Cây Trúc Đào: Đặc Điểm, Công Dụng, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
cây trúc đào
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Được biết đến với vẻ đẹp tinh tế và sự tươi mới, cây Trúc Đào (Phyllostachys edulis) không chỉ là một loại cây trúc thông thường mà còn là biểu tượng của sự thuần khiết và sức sống vững mạnh trong văn hóa Đông Á. Cùng bTaskee khám phá nguồn gốc, đặc điểm và cách trồng, chăm sóc cây ngay dưới đây.

Cây Trúc Đào là cây gì?

Nguồn gốc của Cây Trúc Đào

Cây Trúc Đào, có tên khoa học là Phyllostachys edulis, là một loại cây thuộc họ Hòa thảo.

Đây là loài duy nhất tính đến hiện tại được phân loại trong chi Nerium. Thành phố cổ Volubilis tại Bắc Phi lấy tên gọi cho cây theo tên gọi trong tiếng Latinh cổ cho loài cây này. 

Loài cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng phổ biến ở các khu vực có khí hậu ôn đới ấm áp ở châu Á, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam của Trung Quốc như Fujian, Zhejiang, và các tỉnh lân cận.

Cây Trúc Đào, có tên khoa học là Phyllostachys edulis, là một loại cây thuộc họ Hòa thảo.
Cây Trúc Đào, có tên khoa học là Phyllostachys edulis, là một loại cây thuộc họ Hòa thảo.

Đặc điểm của Cây Trúc Đào

Có hơn 400 loài Trúc Đào hiện diện khắp nơi trên trái đất, phát triển mạnh mẽ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ấm áp. Chúng có khả năng chịu đựng hạn hán và sương giá tốt. 

Hoa của Trúc Đào có hình dáng tươi sáng và đẹp mắt, đa dạng với nhiều gam màu từ trắng, hồng nhạt, hồng đậm đến màu đỏ cam, đỏ tía và hoa đơn hoặc hoa kép. 

Trong số này, loại hoa màu hồng là phổ biến nhất. Mùi của hoa rất dịu nhẹ. Do những đặc điểm trên, Trúc Đào được ưa chuộng và lựa chọn để trồng làm cảnh.

Tên gọi chung/Common Names       Phyllostachys edulis/ Trúc đào
Tên thực vật/Botanical Name        Nerium olJ3nder
Họ thực vật/Family      Nerium
Loại cây/Plant Type        Succulent (Cây mọng nước), perennial (Cây lâu năm).
Kích thước trưởng thành/Mature Size (đơn vị m/cm)Chiều cao: 3 – 243cm (1 – 96 inches)Chiều ngang: 6 – 76cm (2 -30 inches)
Ánh sáng/Sun Exposure        Full sun
Thời gian nở hoa/Bloom TimeMùa hè
Màu hoa/Flower Color        Đỏ, vàng, cam, trắng, hồng
Nguồn gốc/NativeTrung Quốc
Bảng thông tin đặc điểm chung của cây Trúc đào.
Trúc Đào là loại cây chịu được hạn hán và sương giá tốt.
Trúc Đào là loại cây chịu được hạn hán và sương giá tốt.

Ý nghĩa của cây Trúc Đào

Trong văn hóa Trung Quốc, Trúc Đào được coi là biểu tượng của sự may mắn, lòng kiên nhẫn và sức mạnh bền vững. Đây cũng là loại cây có ý nghĩa lịch sử lớn trong nghệ thuật và văn hóa truyền thống của Trung Quốc.

Ngoài ra, do đây là loài cây chứa nhiều độc tố có thể gây nguy hiểm nếu điều chế và sử dụng sai cách. Do đó, Trúc Đào còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự cẩn trọng, cảnh giác trước mọi hiểm nguy cho dù mối nguy hại đó có bề ngoài đẹp đẽ, rực rỡ cũng cần phải đề phòng.

