Không chỉ là một loại cây ăn quả, cây cảnh được nhiều người ưa chuộng mà cây vú sữa mang lại giá trị kinh tế cao. Vậy trồng loại cây này có khó không? Cùng tìm hiểu đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây vú sữa qua nội dung dưới đây.
Cây vú sữa là cây gì?
Nguồn gốc của cây vú sữa
Cây vú sữa có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ và sau đó lan rộng sang các quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan, Srilanka,…
Mặc dù được trồng chủ yếu với mục đích làm cảnh và tạo bóng mát, tại Việt Nam, loại cây này được đánh giá cao không chỉ về tính thẩm mỹ mà còn về giá trị dinh dưỡng.
Cây vú sữa được trồng rộng rãi ở khắp các vùng, tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ như Long An, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, …
Đặc điểm của cây vú sữa
Vú sữa là loại cây trồng lớn nhanh, thân dẻo, tán lá rộng, chiều cao lên tới từ 10 – 15 mét. Lá của vú sữa là thường xanh, mọc so le, hình ôvan đơn, mép liền, dài 5–15cm, mặt dưới bóng như màu vàng khi nhìn từ xa.
Các hoa nhỏ màu trắng ánh tím và có mùi thơm ngát. Hoa vú sữa có mùi hắc như thuốc lào nhưng quả của nó lại vô cùng ngọt ngào. Cây vú sữa là loại cây lưỡng tính (tự thụ phấn).
Trái vú sữa to khoảng một nắm tay, da màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng nhạt.
Tên gọi chung | Cây Vú Sữa |
Tên thực vật | Chrysophyllum cainito |
Họ thực vật | Sapotaceae |
Loại cây | Cây ăn quả, cây cảnh |
Kích thước trưởng thành | Cao 10-15m, rộng 10-50cm |
Ánh sáng | Cây ưa sáng |
Thời gian nở hoa | Tháng 7 – Tháng 8 |
Màu hoa | Trắng |
Nguồn gốc | Châu Mỹ |
Những loại cây vú sữa phổ biến
Để phân loại vú sữa thì ở Việt Nam có 7 loại cây vú sữa phổ biến. Các loại cây vú sữa đó là:
Vú sữa Lò Rèn:
- Đặc sản nổi tiếng nhất định phải thử của Đồng bằng sông Cửu Long.
- Quả tròn, vỏ màu tím nhẹ khi chín, thịt màu trắng, ngọt, thơm.
- Mùa thu hoạch vào tháng 2-3 dương lịch hàng năm.
Vú sữa Bắc Thảo:
- Nguồn gốc ở Tiền Giang.
- Cây cao 10-15m, lá to hình trứng.
- Quả tròn, hơi dẹt 2 đầu, màu nâu tím khi chín, ngọt thanh.
Vú sữa Bảy Núi:
- Phổ biến ở An Giang.
- Da màu xanh, chuyển hồng nhạt khi chín.
- Thịt dày, mềm, thơm, ngọt nhẹ.
Vú sữa bơ hồng Đồng Tháp:
- Quả tròn, vỏ xanh nhạt, mỏng, bóng.
- Vỏ chuyển sang màu ửng hồng sáng bóng khi chín.
- Thịt màu trắng sữa, ngọt thanh, mùi bơ sữa.
Vú sữa hoàng kim:
- Nhập khẩu từ Đài Loan, vỏ mỏng, màu vàng.
- Vị ngọt, giá cao (40.000đ – 60.000đ/1kg).
Vú sữa tím Mica:
- Đột biến với quả tím đậm, vỏ mỏng, giòn.
- Thịt dày, không có mủ, vị ngọt thanh.
- Năng suất cao, tiềm năng xuất khẩu lớn.
Vú sữa tứ quý:
- Cho trái quanh năm, phát hiện ở Sóc Trăng.
- Vỏ mỏng, màu tím nhạt, ít nhựa, nhiều nước.
- Vị ngọt vừa, chịu xâm ngập mặn, ra quả bốn mùa.
>> Xem thêm: Cây Cọ Cảnh: Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc
Công dụng của cây vú sữa
Cây vú sữa trở nên phổ biến và không chỉ được trồng trong nhà, sân vườn, đường phố, và công viên để tạo cảnh quan xanh mát và cung cấp bóng mát trong những ngày nắng oi bức mà còn đóng góp vào việc làm sạch không khí.
