Chúng ta chắc hẳn đã quá quen thuộc với cái tên sống đời. Đây là loại cây được vận dụng trong đông y, hỗ trợ chữa bệnh và ý nghĩa phong thủy. Cùng bTaskee tìm hiểu tất tần tật mọi thông tin về cây sống đời ngay dưới đây!
Giới thiệu về cây sống đời (cây lá bỏng)
Nguồn gốc xuất xứ
Cây sống đời hay còn được dân gian biết đến với cái tên là cây lá bỏng. Loại cây này thân thảo, được tìm thấy ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới và ôn đới.
Sống đời thường ra hoa vào mùa xuân và hoa thường có màu đỏ, vàng, cam trắng hoặc hồng.
Đặc điểm nổi bật
Vì loại cây này thuộc họ thân thảo, phân nhánh nên có chiều cao ở mức thấp tối đa là 1m. Lá cây màu xanh bóng, dày và mọng nước. Các phiến lá mọc đối xứng nhau và hoa cây sống đời thường mọc thành cụm.
Cây lá bỏng sẽ phát triển tốt ở môi trường có ánh sáng nhưng không quá gay gắt. Chúng cũng có thể thích nghi với môi trường bóng râm vì lá mọng nước. Nếu tiếp xúc quá lâu bởi ánh nắng mạnh cây sẽ dễ bị mất nước và khô héo.
Phân loại
Sống đời ta: Lá có màu xanh, bóng và mọng nước. Hoa có màu cam hoặc đỏ hồng.
Sống đời Đà Lạt: Sống ở môi trường ưa lạnh như Đà Lạt. Lá răng cửa, cong. Thường được người dân lấy hoa chưng vào bàn thờ ngày Tết.
Sống đời lá dài: Lá cây có viền răng cưa, cong và dài. Hoa có màu hồng và chỉ nở vào tháng Giêng.
Sống đời ngũ sắc: Đúng với cái tên gọi, hoa của cây này đa dạng màu sắc chỉ nở vào đúng dịp Tết Nguyên Đán.
>>Tham khảo thêm: Các Loại Cây Cảnh Trong Nhà Đẹp Và Tốt Cho Sức Khỏe
Ý nghĩa phong thủy của cây sống đời
“Sống đời” – ngay ở cái tên gọi đã biểu trưng có sự trường tồn, vĩnh cửu và mãi mãi theo thời gian. Khi lá già rụng xuống thì chúng sẽ tiếp tục mọc rễ và lại phát triển thành cây con. Chính đặc điểm này mà nhiều gia chủ lựa chọn chúng với ý nghĩa trường thọ.
Cây sống đời thường chỉ nở hoa vào dịp Tết cổ truyền, dịp mà gia đình sum họp đoàn viên. Gia chủ thường chọn những bông hoa sống đời đẹp để chưng lên bàn thờ ngày Tết để mong cầu cho gia đình sức khỏe, luôn đoàn kết như những cụm hoa sống đời.
Nếu bạn đặt sống đời ở bàn làm việc hoặc bàn học, chúng sẽ thu hút sự thành công đến với con được sự nghiệp và học tập của bạn. Sống đời mang ý nghĩa của một sự cố gắng không ngừng, một ý chí bền bỉ để có ngày đạt được “Công thành danh toại”.
>>Tham khảo thêm: Cây Vạn Lộc Ra Hoa Có Ý Nghĩa Tâm Linh – Phong Thủy Gì?
Công dụng của cây sống đời
Trang trí nội thất
Cây lá bỏng có chiều cao vừa phải trung bình từ 30 – 50cm, rất phù hợp để tô điểm, trang trí cho không gian nội thất của gia đình. Loại cây này cũng có đa dạng màu sắc hoa kết hợp cùng sắc xanh tự nhiên của lá làm không gian căn nhà trở nên mát mẻ và thoáng đãng hơn.
Lọc không khí
Đặt chậu cây lá bỏng trong nhà hoặc trồng trong vườn bạn sẽ cảm nhận bầu không khí trong lành hơn. Bởi chúng có khả năng hấp thụ 1 số chất độc hại trong không khí như formaldehyde và 1 số chất hữu cơ bay hơi.
Hỗ trợ chữa 1 số bệnh
Dân gian bao năm nay đã coi cây lá bỏng là 1 bài thuốc đông y hữu hiệu để chữa 1 số bệnh như: Viêm ruột, mụn nhọt, tiểu ra máu, nhiễm trùng,…
Bạn muốn dọn dẹp lại toàn bộ không gian vườn. Đặt lịch ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee. Với tay nghề lâu năm, chỉ trong nháy mắt các Chị Ong Cam sẽ biến hóa ngôi nhà và sân vườn của bạn trở nên gọn gàng và sạch sẽ.