Trong văn hóa Trung Quốc, Trúc Đào được coi là biểu tượng của sự may mắn, lòng kiên nhẫn và sức mạnh bền vững.
Trong văn hóa Trung Quốc, Trúc Đào được coi là biểu tượng của sự may mắn, lòng kiên nhẫn và sức mạnh bền vững.

>> Xem thêm: Mẹo Trang Trí Cửa Sổ Bằng Cây Xanh Đơn Giản Dễ Làm Nhất

Những loại Cây Trúc Đào phổ biến

Hiện nay, tại Việt Nam và trên thế giới có 4 loại Trúc Đào phổ biến, đồng thời mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa biểu trưng riêng biệt:

  • Trúc Đào màu trắng: Cây tượng trưng cho sự trong trắng, thuần khiết, đại diện cho vẻ đẹp nguyên sơ của người con gái.
  • Trúc Đào màu hồng: Đây là màu sắc hoa thường thấy nhất ở Việt Nam, cây tượng trưng cho tình yêu đẹp đẽ, sự hạnh phúc của lứa đôi.
  • Trúc Đào màu đỏ: Cây tượng trưng cho sự khát khao mãnh liệt, cháy bỏng, mỗi nhớ mong gia diết về một người nào đó.
  • Cây Trúc Đào vàng: Màu hoa tượng trưng cho sự giàu sang, quý phái và tài lộc ngập tràn. Màu hoa này cũng được thấy rất nhiều trong các sân vườn của nhiều người yêu thích hoa, cây cảnh.
Có 4 loại Trúc Đào phổ biến tại Việt Nam: Trắng, vàng, hồng và đỏ.
Có 4 loại Trúc Đào phổ biến tại Việt Nam: Trắng, vàng, hồng và đỏ.

Công dụng của Cây Trúc Đào

Công dụng phổ biến nhất của Trúc Đào là dùng để làm cây cảnh trang trí trong nhà hoặc sân vườn, công viên bởi sự đa dạng màu hoa, hoa sau khi nở to cũng rất rực rỡ sẽ giúp làm đẹp thêm cảnh quan và môi trường xung quanh.

Cây Trúc Đào còn có khả năng hấp thụ những chất khí độc hại như: Cl, HF, SO2…  giúp thanh lọc môi trường, giúp bầu không khí trong lành và thoáng mát hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp thu hút của cây, Trúc Đào còn được nhiều người biết đến bởi đây là loài cây chứa nhiều độc tố có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu chạm phải. Do đó, bạn không nên tự ý chiết xuất cây để lấy độc hoặc tự ý ăn chúng bởi có thể dẫn đến suy tim, đột quỵ và tử vong.

Mặt khác, nếu biết cách điều chế thì độc tố trong Trúc Đào có thể tinh chế ra các loại thuốc chữa bệnh ngoài da như: Mẩn ngứa, mụn nhọt. Đặc biệt, nerlin, oleandrin và neriantin có trong cây có thể dùng để làm thuốc trợ tim, phòng suy tim, khó thở và phù nề khi dị ứng,…

Tác dụng phổ biến nhất của cây Trúc Đào là dùng để trang trí nhà cửa và điều chế dược liệu.
Tác dụng phổ biến nhất của cây Trúc Đào là dùng để trang trí nhà cửa và điều chế dược liệu.

Cách chăm sóc Cây Trúc Đào

Ánh sáng

Đây là loài cây ưa thích ánh sáng mặt trời, nên khi trồng cây bạn hãy đặt cây ở nơi có ánh sáng nhiều nhất để cây phát triển tốt và màu sắc của hoa sẽ đậm màu hơn.

Đất

Trúc Đào ưa thích trồng trong nguồn đất màu, giàu dinh dưỡng, có nhiều mùn. Tuy nhiên, khả năng thoát nước phải thông thoáng tốt hạn chế đất quá bí làm thối, úng rễ cây.