Cây vú sữa giúp tăng cường khí oxy, loại bỏ chất độc hại và bụi bặm, làm cho bầu không khí trở nên trong lành và mát mẻ hơn.
Quả của cây vú sữa không chỉ ngon miệng mà còn có giá trị kinh tế cao. Lớp cùi thịt của quả vú sữa có thể được sử dụng làm món tráng miệng, với hương vị ngọt thanh mát nhưng cần lưa quả thật chín khi ăn mới không bị chát.
Theo kinh nghiệm, những quả vú sữa có lớp vỏ màu tím thì cùi và thịt sẽ đặc hơn, trong khi những quả vỏ màu nâu-lục thì vỏ sẽ mỏng và nhiều cùi thịt bị nhão hơn.
Lá của cây cũng được sử dụng như một loại chè ở một số khu vực. Người ta thường sử dụng lá để chữa trị các bệnh như đau dạ dày. thấp khớp, các chứng đau nhức, sưng tấy và đái tháo đường bằng cách sắc lá để uống thay nước lọc.
Ngoài ra, vỏ của cây Vú Sữa cũng chứa các chất bổ, và nước sắc từ vỏ có thể được sử dụng để chữa trị bệnh ho.
Nếu bạn quá bận rộn với việc nhà cửa và cả việc ngoài xã hội hãy đặt ngay dịch vụ dọn dẹp nhà tại app bTaskee. Chỉ với 30s đặt lịch, Chị Ong Cam sẽ tới và thay bạn dọn dẹp và sắp xếp lại không gian nhà ở sạch sẽ, gọn gàng giúp bạn có thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch dịch vụ ngay!
Cách chăm sóc cây vú sữa
Ánh sáng
Là loại cây ưa sáng, cây vú sữa sẽ phát triển tốt nhất trong điều kiện đầy đủ ánh sáng. Do đó, nên đặt cây ở các khu vực ngoài trời như đường phố, công viên, khuôn viên rộng lớn, hoặc sân vườn biệt thự.
Điều này giúp cây có cơ hội tối đa để thực hiện quá trình quang hợp, tăng cường sức khỏe và phát triển.
Đất
Loại cây này thường phát triển tốt trên các loại đất thích hợp như đất thịt, đất đen, đất thịt pha cát, đất phù sa tơi xốp.
Đối với cây này, đất cần có khả năng thoát nước tốt, giúp tránh tình trạng ngập úng, và đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển của cây.
Nước
Cây vú sữa thường có nhu cầu tưới nước cao và đặc biệt quan trọng khi cây đang phát triển cao và nhiều cành lá, đặc biệt là trong giai đoạn có quả lớn. Để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng tốt, cây vú sữa cần được tưới nước đều đặn.
Trong mỗi tuần, khoảng 3-5 lần tưới nước là lịch trình phù hợp để duy trì độ ẩm cần thiết cho cây. Tuy nhiên, cũng không nên tưới quá nhiều nước để tránh cây bị úng.
Nhiệt độ và độ ẩm
Để kích thích sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cây vú sữa thì nhiệt độ môi trường nên dao động từ 22 đến 34 độ C. Dưới 10 độ C, cây vú sữa không thể phát triển mạnh mẽ, không tạo ra hoa và lá non có thể bị cháy.
Để đảm bảo sức khỏe và phát triển của cây, cây vú sữa cần môi trường ẩm độ cao. Lượng mưa trung bình/năm từ 1200-1450mm cùng với độ ẩm không khí đạt mức 79,2% được xem là điều kiện lý tưởng để cây phát triển.
Phân bón
Cứ sau khoảng 3 tháng, bạn hãy thực hiện việc bón phân cho cây một lần. Bạn có thể hòa phân NPK với nước và sau đó tưới nó cho cây để tránh tình trạng bón phân trực tiếp, vì cây không thể hấp thụ phân trực tiếp từ đất.
Trong trường hợp muốn trồng cây vú sữa để thu hoạch quả, bạn nên sử dụng phân vi sinh hoặc phân từ động vật như phân bò, phân chuồng để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cây.
Cách trồng cây vú sữa
Bước 1: Làm hố đất trồng
- Trước khi bắt đầu quá trình trồng, chuẩn bị đất trong khoảng 15-20 ngày. Hố trồng được đào giữa mỗi mô với chiều rộng khoảng 40-50cm và chiều sâu từ 20-25cm.
