Cây Tre là một trong những loài cây quen thuộc và gắn liền với hình ảnh các làng quê tại Việt Nam. Loài cây này sở hữu một số đặc điểm nổi bật mà nhiều người vẫn còn chưa biết đến. Nếu bạn đang tò mò thì tham khảo ngay nội dung bTaskee chia sẻ sau để tìm hiểu về loài cây này nhé!
Cây tre là cây gì? | Thông tin về cây tre
Nguồn gốc của cây tre
Cây tre là một loài cây thân gỗ, được phân thành nhiều đốt và có tên khoa học là Bambuseae. Đây là giống cây gắn liền với các vùng quê tại Việt Nam và tại một số tỉnh thành phổ biến khác như: Thái Bình, Thành Hóa, Nam Định,….
Ở thời điểm hiện tại, cây tre có nguồn gốc từ đâu vẫn chưa được xác định. Chỉ biết rằng, loài cây này đã có mặt từ hàng nghìn năm trước đây và phổ biến tại các quốc gia như: Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc.
Ý nghĩa của cây tre
Tại Việt Nam, cây tre thường được tượng trưng cho sự khỏe mạnh, dẻo dai và được ví như một người quân tử kiên cường vượt qua mọi khó khăn. Do đó khi xét về yếu tố phong thủy, loài cây này luôn đại diện cho sự vững chắc, may mắn và mang đến sức khỏe, hạnh phúc cho mọi người.
Đặc điểm của cây tre
Cây tre là một loại thực vật có thân trụ dài, với phần lõi của thân cây thường rỗng và chứa không khí. Trên thân cây, các bó mạch thường không mọc theo hình trụ như các loại cây khác, mà thay vào đó chúng được phân bố rải rác.
Đặc biệt cây tre là thân cây mọc dạng cột đều, không thuôn dài và nhỏ dần về phía đỉnh như những loại cây khác.
Đây là một trong những loại thực vật có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất hiện nay. Một số loại cây tre có thể phát triển đến 91 cm trong chỉ 24 giờ (với trung bình khoảng mỗi 90 giây thân cây tăng cao thêm 1 mm).
Ngoài tốc độ sinh trưởng nhanh, cấu trúc rễ chùm và thân cây mạnh mẽ khiến cho cây tre trở thành lựa chọn tốt để trồng để tái tạo rừng và giảm thiểu tác động của bão lũ.
Tên gọi chung | Cây tre |
Tên thực vật | Bambuseae |
Họ thực vật | Poaceae |
Loại cây | Thân xanh đa niên, rễ chùm |
Kích thước trưởng thành | 2 – 5m |
Ánh sáng | Sống trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc thậm chí không có ánh sáng |
Thời gian nở hoa | Tre có thời gian nở hoa trong khoảng 5 – 60 năm một lần. |
Màu hoa | Vàng nhạt |
Nguồn gốc | Chưa xác định |
Trong tự nhiên, cây tre có thể mọc thành cụm hoặc lan ra tùy thuộc vào rễ ngầm của cây có độ dài ngắn hoặc dài. Loại tre này phát triển chậm vì chúng mọc thẳng đứng và rễ cây phát triển một cách từ từ.
Tuy nhiên, loại tre có xu hướng lan rộng hơn khi có khả năng phát triển các cành rễ lớn dưới lòng đất và tạo ra các thân cây mới. Những thân cây nhỏ này sẽ mọc lên và xâm nhập xuống lòng đất, tạo ra cây tre mới.
Những loại cây tre phổ biến
Cây tre Việt Nam được chia thành 3 loại phổ biến như sau:
- Tre nứa: Đây là loại tre phổ biến nhất tại Việt Nam và luôn được đánh giá cao về chất lượng. Loại tre này thường được tận dùng để làm các đồ trang trí nội thất (giường, bàn, ghế,…) hoặc vợt thể thao.
- Tre la: Loại tre này thường được sử dụng để làm đàn ukulele hoặc các đồ dùng dùng trong gia đình.
- Tre đứng: Đây là giống tre có thân tương đối to nên thường được tận dụng để làm các công trình kiến trúc như nhà ở hoặc cầu.
Công dụng của cây tre
Người dân Việt Nam thường trồng tre điền trúc chủ yếu để thu hoạch măng, có chất lượng cao và được sử dụng để kinh doanh. Măng từ cây tre điền trúc có vị ngon và thơm, dễ dàng chế biến, với năng suất trung bình đạt khoảng 5 tấn/ha mỗi năm.