Nước

Mặc dù cần trồng Trúc Đào ở đất có độ thông thoáng tốt, nhưng đây là loài cây có khả năng chịu hạn tốt, do đó bạn không cần phải tưới nước quá thường xuyên.

Chỉ cần tưới nhẹ từ 2 – 3 lần/ tuần cho cây là đủ. Nếu thời tiết đang đợt hè nắng nóng thì có thể tăng lượng nước hoặc khoảng cách thời gian tưới để cây có đủ nước, không khô héo. Còn vào mùa mưa thì việc tưới nước sẽ gây dư thừa, do đó bạn không cần tưới vào mùa mưa.

Nhiệt độ và độ ẩm

Đây là loài cây chịu được khô hạn tốt. Cây có thể chịu được lạnh giá với nhiệt độ lên tới -10 độ C. Vì thế bạn có thể trồng Trúc Đào ở trong nhà, trong vườn hoặc nhà kính thì cây vẫn phát triển tốt nhé.

Phân bón

Để cây phát triển tốt và ra hoa đúng thời điểm thì việc bón phân định kỳ và phù hợp là điều cần thiết. Trước khi đến mùa ra hoa bạn cần bón thúc 1 lần. Còn lại chìa bón phân thành nhiều lần bón lót cách nhau 5 – 7 ngày/ lần, mỗi lần chỉ sử dụng phân đã pha loãng để tưới nhẹ cho cây.

Đặt cây Trúc Đào ở khu vực có nhiều ánh sáng để cây phát triển và sinh trưởng tốt.
Đặt cây Trúc Đào ở khu vực có nhiều ánh sáng để cây phát triển và sinh trưởng tốt.

Việc dọn dẹp nhà cửa, vườn tược thường xuyên sẽ giúp bạn và gia đình có một không gian sống trong lành. Nếu bạn quá bận rộn hãy đặt ngay dịch vụ dọn dẹp nhà theo giờ tại app bTaskee.  Chỉ vài giây đặt dịch vụ trên app, các Chị Ong Cam sẽ đến và giúp bạn dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.

Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ ngay!

Cách trồng Cây Trúc Đào

Cây Trúc Đào thường ra hoa nhưng thường không tạo ra trái. Do đó, phương pháp nhân giống thông thường hoặc trồng cây mới bằng cách giâm cành.

Thời gian thích hợp để giâm cành bánh tẻ là vào đầu tháng 4 và giâm cành non thì thường được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 7. Thông qua các bước dưới đây:  

  • Bước 1: Chọn những cành khỏe mạnh đã mọc được 1 năm và cắt chúng thành từng khúc có độ dài khoảng 15-20 cm.
  • Bước 2: Loại bỏ hoàn toàn lá và ngâm cành vào nước sạch để kích thích quá trình phát triển rễ. Mực nước cần phủ kín khoảng 1/3 phần cành được ngâm. Thay nước sạch mỗi 2 ngày một lần.
  • Bước 3: Giữ cành trong nước khoảng 10 ngày. Khi xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng trên bề mặt vỏ của phần được ngâm, đó là dấu hiệu cần lấy cành ra và đặt vào đất đã chuẩn bị để trồng cây.
  • Bước 4: Sau khoảng nửa tháng, cành sẽ phát triển rễ. Đến khoảng một tháng sau đó, cây đã có thể được trồng vào chậu để trang trí.
Trồng Trúc Đào bằng phương pháp nhân giống thông thường hoặc bằng cách giâm cành.
Trồng Trúc Đào bằng phương pháp nhân giống thông thường hoặc bằng cách giâm cành.