- Sau đó, trộn đều lớp đất này với hỗn hợp gồm 20kg phân hữu cơ, 100g DAP, 200-300g phân lân và 10-20g Basudin 10H.
Bước 2: Lấp đất
- Đặt bầu cây thẳng đứng trong hố, sao cho mặt bầu ngang với mặt mô trồng. Cắt bỏ vỏ bầu và lấp đầy hố bằng hỗn hợp đã nêu trên, sau đó nén chặt đất và thực hiện việc lấp đất.
- Sử dụng cuốc hoặc xẻng để vun đất xung quanh gốc cây và nhẹ nhàng ấn đất phía xung quanh gốc cây để tránh tình trạng đổ cây khi tưới nước.
Bước 3: Cắm cọc chống đổ
- Hãy cắm thêm cọc chống đổ ngay sau khi vừa trồng cây xuống đất để ngăn chặn tình trạng cây bị đổ do còn non yếu, chưa ra rễ.
Bước 4: Che bóng và ủ gốc
- Trong thời gian từ 1 – 2 năm đầu sau khi trồng, cần chú ý che bóng cho cây để hạn chế cây tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp quá nhiều.
- Ngay sau khi trồng, thực hiện ủ gốc bằng cách sử dụng rơm rạ hoặc lá hoai mục để phủ lên phần gốc cây. Điều này đảm bảo giữ ẩm cho đất, tuân theo tiêu chuẩn tủ gốc với khoảng cách từ phần rễ là 40-50cm.
>> Xem thêm: Trước Cổng Nhà Nên Trồng Cây Gì Vừa Đẹp, Vừa May Mắn?
Lưu ý khi trồng và chăm sóc
Loại đất thích hợp:
- Cây có khả năng thích ứng với đa dạng loại đất, nhưng đất thịt, giàu dinh dưỡng, và thoát nước tốt là loại đất trồng tốt nhất.
- Khả năng chịu đựng đất phèn mặn là một điểm mạnh của cây.
Cung cấp nước đủ:
- Đảm bảo cây nhận đủ lượng nước để phát triển.
- Tưới nước mỗi tuần từ 3-5 lần, với mỗi lần tưới khoảng 20-30 lít nước.
- Tưới nước nhiều nhất vào mùa nắng để hỗ trợ sự phát triển và giảm tỷ lệ chết của cây.
Giữ độ ẩm đối với gốc cây:
- Trong thời tiết nắng nóng, giữ độ ẩm ổn định cho gốc cây bằng cách phủ rơm ẩm.
- Hạn chế sự phát triển của cỏ để tránh cạnh tranh chất dinh dưỡng.
Điều kiện ánh sáng:
- Đây là loại cây ưa sáng, vì vậy, trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng.
- Ánh sáng đầy đủ giúp cây quang hợp và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Cách cắt tỉa
Tỉa bớt cành trong những năm đầu:
- Tỉa bớt cành, chỉ giữ lại các cành phân bố đều theo hướng, tạo tán tròn đều.
- Kiểm soát chiều cao không vượt quá 4-4,5m.
- Loại bỏ cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ốm yếu, và cành mọc liên tiếp trên cùng một cành chính.
Tỉa sau mỗi vụ thu hoạch:
- Loại bỏ cành mọc đứng bên trong tán, cành rủ, cành ốm yếu để cây thông thoáng.
- Giúp cây sớm ra chồi mới sau mỗi thu hoạch.
Trẻ hoá cho cây tuổi 20 năm trở lên:
- Áp dụng kỹ thuật trẻ hoá liên tiếp trong 3-4 năm, mỗi năm trên từng phần của cây.
- Cưa bỏ 1 vài cành vươn cao, ít lá và có biểu hiện tăng trưởng kém trên tán cây.
- Cưa ngắn những cành này còn 30-50cm tính từ gốc cành.
Phòng trừ sâu hại và bảo dưỡng vết cưa:
- Rót nước liên tục vào vết cưa để tránh nhiệt độ cao và chết mô cây.
- Phủ lên bề mặt vết cưa bằng dung dịch sunfat đồng.
- Quan sát và phòng trừ sâu hại trên cành mới.
Quản lý chồi mới và thu hoạch:
- Tỉa bớt một số chồi mới, chỉ để lại 2-3 chồi sinh trưởng tốt và ở vị trí đều quanh cành.
