Bất cứ bài tập nào kể cả chạy bộ cũng cần phải luyện tập đúng kỹ thuật để phát huy tác dụng hiệu quả nhất. Chạy bộ có tác dụng gì mà nhiều người lại lựa chọn để thực hiện hàng ngày như vậy? Ngay ở nội dung dưới đây, bTaskee sẽ cùng bạn đi giải đáp thắc mắc này.
Top 10 lợi ích vàng từ việc chạy bộ đối với sức khỏe
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Trong quá trình bạn chạy bộ, các đường mạch máu sẽ giãn nở, các luồng máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Hít thở đều đặn để duy trì nhịp tim ổn định.
Chạy bộ đúng kỹ thuật với tần suất đều đặn sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và bệnh mạch vành.
Đốt cháy calo giảm cân hiệu quả
Bạn sẽ nhận thấy chỉ số cân nặng giảm đi đáng kể sau 6 tháng bạn chăm chỉ chạy bộ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 1 người nặng khoảng 68kg sẽ đốt cháy được 300 – 400 calo trong 30 phút chạy bộ.
Đây là bài tập đốt cháy calo rất tốt. Tuy nhiên hiệu quả mang lại sẽ có sự khác biệt tùy theo tần suất, tốc độ, thể trạng của người tập.
>> Tham khảo thêm: Chạy Bộ Giảm Cân Thế Nào Đúng Cách Và Hiệu Quả Nhất?
Cải thiện tâm trạng và giảm stress
Không chỉ giúp nâng cao sức khỏe thể chất chạy bộ còn giúp bạn cải thiện tâm trạng và giảm stress hiệu quả. Trong quá trình bạn luyện tập cơ thể sẽ kích thích sản xuất hormone endorphin giúp tạo cảm giác vui vẻ và hạnh phúc.
Ngoài ra, chạy bộ còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm, hỗ trợ điều trị rối loạn tâm thần.
Tăng cường sức khỏe thể lực
Chạy bộ là 1 trong những bài tập nâng cao sức khỏe thể lực tốt nhất. Chạy bộ với tần suất đều đặn hệ cơ bắp sẽ tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và linh hoạt. Hệ xương khớp thêm chắc khỏe, tăng sức bền và sức chịu đựng.
Giảm nguy cơ mắc ung thư
Những người chạy bộ thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư như: Ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư trực tràng,…
Ngoài ra, bệnh nhân đang mắc ung thư cũng nên xây dựng 1 chế độ chạy bộ vừa sức vì chúng sẽ giúp giảm tác dụng phụ từ việc điều trị căn bệnh này.
Tăng cường hệ miễn dịch
Việc duy trì chế độ vận động thường xuyên bằng cách thực hiện bài tập chạy bộ sẽ giúp cơ thể củng cố và nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch. Cơ thể có khả năng chống lại nhiều loại bệnh tật liên quan đến đường tiêu hóa, hệ hô hấp,…
Duy trì hệ xương dẻo dai
Khi chạy bộ, quá trình trao đổi chất của cơ thể được thúc đẩy nhanh hơn, hệ xương nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Điều này sẽ giúp tăng cường sức mạnh, sự bền bỉ và dẻo dai của hệ xương khớp.
Đặc biệt, chạy bộ còn giúp bạn cải thiện chiều cao. Lý giải cho điều này là bởi khi chạy bộ cơ thể sẽ tăng cường sản sinh ra hormone HGH làm dày hơn lớp sụn ở chân, đầu gối. Kết hợp với quá trình chuyển động nhịp nhàng sẽ giúp bạn cải thiện chiều cao sau một thời gian tập luyện kiên trì.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ và hiệu suất làm việc
Nhờ quá trình vận động liên tục các bộ phận khi chạy bộ, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn vào buổi đêm. Tận hưởng 1 giấc ngủ ngon, bạn sẽ có đủ năng lượng và khí thế để bắt đầu một ngày làm việc năng suất và hiệu quả.
Chạy bộ giúp giảm huyết áp
Trong quá trình chạy bộ, mạch máu được co dãn, giảm thiểu đáng kể tình trạng co cứng mạch máu vì thế lưu lượng máu dễ dàng lưu thông hơn. Từ đó chỉ số huyết áp của bạn sẽ giảm đáng kể sau khi bạn kết thúc quá trình luyện tập.
