Chị Hằng Trung Thu Là Ai? Nguồn Gốc Và Tầm Ảnh Hưởng Văn Hóa

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email
chị hằng trung thu
Share
Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin
Share on email

Nội dung bài viết

Chị Hằng Trung thu từ lâu đã trở thành biểu tượng quen thuộc, gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ của các em nhỏ. Hình ảnh Chị Hằng rực rỡ trên cung trăng mang lại niềm vui, sự yêu thương và cảm xúc vui vẻ cho mọi người trong dịp Tết Trung Thu. Trong bài viết này, bTaskee sẽ cùng bạn khám phá Chị Hằng thực chất là ai, có nguồn gốc từ đâu và các nội dung liên quan khác nhé!

Hằng Nga (Chị Hằng) Là Ai?

Hằng Nga (Chị Hằng), là một nhân vật trong văn hóa Trung Hoa và được ngưỡng mộ vì sắc đẹp tuyệt trần. Câu chuyện của chị gắn liền với Hậu Nghệ – vị anh hùng đã bắn hạ 9 mặt trời để cứu nhân gian. Sau khi uống thuốc trường sinh bất tử, Chị Hằng bay lên cung trăng, trở thành biểu tượng của sự vĩnh cửu và vẻ đẹp trường tồn.

Trong văn hóa Việt Nam, Chị Hằng được nhắc đến cùng với Tết Trung thu, thường là bạn đồng hành với Chú Cuội trên cung trăng. Cặp đôi trở nên quen thuộc và không thể thiếu mỗi dịp rằm tháng Tám.

Hình ảnh chị Hằng Trung thu. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Hình ảnh chị Hằng Trung thu. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Chị Hằng Và Tết Trung Thu

Chị Hằng hay Hằng Nga đã là một hình tượng quan trọng trong mỗi dịp Trung thu của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Hình ảnh Chị Hằng không chỉ là một biểu tượng văn hóa mà còn mang ý nghĩa tinh thần sâu sắc, gắn liền với ý niệm về gia đình, sự tròn đầy và những ước mơ cao đẹp.

Trong các hoạt động Trung thu, chị Hằng luôn giữ vai trò là tâm điểm và nguồn cảm hứng của các hoạt động nghệ thuật và giải trí. Sự hiện diện của Chị Hằng làm cho lễ hội Trung thu trở nên sống động và đầy màu sắc, thu hút sự tham gia của cộng đồng.

Chị Hằng Nga Trung thu rạng rỡ giữa đêm trăng tròn với mâm bánh Trung thu thơm ngon. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Chị Hằng Nga Trung thu rạng rỡ giữa đêm trăng tròn với mâm bánh Trung thu thơm ngon. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Sự Tích Chị Hằng Qua Các Phiên Bản

Hằng Nga Bôn Nguyệt

 Xưa kia, Hằng Nga cùng chồng của mình là Hậu Nghệ là những vị thần bất tử sống trên thượng giới. Thế nhưng một ngày nọ, thảm họa ập đến khi mười mặt trời cùng xuất hiện trên bầu trời, đốt cháy cả trần gian. Hậu Nghệ đã bắn hạ chín mặt trời bằng tài bắn cung vô song của mình; từ đó cứu vãn muôn loài.

Để trả ơn cho Hậu Nghệ, Tây Vương Mẫu đã ban cho anh một viên thuốc trường sinh bất tử để giúp anh thành thần. Tuy nhiên, vì muốn sống bên vợ của mình, Hậu Nghệ đã cất giấu viên thuốc. Sự việc truyền đến tai một học trò của anh và hắn đã nảy sinh ý đồ đánh cắp viên thuốc. Khi Hậu Nghệ đi săn, tên học trò đã ép Hằng Nga phải giao viên thuốc. Trong lúc hoảng loạn, nàng đành nuốt trọn viên thuốc tiên và bay lên cung trăng.

Truyền thuyết kể rằng vào đêm rằm tháng Tám, nếu ngước nhìn lên trời, chúng ta sẽ thấy bóng dáng Hằng Nga ngồi bên chú Cuội và Thỏ Ngọc, họ là hai người bạn tri kỷ của tiên nữ. Từ đó hình ảnh Hằng Nga trở thành biểu tượng của vẻ đẹp, sự bất tử, và niềm hy vọng trong tâm hồn mỗi người.