- Khi chồi mới đạt chiều dài 50-60cm, loại bỏ đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành.
- Chú ý quan sát và phòng trừ sâu bệnh hại cho cành mới.
- Cành mới có khả năng cho quả sau khoảng 12-18 tháng.
Cách nhân giống
Nhân giống cây vú sữa thường được thực hiện thông qua phương pháp chiết cành. Quá trình này đòi hỏi sự lựa chọn kỹ lưỡng với các giống cây có năng suất cao, ở độ tuổi khoảng 6-10 năm để thực hiện quá trình chiết cành và tạo ra cây con khỏe mạnh trước khi trồng.
Trên cây mẹ, ưu tiên lựa chọn những cành bánh tẻ tốt, không bị sâu bệnh, có độ tuổi trung bình từ 14-16 tháng, nằm ngang với phần da vừa hoá gỗ. Cần chú ý rằng không nên sử dụng các cành vượt làm cành chiết.
Ngoài ra, phương pháp ghép cũng được ưa chuộng trong quá trình nhân giống cây vú sữa. Có hai cách ghép phổ biến là ghép treo bầu và ghép áp cành.
Các bệnh thường gặp
Sâu Margronia:
- Gây hại trên thân, cành lá, hoa và đục quả.
- Phòng trừ bằng cách loại bỏ sâu khi mới xuất hiện và sử dụng thuốc trừ sâu như: Cyperan 5 EC, Decis 2.5EC, Basudin 50 EC.
Rệp sáp:
- Gây hại bằng cách hút lá, quả, làm cành lá khô rụng.
- Phòng trừ bằng cách loại bỏ lá, quả nhiễm nặng, rửa sạch rệp sáp và sử dụng dầu khoáng DC-Tron Plus 0.5% nếu nhiễm nặng.
Bệnh thối quả:
- Gây hại trên hoa và quả non, làm cho quả bị thối đen và dễ rụng.
- Phòng trừ bằng cách giữ vườn thông thoáng, tiêu hủy quả bệnh và sử dụng thuốc hóa học như Vimanco, Ridomil-Gold, Antracol 70WP.
Bệnh bồ hóng:
- Phát triển trong mùa nắng, do nấm Capnodium sp.
- Dấu hiệu nhận biết những mảng đen như bồ hóng trên mặt lá và quả làm giảm quang hợp của lá.
- Phòng trừ bằng cách trồng cây không quá dày, cắt tỉa cành, sử dụng thuốc như Supracide 40EC, Coc 85, Copper Zinc.
Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây vú sữa
Câu hỏi thường gặp
- Trồng vú sữa bao lâu có trái?
Sau khi trồng từ 5 đến 7 năm, cây sẽ bắt đầu cho ra quả đối với việc trồng cây vú sữa bằng hạt. Còn đối với phương pháp trồng vú sữa bằng cây cành chiết thì mất 3 năm trồng thì có thể thu hoạch trái. Cây sẽ cho trái trên 20 năm tuỳ vào cây giống, cách chăm sóc.
- Tháng mấy là mùa vú sữa?
Mùa vú sữa chín thuận thường kéo dài khoảng 2 – 3 tháng, khoảng tháng 9 kéo dài đến tháng 4 năm sau. Trong đó, khoảng tháng 11 – 12 là lúc chín rộ nhất.
- Ăn Vú Sữa có lợi ích gì?
Quả Vú Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, photpho, magie, vitamin C, B1, B3, B2 và chất xơ. Điều này giúp cung cấp dinh dưỡng và phòng ngừa một số bệnh tật như:
– Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
– Kiểm soát bệnh tiểu đường.
– Hỗ trợ giảm cân.
– Hỗ trợ sức khỏe xương khớp.
– Nguồn thực phẩm cung cấp chất chống oxy hóa.
Qua nội dung trên, bTaskee hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về những đặc điểm của cây vú sữa cũng như cách trồng và chăm sóc chúng. Những kiến thức thức trên sẽ vô cùng hữu ích nếu bạn đang muốn trồng một cây vú sữa làm cảnh và để lấy quả.
>>> Xem thêm các nội dung tương tự:
- Cây Phượng: Đặc Điểm, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc
- Cây Thường Xuân Có Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Phong Thủy Gì?
- Cây Kim Ngân Lượng: Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Phong Thủy
Hình ảnh: Canva, Wikipedia, Vinmec, Vnexpess, Báo dân tộc