Tải app bTaskee và trải nghiệm những dịch vụ tiện ích!
Cây lá bỏng hợp mệnh nào, tuổi gì?
Theo quy luật ngũ hành, cây lá bỏng thuộc cây mệnh Thổ nên sẽ rất phù hợp đối với những gia chủ mang mệnh này. Ngoài ra Thổ sinh Hỏa nên những người mệnh Hỏa cũng có thể trồng cây lá bỏng để cầu sức khỏe, may mắn.
Màu sắc hoa cây lá bỏng rất đa dạng vì thế chúng sẽ hợp với rất nhiều các tuổi khác nhau, cụ thể là Tý, Dần, Mão, Sửu, Tỵ, Mùi, Ngọ. Đặt chậu lá bỏng cảnh nhỏ trên bàn làm việc hoặc phòng khách sẽ giúp gia chủ tuổi này thu hút được sự thuận lợi và may mắn,…
>>Tham khảo thêm: Cây Hạnh Phúc: Công Dụng – Ý Nghĩa Phong Thủy – Giá Bán
Cách trồng và chăm sóc cây sống đời đúng kỹ thuật
Cách trồng sống đời bằng lá
- Chọn 2 – 3 lá của cây sống đời mẹ. Chọn những lá già và đem gieo xuống đất ẩm.
- Đảm bảo tưới nước đầy đủ mỗi ngày vào phần lá đem trồng đó.
- Sau vài ngày sẽ xuất hiện cây lá bỏng con mọc ở mép lá.
- Tiếp tục cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho cây, cho đến khi cây con mọc được 2 lá thì đem tách cây con ra trồng trực tiếp xuống đất.
Cách trồng sống đời bằng hạt
- Chuẩn bị hạt giống của cây lá bỏng. Bạn có thể mua ở những cửa hàng đại lý chuyên bán về cây cảnh, thực vật.
- Chuẩn bị 1 chậu đất có độ ẩm tốt, có lỗ thoát nước và có độ phì nhiêu cao.
- Đem gieo hạt giống xuống chậu đất và đảm bảo tưới nước mỗi ngày.
- Sau 7 – 10 ngày sẽ xuất hiện cây non nhú lên. Bạn có thể tách cây non ra chậu khác to hơn hoặc để nguyên chậu đó để chúng tiếp tục phát triển.
Những lưu ý khi chăm sóc cây sống đời
- Đất trồng: Chúng sẽ phát triển tốt nhất ở những loại đất phì nhiêu, có độ ẩm tốt lưu ý nếu trồng trong chậu cần đảm bảo có lỗ thoát nước.
- Nhiệt độ: Sống đời ưa khí hậu nhiệt đới và ôn đi, phù hợp trong khoảng từ 12 – 29 độ.
- Tưới nước: Bạn nên tưới nước cho cây 2 lần/1 ngày lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Tưới vào gốc cây không nên tưới lên hoa dễ gây đọng nước và thối hoa.
- Phân bón: Để cây phát triển tốt, bạn có thể bón từ 1 – 2 muỗng cafe phân bón sau vài ngày cây non mới nhú. Tuy nhiên cần tham khảo thời gian bón phân tiếp theo không nên bón quá dày, cây dễ chết.
- Ánh sáng: Cây lá bỏng ưa sáng nhưng không nên để ở khu có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Chúng vẫn có thể sống ở khu vực bóng râm.
- Ra hoa: Nếu muốn hoa sống đời ra nhanh, hoa cũ đã héo và sắp tàn, bạn có thể cắt bỏ để kích thích quá trình mọc hoa mới của cây.
>>Tham khảo thêm: Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Tại Nhà Đơn Giản, Cây Xanh Tốt
Hy vọng qua nội dung mà bTaskee vừa chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết hơn về cây sống đời. Nếu bạn đang muốn chọn cho gia đình 1 chậu cây cảnh đẹp dễ trồng thì chắc chắn đừng bỏ qua loại cây này nhé!
>>>Xem thêm các nội dung liên quan:
- Cây Vạn Lộc Có Ý Nghĩa Gì? Kỹ Thuật Trồng Ra Sao?
- Tất Tần Tật Về Cách Chăm Sóc Cây Kim Ngân Tại Nhà
- Top 10 Cây Để Bàn Làm Việc Hợp Mệnh Kim Theo Phong Thuỷ
Hình ảnh: Pinterest