>> Xem thêm: Gợi Ý 8 Loại Cây Để Bàn Làm Việc Hợp Mệnh Hỏa

Lưu ý khi trồng và chăm sóc

Một điều quan trọng mà người trồng, chăm sóc cây Trúc Đào cần chú ý là hầu hết các phần của cây đều chứa chất độc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Toàn bộ cây Trúc Đào chứa chất Rosageline, có tác dụng tương tự như Strychnine khi tiếp xúc thông qua hít thở, nuốt phải hoặc tiếp xúc với mắt và miệng, có thể gây co giật và trong trường hợp nghiêm trọng dẫn đến tử vong do ngạt. Theo các nghiên cứu khoa học, chỉ cần trẻ em nhai một lá Trúc Đào cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhựa của cây Trúc Đào có thể gây kích ứng nghiêm trọng, gây bỏng khi tiếp xúc với da, và khi tiếp xúc với mắt có thể gây đỏ, rát, và viêm nhiễm nghiêm trọng. 

Nếu hoa và lá của cây rơi vào vùng nước đọng và ngâm lâu ngày, chúng có thể tạo ra các chất độc hại, gây nguy hiểm cho con người và động vật uống nước đó.

Vì những lý do trên, người trồng Trúc Đào cần chọn vị trí trồng phù hợp và cẩn trọng để tránh tai nạn không mong muốn. Hãy nhớ đeo găng tay cao su, áo dài tay và kính an toàn khi xử lý cây Trúc Đào.

Người trồng, chăm sóc cây Trúc Đào cần chú ý đến các phần của cây đều chứa chất độc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Người trồng, chăm sóc cây Trúc Đào cần chú ý đến các phần của cây đều chứa chất độc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Cách cắt tỉa

Nếu bạn trồng cây Trúc Đào trong chậu để trang trí trong nhà hoặc sân vườn hãy định kỳ cắt tỉa cành, lá 2 lần/ năm để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt, hoa có dinh dưỡng để nở đẹp hơn. 

Việc tỉa cành lần thứ nhất có thể tùy ý theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, tỉa cành lần thứ hai thường được thực hiện vào cuối tháng 7. Đây là giai đoạn chọn một cành lớn, sau đó loại bỏ những cành nhỏ xung quanh, chỉ để lại khoảng 10-15cm đối với các cành bên. 

Tỉa các cành cây bị già, đã khô héo hoặc mọc bừa bãi để chậu hoa đẹp mắt và rực rỡ hơn khi vào thời kỳ ra hoa.

Tỉa cành già, cành đã khô héo để cây tập trung dinh dưỡng phát triển.
Tỉa cành già, cành đã khô héo để cây tập trung dinh dưỡng phát triển.

Cách nhân giống

Như nội dung bên trên đã chia sẻ, bạn có thể nhân giống Trúc Đào bằng việc chiết và giâm cành để tạo thêm nhiều cây Trúc Đào khác. Ngoài ra có thể ghép các cành của nhiều cây khác màu với nhau để tạo thành những cây Trúc Đào đa dạng màu sắc.

Có thể nhân giống Trúc Đào bằng việc chiết và giâm cành.
Có thể nhân giống Trúc Đào bằng việc chiết và giâm cành.

Các bệnh thường gặp

Cây Trúc Đào có thể mắc phải một số bệnh thường gặp sau:

  • Nấm và vi khuẩn gây thối rễ: Chúng có thể gây ra các vấn đề như thối rễ, thối cổ, và làm hỏng các bộ phận của cây.
  • Bệnh sâu xanh: Bệnh này gây ra sự biến dạng ở lá, làm cho chúng trở nên nhăn nhoắt, có vết đốm hoặc chấm tròn màu xanh lá cây.
  • Đốm lá: Bệnh này thường xuất hiện dưới dạng các vết đốm màu trắng, vàng hoặc nâu trên lá, làm suy giảm sức khỏe của cây.
  • Rụng lá: Cây Trúc Đào có thể mất lá một cách không bình thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như điều kiện thời tiết, bệnh tật hoặc sự phát triển không ổn định.

