Cây Siro: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Lưu Ý Chăm Sóc

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cây siro
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Những năm gần đây, phong trào trồng cây Siro để làm cảnh và thu hoạch trái lan rộng tại Việt Nam. Vậy Siro là loại cây gì? Cách trồng và chăm sóc có khó không? Cùng bTaskee khám phá thông tin chi tiết về cây Siro để giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Cây Siro là cây gì?

Nguồn gốc

Cây Siro hay Siro có danh pháp khoa học là Carissa carandas L, thuộc họ Apocynaceae (Là bố ma – Trúc đào). Loài thực vật này đã được miêu tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1767.

Siro có xuất xứ từ vùng cận nhiệt và nhiệt đới ở phía Nam châu Á như Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Bangladesh, Afghanistan, Indonesia,…

Sở dĩ loài cây này được gọi với cái tên Siro hay Siro là vì người dân các nước Nam Á, Đông Nam Á thường dùng quả của nó nấu chung với nước đường để làm Siro. 

Siro được đem về trồng và nhân giống tại Việt Nam cách đây khá lâu nên không khó để bắt gặp những gốc Siro cổ thụ. Hiện nay, loài cây này được trồng phổ biến tại các tỉnh phía Nam của nước ta như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước,…

Cây siro có nguồn gốc từ các nước châu Á.
Cây siro có nguồn gốc từ các nước châu Á.

Ý nghĩa phong thủy của cây Siro 

Cây Siro đơm hoa, kết trái quanh năm, quả chín căng mọng tượng trưng cho sự hoàn mỹ và đủ đầy. Đặc biệt, hoa và quả Siro kết thành dạng chùm mang ý nghĩa về sự sum họp, thể hiện sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Xét theo phong thủy, những chậu cây Siro bonsai mang đến may mắn và điều tốt lành, giúp gia chủ khai thông vượng khí, xua đuổi điềm rủi. Chính vì vậy, nhiều người thương đem Siro về trồng trước cổng, trước nhà hoặc trong sân vườn.

Trồng siro giúp tạo bóng dâm cho nhà ở.
Trồng siro giúp tạo bóng dâm cho nhà ở.

Đặc điểm của cây Siro

Tên gọi chung/Common Names       Carissa carandas, Kerenda, Karonda, Karandang, 刺黄果 (cây Siro)
Tên thực vật/Botanical Name        Carissa carandas L
Họ thực vật/Family      Apocynaceae
Loại cây/Plant Type        Flowered Shrub
Kích thước trưởng thành/Mature Size (đơn vị m/cm)2 – 5m
Ánh sáng/Sun Exposure        Full sun
Thời gian nở hoa/Bloom TimeMùa xuân hoặc mùa hè
Màu hoa/Flower Color        Màu trắng
Nguồn gốc/Native Area Nam Á và Đông Nam Á

Siro là giống cây thân bụi mọc nhiều trong những khu rừng tại nơi cận nhiệt và nhiệt đới phía Nam châu Á, bởi chúng có khả năng chịu hạn rất tốt. Cây có chiều cao trung bình từ 2 – 5m, thân có nhiều gai và nhựa màu trắng.

Lá của cây Siro mọc đối xứng với nhau, có hình dạng bầu dục, dài từ 5 – 8cm, màu xanh thẫm với các đường gân rõ nét.

Hoa siro màu trắng, mọc thành chùm.
Hoa siro màu trắng, mọc thành chùm.

Siro nở hoa và đậu trái quanh năm. Hoa Siro màu trắng, nở rộ nhất vào thời điểm mùa xuân và mùa hè. 

Sau khi hoa rụng sẽ ra quả non màu xanh, vị chua gắt, thường dùng làm gia vị cho các món ăn. Khi quả chín sẽ có màu đỏ, căng mọng, ăn có vị chua ngọt rất cuốn miệng, khi hái xuống sẽ rỉ mủ màu trắng từ cuống.

>> Xem thêm: Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Tại Nhà Đơn Giản, Cây Xanh Tốt.

Những loại cây Siro phổ biến

Siro Thái

Đây là giống cây Siro được nhập từ Thái Lan, có quả mọc thành dạng chùm nhỏ, khi non màu xanh và chuyển sang đỏ mọng khi chín. Điểm đặc biệt của giống cây này là ra trái quanh năm, kích thước to và dài hơn nhiều so với các loại Siro khác.

Cây siro thái được có nguồn gốc từ xứ chùa Vàng.
Cây siro thái được có nguồn gốc từ xứ chùa Vàng.