Các Truyền Thuyết Dị Bản

Trong Truyện Với Hậu Nghệ

Theo một truyền thuyết khác, Hằng Nga là một thiếu nữ xinh đẹp sống trong cung điện của Ngọc Hoàng, nơi chỉ có các vị thần bất tử. Một ngày, nàng vô tình làm vỡ một chiếc bình quý giá, khiến Ngọc Hoàng tức giận và đày nàng xuống trần gian. Để trở lại thiên đàng, Hằng Nga phải làm việc thiện.

Tại hạ giới, mười con quạ vàng (kim ô) sinh sống trên cây Phù Tang giữa biển Đông. Mỗi ngày, một con quạ bay từ Đông sang Tây, mang ánh sáng cho thế gian. Khi cây Phù Tang bị đổ, mười con quạ bay khắp trời, tạo ra mười mặt trời, thiêu đốt mọi thứ và làm cây cối héo úa. Trong lúc khẩn cấp, Hậu Nghệ đã bắn rơi chín mặt trời. Khi định bắn nốt con thứ mười, Hằng Nga xuất hiện và ngăn lại, giữ lại một mặt trời cho thế gian.

Người dân tôn Hậu Nghệ làm vua và cưới Hằng Nga, một cô gái xinh đẹp nhưng xuất thân bần hàn. Tuy nhiên, Hậu Nghệ trở thành bạo chúa, tìm kiếm sự bất tử bằng cách chế tạo thuốc trường sinh. Khi thuốc gần hoàn thành, Hằng Nga đã lén uống viên thuốc này. Hậu Nghệ tức giận và đuổi theo nàng, nhưng Hằng Nga đã nhảy qua cửa sổ và bay lên cung trăng.

Trên cung trăng, Hằng Nga sống cùng thỏ ngọc, người bạn đồng hành luôn nghiền thuốc trường sinh trong chiếc cối giã. Cùng lúc đó, một người thợ đốn củi không ngừng chặt cây quế đó là nguồn sống của cung trăng. Dù anh ta chặt cây nhanh thế nào thì thân cây luôn liền lại. Cây quế trở thành biểu tượng của sự sống và cái chết, các cành bị chặt là biểu trưng cho cái chết, các chồi mới luôn sinh ra là  tượng trưng cho sự sống bất tận.

Hằng Nga lén uống thuốc trường sinh và bay lên cung trăng. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Hằng Nga lén uống thuốc trường sinh và bay lên cung trăng. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hằng Nga Là Một Người Phàm

Truyền thuyết Việt Nam kể rằng Hằng Nga là một thiếu nữ xinh đẹp trên thiên giới và đã yêu một anh trai phàm trần tên Nghệ. Khi Nghệ lo sợ sự chia ly vì tuổi tác, Hằng Nga đã lên thiên giới lấy thuốc trường sinh cho chàng. Tuy nhiên, hành động của nàng bị Ngọc Hoàng phát hiện và nổi giận. Ngài đã giết Nghệ và đày Hằng Nga lên cung trăng để sống mãi mãi. 

Nữ thần mặt trăng với vẻ đẹp không tuổi. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Nữ thần mặt trăng với vẻ đẹp không tuổi. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hằng Nga Và Vị Vua Tàn Ác

Sau khi trở thành nữ thần của Mặt Trăng, Hằng Nga nhìn xuống trần gian và chứng kiến một vị vua độc ác cai trị bằng sự tàn bạo. Với lòng từ bi, nàng quyết định tái sinh làm người, trở về nơi mà gia đình nàng đã bị tên vua sát hại hoặc bắt làm nô lệ. May mắn thay, nàng đã trốn thoát đến một vùng nông thôn yên bình.

Lúc này, tên vua đã già nua và ám ảnh với việc tìm kiếm thuốc trường sinh. Hắn ép buộc dân chúng phải tiết lộ bí mật về loại thuốc này, những ai không biết đều bị xử tử.