Việc duy trì sự sạch sẽ quanh vườn, cung cấp đủ ánh sáng và thông thoáng, cung cấp nước và phân bón phù hợp là cách để hạn chế tình trạng bệnh. Đồng thời bạn cần theo dõi sát sao để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh là quan trọng. 

Ngoài ra, bạn cũng cần phun thuốc phòng trừ để giúp bảo vệ cây khỏi các bệnh tật tiềm ẩn.

Các bệnh thường gặp ở cây Trúc Đào bao gồm: Rụng lá, thối rễ, đốm lá,...
Các bệnh thường gặp ở cây Trúc Đào bao gồm: Rụng lá, thối rễ, đốm lá,…

>> Xem thêm: Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Tại Nhà Đơn Giản, Cây Xanh Tốt

Tổng hợp hình ảnh đẹp về Cây Trúc Đào

Trúc Đào trắng bung nở trong sáng sớm.
Trúc Đào trắng bung nở trong sáng sớm.
Trúc đào trắng, nhụy vàng đẹp tinh tế và sang trọng.
Trúc đào trắng, nhụy vàng đẹp tinh tế và sang trọng.
Bụi Trúc Đào hồng được trồng tại công viên.
Bụi Trúc Đào hồng được trồng tại công viên.
Trúc Đào màu hồng phấn.
Trúc Đào màu hồng phấn.
Cành nhụy hoa Trúc Đào đang nở hoa.
Cành nhụy hoa Trúc Đào đang nở hoa.
Vườn Trúc Đào hồng đang thời kỳ nở rộ.
Vườn Trúc Đào hồng đang thời kỳ nở rộ.
Được trồng dưới ánh sáng nhiều, lá và hoa Trúc Đào sẽ có màu đậm hơn.
Được trồng dưới ánh sáng nhiều, lá và hoa Trúc Đào sẽ có màu đậm hơn.

Câu hỏi thường gặp

  1. Tác hại của cây Trúc Đào khi ăn phải?

    Trúc Đào có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Độc tính của Trúc Đào rất cao, và đã có nhiều thông báo cho thấy chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm.
    Trong số các chất độc có trong Trúc Đào, oleandrin và neriin là hai glycoside tim mạch chủ yếu tập trung trong nhựa cây, tồn tại trong toàn bộ các bộ phận của cây nhưng chủ yếu là nhựa cây. Vỏ cây chứa rosagenin, có tác động tương tự như strychnin. Nhựa màu trắng sữa có mặt trong toàn bộ cây Trúc Đào, là chất rất độc và có thể gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe.

  2. Triệu trứng của việc ngộ độc khi ăn phải Trúc Đào?

    Ngộ độc do Trúc Đào có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy có thể lẫn máu, loạn nhịp tim, da xanh tái và lạnh, đờ đẫn, run rẩy, tai biến mạch máu, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, tiếp xúc với nhựa Trúc Đào có thể gây viêm nhiễm, bỏng rát, và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây mất khả năng nhìn.

  3. Cách xử lý khi bị ngộ độc cây Trúc Đào?

    Khi xảy ra ngộ độc do Trúc Đào, cần cấp cứu ngay lập tức và đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Kích thích gây nôn và rửa ruột là biện pháp cần thiết để giảm hấp thụ chất độc. Uống than hoạt tính cũng có thể được sử dụng. 
    Ngoài ra, uống nước sắc cam thảo bắc hoặc nước chè có thể giúp giải độc. Trong trường hợp tiếp xúc trực tiếp với da hoặc mắt, cần rửa sạch dưới vòi nước ngay lập tức để loại bỏ chất độc tố.

Tóm lại, vừa rồi là những thông tin chi tiết về cây Trúc Đào. Cây Trúc Đào rất đẹp tuy nhiên, nếu bạn muốn trồng và chăm sóc loài cây này hãy lưu ý để tránh tình trạng ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và gia đình, đặc biệt là trẻ con nhé!

>>> Xem thêm các nội dung liên quan:

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services