Ngoài việc kinh doanh măng, người dân cũng tận dụng cây tre này để bán cho những người sản xuất đồ gia dụng. Do tính linh hoạt trong việc sử dụng và tiềm năng kinh tế cao, cây tre điền trúc trở thành một lựa chọn phổ biến.
Loại cây này không chỉ dễ trồng và chăm sóc mà còn mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người trồng. Mỗi bộ phận trên cây tre đều mang đến nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống của con người, cụ thể:
- Thân tre: Thân cây tre có độ cứng cáp cao, thường được sử dụng để làm đồ thủ công (giỏ tre, thúng tre,…), các công trình kiến trúc (cầu, đường, nhà ở, cây làm hàng rào chống trộm…) hoặc làm cổng trang trí vào các sự kiện đặc biệt (đám cưới,…).
- Lá tre: Lá tre được sử dụng để làm tập viết chữ vào thời xưa, làm đồ thủ công (giỏ, túi,…), trị một số bệnh (thanh nhiệt, hạ sốt,…) và dùng để trồng nấm rơm.
- Hoa tre: Hoa của cây tre có thể dùng để chữa một số bệnh (ho, sốt, hen suyễn,…), chế biến món ăn (xào, canh,…) và trang trí cổng tiệc (cưới, sinh nhật).
- Rễ tre: Trồng cây tre điền trúc ở những vị trí đầu nguồn và địa hình dốc, người dân có thể chống lại hiện tượng xói mòn đất, đồng thời bảo vệ đất, giảm thiểu nguy cơ lũ quét, tạo ra vùng chắn gió, cải thiện môi trường và hỗ trợ việc phủ xanh trên đồi núi. Ngoài ra, rễ tre có khả năng chữa một số bệnh (tim mạch, đầy hơi,…), chế biến món ăn, sản xuất giấy và các sản phẩm thông dụng như lưới, giẻ lau,…
Cách chăm sóc cây tre
Ánh sáng
Tre là loại cây rất dễ chăm sóc, chúng có thể sống trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc thậm chí không có ánh sáng vẫn được. Do đó, loài cây này thường được nhiều người ưa chuộng dùng làm cây kiểng trang trí không gian sống.
Đất
Khi trồng cây tre, bạn nên trồng chúng trên khoảng đất cao ráo và không bị ngập úng để cây được phát triển tươi tốt.
Nước
Nước là một trong những chất dinh dưỡng không thể thiếu để duy trì sự sống cho cây tre. Bạn có thể tưới nước cho cây hàng ngày, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng và giảm dần tần suất tưới vào những ngày mưa hoặc ấm ướt để hạn chế tình trạng ngập úng rễ cây.
Nhiệt độ và độ ẩm
Cây tre có khả năng thích nghi và sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 18 – 28 độ C. Thông thường, những khu vực có lượng mưa và số giờ nắng càng cao thì cây tre càng phát triển tươi tốt.
Phân bón
Phân bón hữu cơ được đánh giá là loại phân bón tốt nhất để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây tre. Bạn nên lựa chọn những loại phân bón có chứa hàm lượng các nguyên tố như: Nitơ, photpho và cacbonhydrat để rễ tre được hấp thụ dễ dàng hơn.
Nếu bạn quá bận rộn với công việc và các việc “không tên” trong nhà thì hãy sử dụng dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee nhé. Các Chị Ong chăm chỉ sẽ giúp không gian sống của bạn luôn trong trạng thái sạch sẽ để bạn và gia đình được tận hưởng thời gian thảnh thơi, mát mẻ tại nhà.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ ngay!
Cách trồng cây tre
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách trồng cây tre chỉ với một vài bước đơn giản:
- Bước 1: Chọn giống tre phù hợp và đặt hạt giống xuống đất theo góc 45 độ.
- Bước 2: Sử dụng một lớp đất mịn để che phủ toàn bộ phần hạt vừa gieo, sau đó nén chặt lại.
- Bước 3: Tưới nước thường xuyên và bón phân phù hợp để cây tre phát triển nhanh chóng.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây tre
Dưới đây là một số lưu ý khi trồng và chăm sóc cây tre mà bạn nên bỏ túi:
- Trồng cây tre ở những khoảng đất cao ráo, tránh quá thấp vì rễ tre rất dễ bị ngập úng và dẫn đến chết cây.
- Hạt giống cây tre nên được gieo cách nhau trong khoảng cách là 3m để cây được phát triển tốt.