Siro đỏ

Siro đỏ là giống Sirô được trồng phổ biến nhất tại các tỉnh phía Nam nước ta. Cây thường mọc thành bụi, thân mọc cành lá um tùm. Giống Siro này ra trái non màu tím và khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ, căng mọng nước.

Siro đỏ được trồng phổ biến tại Việt Nam.

Siro Đài Loan

Giống Siro Đài Loan khác biệt so với 2 loại ở trên khi có phần lá cây kích thước nhỏ, trên mặt lá bóng nhẵn. Thân cây xù xì, không quá thô cứng nên dễ uốn và tạo dáng bonsai.

Siro Đài Loan ra hoa và đậu quả quanh năm, kích thước quả to, số lượng nhiều, khi chín có vị chua ngọt vừa phải, rất dễ ăn. 

Siro Đài Loan cho quả quanh năm với kích thước lớn.

Công dụng của cây Siro

Cây Siro được trồng phổ biến tại các tỉnh thành phía Nam với nhiều công dụng tuyệt vời, bao gồm:

Làm cây cảnh bonsai

Cây Siro mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, tượng trưng cho điềm lành, may mắn. Vì vậy, nhiều người chơi cây cảnh chọn trồng Siro trước nhà để trang trí không gian và đem đến bình an, xua đuổi xui xẻo.

Một số giống Siro điển hình như Sirô Đài Loan được tạo dáng bon sai đẹp mắt với nhiều thế cây độc đáo. Hiện nay những chậu Siro bonsai duyên dáng, lâu năm với thế độc lạ có giá trị kinh tế cao và được nhiều dân chơi “săn lùng”.

Làm thực phẩm

Một trong những công dụng phổ biến nhất của cây Siro là làm thực phẩm, Nhiều người trồng Siro để thu trái quanh năm. Quả Siro dù xanh hay chín cũng có thể ăn được.

Quả xanh có vị chua gắt thường được dùng làm gia vị hay dưa chua trong ẩm thực của người Ấn Độ. Ngoài ra, trong thành phần của trái Siro xanh cũng chứa pectin được xem như thành phần quan trọng tạo nên loại tương ớt truyền thống của người Ấn.

Trong khi đó, quả chín căng mọng nước, có màu đỏ bắt mắt, vị chua ngọt hài hào có thể ăn sống trực tiếp hoặc đem đi làm mứt, Siro hay làm nguyên liệu cho các loại kẹo, bánh ngọt, pudding,…

Quả siro được ứng dụng vào công nghệ thực phẩm, chế biến đồ uống ngọt.

Cung cấp dinh dưỡng 

Trong 100g thành phần của quả Sirô có chứa 42,5 kcal, 21mg Ca, 28mg P, 1619 IU Vitamin A, 9 – 11 mg Vitamin C và các chất khác. Đây là những chất có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, sức khỏe tim mạch, giúp tinh thần vui vẻ và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Làm thuốc chữa bệnh

Từ lâu, cây Siro đã được ứng dụng điều chế các bài thuốc dân gian để chữa một số chứng bệnh. Nhìn chung, các bộ phận như lá, thân, rễ, hoa, quả của cây đều có thể làm dược liệu. 

Rễ của cây Siro mọc sâu trong đất, có vị đắng thường được dùng làm thuốc trị đau dạ dày, sát trùng vết thương, thuốc chống côn trùng. 

Quả của nó được sử dụng để điều trị chứng ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, rối loạn tiết niệu và loét do tiểu đường, đau dạ dày, táo bón, thiếu máu,… 

Ngoài ra, uống nước sắc từ lá cây Siro có thể giúp hạ sốt, trị tiêu chảy và đau tai.

Công việc nhà, cơ quan quá bận rộn khiến bạn không có nhiều thời gian để chăm sóc cây cảnh của mình? Đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà bTaskee, những chị Ong Cam sẽ giúp bạn có thêm nhiều thời gian thảnh thơi, tận hưởng cuộc sống.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!

Cách chăm sóc cây Siro

Ánh sáng

Cây Siro là loại thực vật ưa ánh sáng toàn phần. Trong điều kiện tiếp xúc với nhiều nắng, quả và lá của cây sẽ càng đậm màu. Vì vậy, bạn nên trồng cây ở những nơi có nhiều ánh sáng như ban công, trước cổng hoặc trong vườn nhà.

Siro là giống cây ưa ánh nắng vừa phải.

Đất

Siro là loại cây có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, không kén đất trồng nên phù hợp với nhiều chất đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây phát triển xanh tốt, nhanh ra hoa, đậu trái thì bạn nên chọn loại đất có tính thoát nước tốt để tránh ngập úng, khiến cây bị thối rễ.

