng hình nhân nhỏ nhắn và đẹp mắt.
Cây si bonsai dáng hình nhân nhỏ nhắn và đẹp mắt.
Chậu si cảnh trang trí sân vườn.
Chậu si cảnh trang trí sân vườn.

Câu hỏi thường gặp 

  1. Cây si có hoa không?

Có, hoa rất nhỏ, đơn tính, nhiều và ẩn trong quả si. Cả hoa đực và hoa cái đều không có cuống. 

  1. Cây si có đắt (mắc) không?

Cây si là loại cây cảnh khá dễ mua hiện nay. Bạn có thể tìm mua chúng từ từ các vườn chuyên bán cây cảnh. Giá của cây si khoảng 50.000 – 150.000 VNĐ, nhiều giống cây si quý có thể lên tới 50.000.000 đồng với hình dáng, kích thước độc đáo, mang nhiều ý nghĩa may mắn về mặt phong thủy.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về cây si. Đừng quên bỏ túi ngay những cẩm nang về cách trồng và chăm sóc của bTaskee nhé!

>>> Xem thêm nội dung liên quan:

Hình ảnh: Pinterest 

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services