Thủy trúc là một trong các loại cây sống ngập nước khá được ưa chuộng. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu rõ ý nghĩa phong thủy cùng những lợi ích của cây thủy trúc chưa? Hãy cùng bTaskee tìm hiểu chi tiết dưới đây cũng như học cách trồng, chăm sóc giống cây này nhé!
Cây thủy trúc là cây gì? Đặc điểm của cây
Nguồn gốc, đặc điểm
Cây thủy trúc hay cây lác là những một loại cây thuộc họ Cyperaceae, nguồn gốc từ vùng Madagascar châu Phi. Loài cây dưới nước này là loại thân thảo, thường mọc thành bụi, tuổi thọ dài. Cây có chiều cao trung bình từ 50cm – 1.5m.
Cây có hình dáng thân nhỏ, cao mảnh khảnh, tán lá xòe rộng như những chiếc ô nhỏ. Ở phía dưới gốc cây, lá thủy trúc thường bám vào thành các bẹ. Tán lá đẹp, rộng làm điểm nhấn cho cả khu vườn.
Ngoài ra, hoa của cây cũng có màu trắng (lúc mới nở) và sẽ chuyển sang màu nâu (lúc đã già) giúp không gian vườn tược thêm sinh động.
Rễ cây thường mọc thành chùm, bám vào đất khá sâu nên rất chắc khỏe. Cây có thể trồng trong chậu đất hoặc trong bình nước đều được. Thủy trúc rất dễ trồng, chăm sóc và có sức sống mãnh liệt.
Cây thủy trúc mang ý nghĩa gì?
Chính vì sức sống dẻo dai, dễ dàng chăm bón như vậy nên theo quan niệm phong thủy, thủy trúc có ý nghĩa đại diện cho sự hiên ngang, kiên cường, có tác dụng xua đuổi tà mà, điều xui xẻo, không may mắn.
Tán lá hình xòe rộng hình chiếc ô tượng trưng cho chiếc khiên chắn phong thủy, mang lại điều tốt lành cho gia chủ.
Không những vậy, loài cây này còn có ý nghĩa mang lại năng lượng tích cực, giúp con đường công danh, sự nghiệp thăng tiến.
Lợi ích của cây thủy trúc trong đời sống
Tươi mát không gian
Thủy trúc xanh tươi giúp không gian thêm tươi mát hơn. Không những vậy, cây còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, mang đến bầu không khí trong lành.
Lá cây khi quang hợp sẽ giúp lọc bớt bụi bẩn, độc tố có trong không khí. Từ đó mà giúp không gian thêm dễ chịu, thoải mái hơn.
Cây thủy sinh giúp lọc nước
Thủy trúc có rễ chùm dài, chắc khỏe, có tác dụng lọc nước rất tốt. Ngoài ra, cây trồng dưới nước còn có khả năng giải độc cho nước hiệu quả. Vì vậy mà thường được lựa chọn dùng trồng trong hồ, suối, hòn non bộ,…
Một vị thuốc Đông y
Lá thủy trúc có vị chua ngọt, đắng nhẹ, tính mát và không có độc. Lá cây có tác dụng hành khí hoạt huyết, thải độc, điều trị ứ huyết gây đau hoặc vết thương do rắn rết và côn trùng gây ra.
Cây thủy trúc mang ý nghĩa phong thủy như thế nào?
Thủy trúc có tác dụng ngăn ngừa tà ma, xua đuổi độc khí nên hầu hết phù hợp với tất cả các bản mệnh. Đặc biệt, cây thuộc hành Kim nên phù hợp nhất với người mệnh Kim hoặc mệnh Thủy.
Những người này nếu đặt cây trong nhà sẽ giúp mang lại may mắn, công danh sự nghiệp hanh thông.
>> Xem thêm: Top 10 Cây Để Bàn Làm Việc Hợp Mệnh Kim Theo Phong Thuỷ
Cách trồng và chăm sóc cây thủy trúc xanh tốt, phát triển
Cách trồng cây thủy trúc tại nhà
Trong đất
- Bước 1: Lựa chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng. Có thể trộn thêm xơ dừa, tro trấu hoặc phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho đất.