Đảm bảo đất trồng cây siro có độ thông thoáng cao.
Đảm bảo đất trồng cây siro có độ thông thoáng cao.

Nước

Siro có khả năng chịu hạn rất tốt, vì vậy bạn không nên tưới quá nhiều nước, gây ngập úng rễ. Thông thường, mỗi ngày, bạn chỉ nên tưới nước 1 lần là đủ. 

Đối với những cây Siro trồng trong chậu ở nơi có nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp thì có thể tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát khi nhận thấy bề mặt đất khô.

Tưới nước đều đặn mỗi ngày cho cây siro.

>> Xem thêm: Mách Bạn 10 Cách Tưới Cây Khi Vắng Nhà Vô Cùng Tiện Lợi

Nhiệt độ và độ ẩm

Giống cây này phù hợp sinh trưởng ở những vùng có khí hậu nóng, ấm quanh năm với nhiệt độ trung bình dao động từ 15 – 30 độ C và độ ẩm khoảng 65 – 75%.

Thường xuyên kiểm tra độ ẩm đất trồng siro.

Phân bón

Giống cây Sirô ra hoa và đậu trái liên tục quanh năm nên cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để nuôi cây. Theo đó, mỗi tháng bạn cần bón phân cho cây 1 lần bằng các loại phân đa vi lượng như phân hữu cơ, NPK, phân vi sinh,…

Bón bổ sung phân định kỳ cho cây siro.
Bón bổ sung phân định kỳ cho cây siro.

Cách trồng cây Siro

Tại Việt Nam, cây Siro được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam. Trong khi đó, khí hậu các tỉnh thành miền Bắc có mùa đông lạnh, kéo dài ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu quả của cây nên không thích hợp.

Trồng siro đúng kỹ thuật để cây đạt năng suất cao.

Hiện nay, cây Siro chủ yếu đường trồng từ các bầu cây giống được bán trên thị trường. Cách trồng như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, chậu, đất trồng và cây giống. Bạn nên chọn đất pha, trộn chung phân chuồng hoai mục, xơ dừa để tăng tính thoát nước.
  • Bước 2: Cho đất vào chậu, đặt bầu cây giống vào giữa rồi dùng đất phủ lên trên, dùng tay ấn xuống để cố định.
  • Bước 3: Tưới nước và chăm sóc cây con.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc Siro

Trong quá trình trồng và chăm sóc cây Siro, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Chọn mua giống cây Siro khỏe mạnh tại các cơ sở kinh doanh uy tín.
  • Chú ý chọn chậu trồng cây có lỗ dưới đáy và đất thoát nước tốt để tránh đọng nước, gây ngập úng.
  • Chỉ tưới nước cho cây Siro với lượng vừa phải khi nhận thấy bề mặt đất bị khô.
  • Kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề như bệnh, sâu bệnh, hoặc các tác động xấu từ thời tiết.
  • Khi cây ra hoa, kết trái nên đóng cọc để giữ cho cây không bị ngã.
Thường xuyên kiểm tra cây siro trong quá trình trồng và chăm sóc.

Cách cắt tỉa

Thời điểm vàng bạn nên cắt tỉa cho cây Siro là vào cuối mùa Xuân và đầu mùa Hè khi hoa bắt đầu nở rộ nhất. Điều này sẽ tạo sự thông thoáng và tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp hoa nở nhiều, đều, đẹp, tăng tỷ lệ đậu trái.

Cắt tỉa bớt lá thừa để cây tập chung dinh dưỡng cho quả.
Cắt tỉa bớt lá thừa để cây tập chung dinh dưỡng cho quả.

Cắt tỉa các cành già hoặc bị sâu bệnh để tạo không gian thông thoáng, tránh lây lan bệnh cho những bộ phận khác của cây. 

Riêng với những chậu Siro bonsai bạn nên dùng kéo, kìm bấm cành nhằm loại bỏ bớt lá và các cành mọc loạn để tạo hình.

Cách nhân giống Siro

Hiện nay, các giống cây Siro được nhân giống chủ yếu nhờ phương pháp chiết cành và gieo hạt.

