Cây tùng thơm được nhiều gia chủ lựa chọn để trang trí văn phòng, nhà cửa,… Không chỉ vẻ đẹp độc đáo, phù hợp cho nhiều không gian mà còn có nhiều công dụng bất ngờ. Cùng bTaskee tìm hiểu về các đặc điểm, cách trồng và chăm sóc tùng thơm dưới đây.
Xuất xứ và đặc điểm chung của cây tùng thơm
Cây tùng thơm (Tùng chanh/Tùng hương) với tên khoa học là Cupressus Macrocarpa, có nguồn gốc từ Nam Châu Mỹ. Cây có mùi hương dễ chịu, thuộc loại thân gỗ có kích thước nhỏ. Thế nên, rất phù hợp để trồng làm cảnh trong nhà.
Chiều cao thông thường chỉ khoảng 30 đến 60cm và kích thước cũng không quá lớn. Rễ hình chùm, bò ngang và có thể hút nước mạnh, vì thế việc sinh trưởng và phát triển của cây cũng diễn ra tốt hơn. Lá có hình dạng kim, xum xuê và mang màu xanh tươi.
Ý nghĩa của cây tùng thơm
Với những người yêu cây cảnh, chắc hẳn đã từng nghe qua tứ quý Tùng – Trúc – Cúc – Mai. Trong đó, cây Tùng hay Tùng thơm nói riêng nằm ở ngay đầu với nhiều ý nghĩa rất tốt đẹp.
Dáng cây mọc thẳng hiên ngang, được ví như một người quân tử ngay thẳng và không gian gian nang thử thách để rèn luyện bản lĩnh. Bởi nét đẹp này, thế nên trồng trong nhà sẽ thể hiện được phần nào khí phách, sự hiên ngang của gia chủ.
Về phong thủy, tùng thơm có khả năng trừ tà, xua đuổi ma khí và điềm xấu cho gia chủ. Cây hợp với những người người mệnh Kim hoặc tuổi Thân. Trồng tùng thơm sẽ mang đến nhiều tài lộc và may mắn.
>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 Cây Để Bàn Làm Việc Hợp Mệnh Kim Theo Phong Thuỷ
Tác dụng của cây tùng thơm
Trang trí mảng xanh cho sân vườn
Đây là lựa chọn tuyệt cho việc trang trí không gian sân vườn, với hình dáng nhỏ nhắn kết hợp cùng màu xanh hài hòa. Những chiếc lá hình kim đẹp mắt, xum xuê tạo nên bức tranh vô cùng hài hòa, phù hợp cho nhiều kiểu sân vườn khác nhau. Không gian sẽ được trang trí mảng xanh rất tươi mới và tạo nên điểm nhấn độc đáo.
Bạn quá bận rộn với các công việc, không có thời gian dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc cây cối trong nhà. Vậy thì tham khảo ngay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee. Các Chị Ong sẽ nhanh chóng giúp bạn dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc cho giàn cây trong nhà được tươi tốt
Tải app bTaskee và trải nghiệm dịch vụ ngay hôm nay!
Xua đuổi côn trùng
Tùng thơm có khả năng xua đuổi côn trùng rất tốt, đặc biệt là chống muỗi. Nhờ vào mùi hương đặc trưng có trong cây, các loại sâu sâu bọ, ruồi muỗi đều rất kỵ và chúng sẽ tự động bỏ đi khi đánh hơi được. Hương thơm rất nhẹ nhàng và không gây khó chịu cho chúng ta khi ngửi, nên bạn có thể yên tâm trồng trong nhà.
Giúp mắt thư giãn khi làm việc làm việc
Với màu xanh nhẹ nhàng, khi làm việc căng thẳng hoặc mệt mỏi, bạn có thể ngắm chậu cây tùng thơm để giải tỏa và thả lỏng hơn. Bên cạnh đó, cây còn có tác dụng cải thiện sức căng cơ và giảm sự khó chịu của mắt, dễ dàng thích nghi dù làm việc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
>> Xem thêm: Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Tại Nhà Đơn Giản, Cây Xanh Tốt
Làm quà tặng hoặc đồ trang trí mùa Noel
Với kiểu dáng đẹp mắt rất thích hợp để trang trí và ý nghĩa xua đuổi những điềm xấu. Tùng Thơm là món quà ý nghĩa để tặng trong các dịp lễ khác nhau, đặc biệt là Noel, để truyền tải lời chúc, tình cảm ấm áp đến người thân yêu.