>> Tham khảo thêm: 10 Bài Tập Thoái Hóa Cột Sống Cho Người Cao Tuổi
Chạy bộ làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường
Theo kết quả của 1 cuộc nghiên cứu, người thường xuyên chạy bộ sẽ giảm thiểu khả năng mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 72% so với những người không thực hiện đều đặn bài tập này.
Chạy bộ ngăn ngừa khả năng hình thành bệnh tiểu đường type 2 và có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường type 1.
Ngoài ra, nếu bạn đang muốn thực hiện bài tập thể dục đều đặn nhưng lại lo lắng vì không có thời gian nấu những bữa cơm cho gia đình? Đặt lịch ngay dịch vụ nấu ăn gia đình của bTaskee. Các Chị Ong Cam sẽ mang đến cho gia đình bạn những bữa cơm dinh dưỡng và thơm ngon nhất.
Tải app bTaskee ngay để trải nghiệm nhiều dịch vụ tiện ích!
Những kỹ thuật chạy bộ chuẩn nhất
- Thực hiện khởi động: Không thể bỏ qua khâu này, hãy thực hiện những động tác khởi động làm nóng cơ thể trong 5 phút.
- Giữ đúng tư thế chạy: Đảm bảo lưng thẳng, tay và bả vai thả lỏng, không nên siết chặt tay, mắt hướng nhìn về phía trước.
- Kỹ thuật tiếp đất: Chân tiếp đất nhẹ nhàng và linh hoạt. Tránh tiếp đất bằng cả bàn chân sẽ dễ mất sức và tăng nguy cơ chấn thương.
- Tốc độ chạy: Tốc độ tăng dần và giữ ổn định ở mức phù hợp với thể trạng sức khỏe của bạn.
- Cân bằng khớp hông: Khớp hông cần được giữ cân bằng và hướng về phía trước trong xuyên suốt quá trình chạy.
- Khoảng cách bước chân: Không nên giơ chân quá cao sẽ dễ gây mất sức, mỏi cơ.
Những lưu ý quan trọng khi chạy bộ
- Đảm bảo cơ thể có đủ lượng nước trước, trong và sau khi chạy bộ.
- Không nên chạy bộ khi bụng đang đói.
- Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi sau khi kết thúc buổi luyện tập.
- Cung cấp cho cơ thể chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất sau khi chạy bộ.
- Trang bị giày chạy êm vừa và chân để tránh chấn thương.
- Lựa chọn trang phục phù hợp thấm hút mồ hôi tốt.
>> Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Bài Tập Cổ Cho Dân Văn Phòng Giảm Đau Nhức
Câu hỏi thường gặp
- Chạy bộ vào thời gian nào để giảm cân hiệu quả nhất?
Bạn nên chạy bộ vào buổi sáng sớm để thu được hiệu quả giảm cân tốt nhất. Thời gian này lượng carbs trong cơ thể đang ở mức thấp, rất dễ chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng. Vì thế sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình giảm cân.
- Những yếu tố nào cần lưu ý để tránh chấn thương khi chạy bộ?
– Đảm bảo giữ đúng tư thế trong quá trình chạy bộ
– Trang bị giày chạy phù hợp
– Thực hiện bài tập khởi động trước khi chạy bộ
– Đảm bảo tốc độ và thời gian chạy phù hợp với sức khỏe
– Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng sau khi chạy bộ
– Ưu tiên chạy ở địa hình bằng bằng để hạn chế gặp chấn thương
Hy vọng, qua những nội dung mà bTaskee vừa gửi đến bạn sẽ giúp bạn trả lời được thắc mắc “chạy bộ có tác dụng gì”. Xây dựng chế độ luyện tập đều đặn và chế độ dinh dưỡng khoa học để sức khỏe luôn ở thể trạng tốt nhất nhé!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Bài Tập Thể Dục Giảm Cân Cấp Tốc Lấy Lại Dáng Chuẩn Nhất
- Top 7 Bài Tập Nhảy Dây Giảm Cân Đơn Giản Hiệu Quả Nhất
- Pilates Là Gì? Các Bài Tập Pilates Cho Người Mới Bắt Đầu
Hình ảnh: Unsplash