Cách gieo hạt

  • Bước 1: Lựa chọn hạt giống khỏe mạnh, không chứa mầm bệnh từ quả chín già của những cây lâu năm.
  • Bước 2: Ngâm hạt giống bằng nước ấm từ 30 – 40 độ C, khoảng 10 – 12h trước khi đem gieo.
  • Bước 3: Chuẩn bị chậu, đổ đất vào trong, phía trên phủ xơ dừa, trấu hoặc rơm rạ.
  • Bước 4: Tiến hành gieo hạt lên mặt đất, tưới nước và theo dõi đến khi hạt nảy mầm. Khi cây đã mọc cao khoảng 3 – 5 cm thì bỏ lớp phủ trên mặt chậu.
Lựa chọn hạt ươm từ quả siro chín mọng, không sâu bệnh.
Lựa chọn hạt ươm từ quả siro chín mọng, không sâu bệnh.

Cách chiết cành

  • Bước 1: Lựa chọn cây mẹ khỏe mạnh, có tuổi đời 3 năm trở lên để chiết cành. Đồng thời, chuẩn bị giá thể, dao, kéo, dây buộc, thuốc kích thích mọc rễ,…
  • Bước 2: Xác định cành được chiết và đánh dấu vị trí chiết. Sau đó, dùng dao sắc cạo lớp vỏ ngoài với  độ dài từ 4 – 5cm tại vị trí đã đánh dấu. 
  • Bước 3: Phun hormone kích thích mọc rễ quanh vị trí đã cạo vỏ.
  • Bước 4: Sử dụng giá thể (đất + xơ dừa + phân bón) bọc trong túi nilon và đem bó quanh vị trí cạo vỏ. 

Cuối cùng, dùng dây để cột cố định bầu và theo dõi trong vòng 20 ngày. Sau khi vết chiết ra rễ có thể cắt khỏi cây mẹ và đem đi trồng.

>> Xem thêm Top 10 Cây Trồng Ban Công Dễ Sống, Lọc Không Khí Cho Ngôi Nhà

Các bệnh thường gặp

Là loài có sức sống mãnh liệt, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh nhưng Siro vẫn có thể mắc một số bệnh thường gặp như:

  • Nấm lá.
  • Rụng lá sớm.
  • Thối rễ.
  • Côn trùng.
  • Sâu đục thân.
Sâu ăn lá trên cây siro.
Sâu ăn lá trên cây siro.

Do đó, bạn cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra các bộ phận của cây. khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bệnh nào trên cây Siro thì tiến hành các biện pháp xử lý ngay lập tức để ngăn chặn sâu bệnh lan truyền.

Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây Siro

Dưới đây là một số hình ảnh đẹp, ấn tượng về cây Siro:

Cây siro bonsai để bàn được nhiều người yêu cây cảnh săn đón.
Cây siro bonsai để bàn được nhiều người yêu cây cảnh săn đón.
Hàng rào cây siro đẹp mắt và ấn tượng.
Hàng rào cây siro đẹp mắt và ấn tượng.
Siro được trồng làm hàng rào, tạo cảnh quan cho ngôi nhà.
Siro được trồng làm hàng rào, tạo cảnh quan cho ngôi nhà.
Chậu siro bonsai cổ thụ.
Chậu siro bonsai cổ thụ.
Cây siro bonsai dáng cơ bản.
Cây siro bonsai dáng cơ bản.
Chụp ảnh nghệ thuật bên hàng rào siro mọng quả.
Chụp ảnh nghệ thuật bên hàng rào siro mọng quả.
Hàng rào siro sai trĩu quả, được nhiều người yêu thích.
Hàng rào siro sai trĩu quả, được nhiều người yêu thích.

Câu hỏi thường gặp

  1. Có nên ăn nhiều quả Siro không?

    Không nên. Dù trái Siro chín có vị ngọt, chua nhẹ, dễ ăn, giàu dinh dưỡng nhưng ăn nhiều không tốt cho cơ thể, mỗi lần chỉ nên ăn tối đa khoảng 10 quả.

  2. Mủ của cây Siro có độc không?

    Câu trả lời là có. Mủ của cây Siro có thể gây ngộ độc, vì thế, khi hái quả bạn cần ngắt bỏ toàn bộ phần cuống, đem rửa sạch hết mủ trước khi ăn.

  3. Thời điểm phù hợp để gieo hạt và trồng cây Siro là khi nào?

    Bạn có thể trồng cây Siro tất cả các mùa trong năm nhưng tốt nhất là vào đầu mùa Xuân.

Như vậy, bTaskee vừa giới thiệu đến bạn những thông tin chi tiết về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây Siro. Đây là giống cây sinh trưởng và thích nghi tốt, cho hoa và trái quanh năm, có ý nghĩa về mặt phong thủy nên rất phù hợp để bạn trồng tại nhà đấy nhé!

>>> Xem thêm nội dung liên quan:

Hình ảnh: Pinterest

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services