Tại vùng nông thôn, Hằng Nga gặp Quan Âm, người trao cho nàng một viên thuốc trường sinh nhỏ. Nàng mang viên thuốc đến cho tên vua, nhưng hắn nghi ngờ đó là thuốc độc và buộc nàng phải thử trước. Khi thấy nàng không bị sao, hắn liền uống theo và chết ngay tức khắc. Sau sự kiện này, Hằng Nga rời cõi trần, quay lại Mặt Trăng, nơi nàng tiếp tục tỏa sáng với vẻ đẹp vĩnh hằng và lòng từ bi.

Chị Hằng truyền thuyết và vị vua tàn ác. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Chị Hằng truyền thuyết và vị vua tàn ác. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hằng Nga Trong Tiên Đạo (Đạo Giáo)

Tiên đạo là một nhánh triết học và tôn giáo của Trung Quốc. Nguồn gốc lịch sử của Đạo giáo được xác nhận nằm ở thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên, khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện.

Trong tiên đạo, Hằng Nga được coi là vị thần Mặt Trăng. Tôn xưng đầy đủ là Nguyệt Cung Hoàng Hoa Tố Diệu Nguyên Tinh Thánh Hậu Thái Âm Nguyên Quân hoặc là Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Quân Hiếu Đạo Minh Vương.

Vị thần mặt trăng trong tiên đạo. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Vị thần mặt trăng trong tiên đạo. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

>> Khám phá thêm: Múa Lân Trung Thu: Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Và Những Sự Thật Thú Vị

Hằng Nga Và Phong Tục Bái Nguyệt Thần Tết Trung Thu Có Mối Liên Hệ Ra Sao?

Phong tục bái nguyệt thần vào ngày rằm Trung thu trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người phương Đông. Người ta tổ chức các nghi lễ cúng bái để tỏ lòng tôn kính Hằng Nga và cầu nguyện cho sự thịnh vượng, an khang. 

Thần Mặt Trăng (Hằng Nga) rất quan trọng trong tín ngưỡng của người phương Đông vì cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào nông nghiệp, một nghề rất phụ thuộc vào thời tiết. Sự thay đổi của Mặt Trăng thường báo hiệu mưa nắng nên người phương Đông sử dụng lịch Mặt Trăng (hay lịch âm). Họ xem thần Mặt Trăng là một trong những vị thần bảo vệ cho nghề nông.

Thần Mặt trăng báo hiệu thời tiết cho người dân. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Thần Mặt trăng báo hiệu thời tiết cho người dân. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Người dân tổ chức nghi lễ cúng bái để tỏ lòng tôn kính Hằng Nga. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Người dân tổ chức nghi lễ cúng bái để tỏ lòng tôn kính Hằng Nga. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Tổng Hợp Những Hình Ảnh Về Chị Hằng Ngày Trung Thu Đẹp Nhất

Nữ thần rạng rỡ dưới bộ trang phục chị Hằng Trung thu, mang theo nét duyên dáng. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Nữ thần rạng rỡ dưới bộ trang phục chị Hằng Trung thu, mang theo nét duyên dáng. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Những Chị Hằng xinh lấp lánh trong trang phục Trung Thu thần tiên. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Những Chị Hằng xinh lấp lánh trong trang phục Trung Thu thần tiên. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Diện những bộ váy tiên thật lung linh, xinh xắn. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Diện những bộ váy tiên thật lung linh, xinh xắn. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Ngắm nhìn chị Hằng Nga giữa tiên giới. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Ngắm nhìn chị Hằng Nga giữa tiên giới. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Nữ tiếp viên cosplay thành nhân vật Hằng Nga cùng mọi người đón Tết Trung thu trên máy bay. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Nữ tiếp viên cosplay thành nhân vật Hằng Nga cùng mọi người đón Tết Trung thu trên máy bay. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Chị Hằng chơi đùa cùng thỏ ngọc dưới tán hoa đào. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
 Chị Hằng chơi đùa cùng thỏ ngọc dưới tán hoa đào. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Hằng Nga diện áo trắng tinh khôi, ôm Thỏ Ngọc, nhâm nhi bánh trung thu thật thơ mộng. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Hằng Nga diện áo trắng tinh khôi, ôm Thỏ Ngọc, nhâm nhi bánh trung thu thật thơ mộng. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Câu Hỏi Liên Quan

Ảnh Hưởng Của Chị Hằng Trong Nghệ Thuật Thế Nào?