>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 Cách Trang Trí Noel Tại Nhà Đẹp Lung Linh
Cách trồng và chăm sóc cây tùng thơm xanh mướt tại nhà
Kỹ thuật trồng cây tùng thơm tại nhà
Tùng thơm thừa hưởng đặc điểm của những cây lá kim chính là sức sống mạnh mẽ. Thế nên, việc trồng cây tại nhà cũng tươi đối đơn giản và dễ thực hiện, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nhiệt độ trồng cây: Nhiệt độ tốt nhất để tùng thơm sinh trưởng và phát triển là từ 20 – 25 độ C. Cây không chịu được nhiệt độ thấp dưới 10 độ C hay cao trên 30 độ C. Tốt nhất là trồng cây trong phòng có điều hòa và tắm nắng vài tiếng mỗi ngày.
- Lựa chọn cây giống: Nên chọn những cây khỏe mạnh, không bị khô lá. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự gieo hạt nhưng cần biết về kỹ năng chăm sóc.
- Đất trồng cây: Nếu đất quá ẩm, rễ cây sẽ bị thối và úng. Vì thế, nên chuẩn bị đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có nhiều mùn khoáng. Ngoài ra, cũng có thể trộn thêm xỉ than hay sỏi sẽ thoáng khí hơn.
- Kỹ thuật gieo – trồng: Đặt cành nhỏ vào đất nhẹ nhàng rồi lấp kín phần góc. Tiến hành phun sương xung quanh cũng như trên lá đều đặn mỗi ngày, đặt cây ở những nơi có bóng râm. Chỉ cần chăm sóc kỹ trong 2 – 3 tuần đầu, sau đó không cần cầu kỳ nữa.
Cách chăm sóc cây tùng thơm xanh tốt
Cách chăm cây tùng thơm tương đối đơn giản, mọi người cần chú ý về điều kiện tự nhiên cung cấp như sau:
- Đất trồng: Tùng thơm không chịu được ẩm, nên chọn đất thông thoáng và có thể thoát nước dễ dàng. Sử dụng phân hữu cơ kết hợp với trùn quế, không nên dùng phân hóa học.
- Ánh sáng: Cây cần 2 – 3 giờ tắm ánh sáng mặt trời mỗi ngày, nhưng không nên để trong điều kiện ánh sáng quá gắt.
- Nhiệt độ: Tùng thơm không chịu nóng tốt, nhiệt độ thích hợp để cây sinh sống là 22 – 25 độ C.
- Nước: Chỉ cần lượng nước vừa đủ, không nên tưới quá nhiều gây úng rễ.
- Sâu bệnh: Với hương thơm đặc trưng có thể xua đuổi côn trùng, thế nên tùng thơm ít bị sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên, cũng nên cắt tỉa cây thường xuyên để mọc ra lá mới.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số điểm trong quá trình trồng và chăm sóc cây tùng thơm:
- Nếu tùng thơm bị bệnh phấn trắng, hãy cách ra khỏi những cây khác và tiến hành lau chùi.
- Cây bị héo lá là do đất không không có nước tưới, bạn chỉ cần tưới nước cho cây và tưới phun sương lên lá.
- Nên cắt tỉa lá và cành thường xuyên để những búp non có thể mọc mới và cây phát triển tốt hơn.
Câu hỏi thường gặp
- Cây tùng thơm có độc không?
Khi trồng trong nhà, chắc hẳn nhiều người lo lắng liệu tùng thơm có độc hay không. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm, tùng thơm không có độc mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời về xua đuổi côn trùng, thanh lọc không khí.
- Cây tùng thơm có mắc không? Có dễ tìm mua không?
Tùng thơm mang màu sắc đẹp mắt và giá thành vô cùng hợp lý, chỉ giao động trong khoảng 100.000 – 1.000.000 VNĐ. Việc tìm mua cũng tương đối dễ dàng, vì hầu như cửa hàng cây cảnh nào cũng bán, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
- Làm thế nào để nhân giống cây tùng thơm?
Hiện nay, có 2 phương pháp chính để nhân giống tùng thơm là trồng cây con hoặc giâm cành. Tuy nhiên, vẫn nên chọn phương pháp trồng cây con vì có tỷ lệ sống sót cao hơn.
Có thể thấy, cây tùng thơm không chỉ mang hình dáng đẹp mắt, mà còn có nhiều công dụng nổi bật, rất thích hợp trồng trong nhà, công ty…. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số điểm để chăm sóc cây phát triển khỏe mạnh nhé!
Xem thêm các nội dung tương tự:
- Cây Kim Ngân Hợp Mệnh Gì Và Tuổi Nào Bạn Đã Biết Chưa?
- Cách Chăm Sóc Cây Kim Tiền Đơn Giản Và Khoa Học
- Cây Phát Tài: Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Cây
Hình ảnh: Canva, Freepik