- Khi trồng tre tại những vùng đất nghèo chất dinh dưỡng nên bổ sung thêm phân bón có chứa nhiều chất hữu cơ để duy trì sự sống cho cây.
Cách cắt tỉa tre
Bạn có thể cắt tỉa lá tre dọc từ mầm hoặc thân cây để khuyến khích sự phát triển tươi tốt của cây tre. Trong trường hợp muốn cây mọc nhiều lá hơn, bạn chỉ nên cắt bớt lá cũ để cây tre mọc thêm nhiều lá mới xum xuê hơn.
Cách nhân giống tre
Dưới đây là một số phương pháp nhân giống cây tre được nhiều người áp dụng:
- Hom gốc: Đây là phương pháp sử dụng một phần thân tre trong độ tuổi từ 7 – 8 tháng tuổi để nhân giống. Bạn dùng 3 lóng tre có chiều dài từ 80 – 100 cm, đường kính 7 cm và mang đi ươm ở vườn để cây phát triển.
- Hom thân: Dùng gốc cây tre trong khoảng 7 – 8 tháng tuổi và đục lỗ trên các lóng tre sao cho tạo thành những hướng thẳng góc với cành. Đặt các lóng tre ngoài sân vườn, dùng cát bao phủ và tưới nước để ủ ấm gốc tre. Khi sử dụng phương pháp nhân giống này, bạn cần trang bị một tấm màn che nắng và tưới nước thường xuyên để cây phát triển.
- Hom cành: Lựa chọn những cành tre bánh tẻ, có đường kính khoảng 0.8 cm và cưa gốc theo chiều từ dưới sao cho độ sâu bằng ½ đường kính gốc của cành. Sau đó, bạn cắt thành 2 – 3 lóng tre, dùng xơ dừa hoặc rơm để bó vào gốc cành và sử dụng bao nilon đục lỗ bọc chặt lại. Sau thời gian 20 – 30 ngày, bạn lấy cành tre ra rễ cho vào bầu đất và tưới nước thường xuyên để cây phát triển.
Các bệnh thường gặp trên cây tre
Một số bệnh thường xuất hiện trên các cây tre phổ biến hiện nay:
- Sâu bọ xâm nhập: Tre là giống cây rất dễ bị một số loài sâu bọ xâm nhập như bọ hung, sâu cuốn lá,… khiến lá cây bị khô héo và làm giảm chất lượng mụt măng bên trong thân.
- Vi khuẩn ăn lá: Một số loài vi khuẩn xâm nhập vào cây tre sẽ khiến lá bị khô héo, nghiệm trọng có thể gây chết cây.
- Bệnh vàng sọc ở cây tre: Đây là chứng bệnh khiến lá xuất hiện vòng xanh đen xen kẽ nhau khiến cây èo ọt và chậm phát triển.
- Bệnh rỉ sắt ở tre: Chứng bệnh này thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường từ nhiệt độ cao chuyển sang ẩm ướt, khiến cây bị rụng lá nghiêm trọng.
Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây tre
Dưới đây là tổng hợp một số hình ảnh đẹp về cây tre, mời bạn tham khảo:
Câu hỏi thường gặp
- Làm thế nào để cây tre phát triển tươi tốt?
Để cây tre phát triển xanh tốt, bạn nên quan sát, lựa chọn phân bón và thuốc trừ sâu phù hợp để triệt để những chứng bệnh mà cây đang gặp phải. Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm chăm sóc, bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực cây cảnh để được hướng dẫn.
- Chăm sóc cây tre có khó không?
Tre là một loài cây tương đối “dễ chịu” và có khả năng thích nghi tốt trong mọi điều kiện. Do đó, nếu bạn chăm sóc cây đúng cách và khoa học thì sau khoảng 1 – 2 năm đã có thể khai thác được những lợi ích mà tre mang lại.
Như vậy, nội dung trên bTaskee đã giải đáp thắc mắc về những đặc điểm, cách trồng cũng như cách chăm sóc cây tre. Hy vọng bạn đã bỏ túi được nhiều điều hữu ích để quá trình tìm hiểu và trồng loại cây này trở nên dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Những Cây Kiêng Kỵ Trồng Trước Nhà Nhất Định Phải Biết
- Cây Trầu Bà: Ý Nghĩa Phong Thủy – Cách Trồng
- Top 10+ Mẫu Trang Trí Nhà Với Cây Xanh Đẹp Nhất 2023
Hình ảnh: Pinterest, thdienbiendong, mayhousedecor.