Chị Hằng Trung thu có sức ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Cụ thể:

  • Hình ảnh Chị Hằng trong thơ ca và văn học thường biểu tượng cho vẻ đẹp, sự thanh khiết và khát khao đoàn tụ với gia đình những người thân yêu. 
  • Chị Hằng trong lòng các họa sĩ với vẻ mỏng manh, xinh đẹp trên cung trăng, chị tạo cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo. 
  • Chị Hằng như biểu tượng của niềm vui và sự kỳ diệu trong đêm trăng rằm, đặc biệt gắn liền với tuổi thơ qua các bài hát như:  Hát vui Trung thu cùng Chú Cuội và Chị Hằng…

Cách Tạo Hình Chị Hằng Trong Dịp Trung Thu Ra Sao?

Trong dịp Tết Trung thu, Chị Hằng thường được tạo hình theo nhiều cách khác nhau, từ truyền thống đến hiện đại, tùy thuộc vào mục đích và đối tượng hướng đến: 

Hình ảnh chị Hằng Trung thu diện bộ trang phục toát lên vẻ dịu dàng và thanh thoát. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Hình ảnh chị Hằng Trung thu diện bộ trang phục toát lên vẻ dịu dàng và thanh thoát. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Về trang phục:

  • Truyền thống: Chọn những bộ đồ lấy cảm hứng từ trang phục thời xưa, giống như những bộ váy truyền thống của các cung nữ trong phim cổ trang. Chất liệu lụa, voan nhẹ nhàng và mỏng manh sẽ tạo cảm giác mềm mại và thanh thoát.
  • Hiện đại: Nên chọn áo dài cách tân với thiết kế truyền thống nhưng vẫn giữ được nét thanh thoát, nhẹ nhàng. Các chi tiết như tay áo loe, họa tiết hoa văn, và vạt áo dài thướt tha sẽ giúp bạn nổi bật như một nàng tiên trên cung trăng.
Chị Hằng Trung thu dịu dàng bên Thỏ ngọc tận hưởng một đêm trăng rằm tuyệt vời. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Chị Hằng Trung thu dịu dàng bên Thỏ ngọc tận hưởng một đêm trăng rằm tuyệt vời. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Kết hợp trang phục với phụ kiện như vòng tay, trâm cài tóc, và quạt tay truyền thống. Bạn có thể thêm một đôi giày thêu nhẹ nhàng để hoàn thiện bộ trang phục. 

Tóc búi cao thanh tao kết hợp trâm cài đã tôn vinh vẻ đẹp thần tiên. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Tóc búi cao thanh tao kết hợp trâm cài đã tôn vinh vẻ đẹp thần tiên. (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Kiểu tóc: Búi cho tóc cao gọn gàng và cố định bằng một chiếc trâm cài tóc truyền thống, hay bạn có thể xõa tóc thêm một vòng hoa nhỏ hoặc phụ kiện ánh kim để làm tóc thêm phần lấp lánh

Trang điểm: Nhẹ nhàng với tông màu hồng đào hoặc cam nhẹ. Tạo điểm nhấn bằng một chút phấn má hồng và son môi màu tự nhiên để làm nổi bật vẻ thanh khiết và dịu dàng. Tham khảo video dưới này để bạn có thể tự tin hơn khi bắt tay vào việc hóa thân thành Nữ thần mặt trăng nhé.

Các bạn có thể tham khảo thêm qua video Tiktok dưới đây:

Nguồn: hang295_

Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguồn gốc của chị Hằng mỗi dịp Trung Thu đến. Chúc các bạn sẽ có một ngày tết Trung thu đầm ấm và hạnh phúc bên gia đình, bạn bè.

Hãy là người cập nhật những thông tin mới nhất về tin tức, chương trình khuyến mại, những mẹo hay cuộc sống từ bTaskee.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The application is currently deployed in Vietnam Thailand

download-asker-btaskee-ver-3

Book a home cleaning task
right away

Download, register and experience exciting features only available on bTaskee App – On-demand Home Services