- Bước 2: Tách bụi cây, loại bỏ lá cây vàng hỏng, bị sâu bệnh.
- Bước 3: Tạo hố đất với kích cỡ phù hợp, nhẹ nhàng đặt cây vào rồi lấp đất lại, nén đất sao cho cố định được cây đứng thẳng.
- Bước 4: Tưới 1 chút nước cho cây rồi đặt ở nơi thoáng mát, có ánh sáng trực tiếp của mặt trời nhưng không quá gay gắt.
Thủy sinh
- Bước 1: Cho nước sạch vào 1 chậu thủy tinh, có thể cho thêm một chút dung dịch dinh dưỡng để cây phát triển tốt hơn.
- Bước 2: Tách bụi cây, loại bỏ những cành lá bị hỏng vàng, hư thối.
- Bước 3: Đặt cây vào chậu nước, có thể sử dụng giá đỡ để cố định cây nếu cần.
- Bước 4: Có thể cho thêm một chút sỏi trắng vào chậu để giúp tăng thêm tính thẩm mỹ, cố định cây chắc chắn hơn.
Lưu ý: nên thay nước khoảng 1 lần/1 tháng để giúp cây sinh trưởng tốt nhất.
>> Xem thêm: Top 9 Rêu Thủy Sinh Đẹp, Dễ Chăm Và Được Ưa Chuộng
Công việc quá bận rộn khiến bạn không có nhiều thời gian để trồng và chăm sóc cây cảnh trong nhà? Đừng lo lắng, hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc nhà theo giờ bTaskee để được hỗ trợ nhé. Nhờ đó, bạn sẽ có thêm nhiều thời gian thảnh thơi để tận hưởng cuộc sống, trang hoàng nhà cửa.
Tải app bTaskee và trải nghiệm những dịch vụ gia đình với chất lượng hàng đầu ngay hôm nay!
Cách chăm sóc thủy trúc xanh khỏe
- Ánh sáng: Cây có thể phát triển trong môi trường có ánh nắng hoặc bóng râm. Không nên đặt cây ở vị trí có ánh nắng quá gay gắt vì có thể khiến cây bị khô héo, còi cọc, cháy nắng.
- Tưới nước: Khi mới trồng, chỉ nên phun sương mỗi ngày 1 lần để cây đủ ẩm. Khi cây đã trưởng thành thì tưới 2 – 3 lần/tuần.
- Bón phân: Định kỳ 1 – 2 tháng bón phân hữu cơ hoặc NPK 1 lần. Khi bón nên pha loãng với nước để tránh cây bị quá nóng, làm chết gốc rễ. Với cây trồng dưới nước, bạn có thêm một vài giọt chất dinh dưỡng là được.
- Sâu bệnh hại: Thủy trúc ít khi bị sâu bệnh. Nếu có, hãy nhặt bỏ các cành lá bị sâu, vàng hỏng. Nếu có thể bạn hãy phun thuốc trừ sâu khoảng 2 – 3 tháng/lần là tốt nhất. Ngoài ra, nếu trên lá cây xuất hiện những đốm nâu, lá vàng hoặc bị sâu cuốn lá thì có thể dùng vôi để khử đi vi khuẩn gây bệnh trong đất.
>> Xem thêm: Cách Trồng Cây Thủy Sinh và Chăm Sóc Dễ Dàng Tại Nhà
Cây thủy trúc với nhiều công dụng cùng ý nghĩa phong thủy tốt lành nên rất được ưa chuộng. Chỉ với cách trồng đơn giản cũng như không tốn nhiều công sức để chăm sóc, đây thực sự là một loài cây có thể tham khảo cho không gian sống của bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn lựa chọn được loại cây cảnh ưng ý nhất.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Cây Bàng Singapore: Ý Nghĩa Phong Thủy Và Giá Bán
- 27 Cây Trồng Trong Nước Dễ Chăm Trang Trí Trong Nhà
- Nên Trồng Cây Gì Trước Nhà? 12 Loại Cây Phong Thủy Tốt