Mặc dù khá dễ trồng và chăm sóc nhưng bạn thường xuyên thấy tình trạng cây thiết mộc lan bị vàng lá, héo úa? Cùng bTaskee tìm hiểu ngay lý do và biện pháp khắc phục tình trạng này nhé!
Nguyên nhân cây thiết mộc lan bị vàng lá
Thiếu ánh sáng
Thiếu ánh sáng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng cây thiết mộc lan bị vàng lá. Ánh sáng được xem là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của các loại cây.
Nếu thiết mộc lan đặt ở vị trí có ánh sáng tốt thì chúng có thể sống lên đến 20 – 30 năm.
Để ngăn ngừa vàng lá và khô mép cây, bạn không nên để thiết mộc lan trong phòng ít hoặc không có ánh sáng. Vì đây là lý do làm ngăn cản quá trình quang hợp của cây.
Thời tiết cũng là nguyên nhân khiến cây thiết mộc lan bị vàng lá
Thiết mộc lan thích nghi với nhiều loại môi trường sống khác nhau. Chúng có thể phát triển và sinh trưởng tốt ở những nơi nắng gắt, hoặc trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Tuy nhiên, nếu cây thiết mộc lan đang trồng trong nhà hay nơi râm mát mà cho ra ngoài nắng gắt đột ngột thì nguy cơ cây bị vàng lá rất cao. Bên cạnh đó, cây cũng có thể bị vàng lá do trời nắng quá gắt gây ra tình trạng thiếu nước.
Vi khuẩn và nấm
Tần suất tưới cây quá nhiều sẽ khiến rễ bị thối rữa, tạo môi trường sinh sôi và phát triển cho vi khuẩn và nấm, từ đó dẫn đến bệnh vàng lá ở thiết mộc lan.
Theo đó, lá bắt đầu bị vàng theo từng cành sau đó lan rộng ra cả cây, làm cả phiến lá và gân lá thiếu hụt nước, dưỡng chất.
Vào mùa mưa, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa, đây là thời điểm thích hợp nhất để nấm bệnh bùng phát. Thối rễ do vi khuẩn khiến đất bị oi nước, chai cứng, là nguyên nhân chính gây ra bệnh này.
Thối rễ
Cây thiết mộc lan bị thối rễ cũng là một trong những nguyên dân dẫn đến hiện tượng vàng lá, héo úa. Điều này có thể do vi khuẩn và nấm hại cây gây nên, đặc biệt là khi môi trường đất ẩm ướt.
Khi mắc bệnh này, lá sẽ không vươn thẳng lên cao mà có biểu hiện ngã rạp xuống dưới, chuyển từ xanh sang vàng héo. Nếu bệnh trở nặng, phần thân sẽ mềm nhũn, chuyển màu đen và thường có chất nhầy bao quanh.
Nếu công việc của bạn quá bận rộn và không thể vệ sinh không gian sống mỗi ngày thì tham khảo ngay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee. Các Chị Ong sẽ nhanh chóng có mặt và vệ sinh nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Thiếu dinh dưỡng
Một trong những nguyên nhân cây thiết mộc lan bị vàng lá là do thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến lá cây bị vàng, biến dạng, teo nhỏ hoặc rụng nhiều.
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là cây còi cọc, héo úa, thiếu sức sống. Lá không được cung cấp đủ dinh dưỡng để thực hiện quá trình quang hợp, dẫn đến tình trạng vàng lá, ủ rũ.
Muốn cây trồng phát triển tốt thì cần có sự tổng hợp đầy đủ của các dưỡng chất (đa, trung và vi lượng).
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc cây cảnh tại nhà đơn giản và chuẩn kỹ thuật
Cách khắc phục cây thiết mộc lan vàng lá
Cắt tỉa cây loại bỏ phần bị úa
Cắt tỉa là cách khắc phục cây thiết mộc lan vàng lá đơn giản mà đem lại hiệu quả cao. Bạn cần kiểm tra và loại bỏ phần lá úa vàng và cắt tỉa đầu lá héo cho cây thiết mộc lan. Khi cắt bỏ, bạn nên cắt vào sát thân và không cầm tay tước.
Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi cây thường xuyên, cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây để đảm bảo khía cạnh thẩm mỹ theo phong thủy.
Kiểm tra sâu bệnh để ngăn ngừa cây thiết mộc lan bị vàng lá
Kiểm tra sâu bệnh là việc làm thiết yếu giúp hạn chế tình trạng cây thiết mộc lan bị vàng lá.
Khi lá bị vàng, cháy lá, có hiện tượng khô mép ngoài thì lúc này cây đã bị sâu bệnh phá hoại. Bạn nên thường xuyên dùng khăn sạch lau lá cây để loại bỏ triệt để sâu bệnh, rệp bám trên lá.
Đối với trường hợp cây bị vàng lá kèm theo búp thối, thân có biểu hiện chuyển dần sang màu nâu đen thì nên xử lý bằng cách bôi vôi xung quanh thân, giúp ngăn chặn và tiêu diệt bệnh hại.
Kiểm tra độ ẩm và ánh sáng
Bạn nên dùng tay kiểm tra đất xung quanh hoặc dưới mặt chậu xem có ẩm không. Nếu đất khô, rời rạc, cần tưới cây ngay lập tức để chúng không bị khô héo do thiếu ẩm.
Nếu quá ẩm thì xem chậu cây có bị ứ đọng nước không, nếu có, bạn nên ngưng tưới nước khoảng 2-3 ngày. Khi đất khô hơn và trở lại trạng thái bình thường, bạn bắt đầu tưới nước đều quanh gốc cây khoảng 1-2 lần/tuần. Đồng thời, kiểm tra độ ẩm để điều chỉnh lượng nước thích hợp.
Nên đặt chậu cây thiết mộc lan ở nơi thoáng mát, có ánh sáng đạt 60% so với ngoài trời hoặc ánh sáng từ đèn chiếu. Với vị trí này thì thiết mộc lan sẽ phát triển ổn định và hạn chế được sâu bệnh.
Câu hỏi thường gặp
- Tần suất tưới nước cho cây thiết mộc lan như thế nào?
Thông thường bạn cần tưới nước 1-3 lần/ tuần vì thiết mộc lan có nhu cầu về nước cao hơn các loài cây khác. Bạn cần cung cấp nước thường xuyên để cây có thể duy trì sự sống và phát triển tốt.
- Cách bón phân cho cây thiết mộc lan?
Đối với thiết mộc lan, bạn nên chọn phân NPK để bón cho cây. Với tần suất trung bình 2 – 3 tháng/lần, rải phân quanh gốc cách thân cây khoảng 5 – 10cm với lượng phân bón vừa phải, phù hợp kích cỡ của cây.
Sau khi rải xong nên lấp kín lại để phân bón không bị bốc hơi. Hoặc bạn có thể hòa lượng phân NPK với nước và tưới đều lên gốc cây. - Thiết mộc lan có thể gặp các loại bệnh nào?
Thiết mộc lan vốn nổi tiếng với độ dễ trồng, tuy nhiên, bạn nên lưu ý một vài loại bệnh sau:
– Ốc chỉ nhỏ.
– Rệp sáp.
– Bệnh đốm lá.
– Bệnh bạch lá.
Trên đây là những thông tin cơ bản về các nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng cây thiết mộc lan bị vàng lá. Hy vọng chia sẻ của bTaskee đã giúp các bạn có thêm kiến thức và xử lý thành công bệnh hại trên cây.
>>> Xem thêm nội dung liên quan:
- Hướng dẫn cách trồng lan hồ điệp chuẩn kỹ thuật tại nhà
- Bỏ túi cách trồng lan kiếm ra hoa nhanh và năng suất tại nhà
Hình ảnh: Pinterest.