Với những ‘con sen’ cần tìm một loài thú cưng sở hữu sự mạnh mẽ và vẻ đẹp hoang dã thì chắc chắn những chú chó Alaska sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Cùng bTaskee khám phá chi tiết nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc của giống chó đặc biệt này ngay bên dưới nhé!
Nguồn gốc và phân loại chó Alaska
Nguồn gốc
Chó Alaska có tên đầy đủ là còn được Alaska Malamute, là một loài chó tuyết được nuôi phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới. Tổ tiên của chúng là loài chó sói tuyết hoang dã, sau này được cư dân bản địa Alaska (Mỹ) thuần hóa và huấn luyện trở thành thú cưng.
Giống chó Alaska đã đồng hành cùng các bộ tộc Innuit hay Mahlemuts di cư từ châu Mỹ sang châu Á từ thời tiền sử. Loài chó này được thuần hóa để làm vật kéo xe trên tuyết, vận chuyển đồ ăn, săn hải cẩu và xua đuổi gấu Bắc Cực ra khỏi nơi trú ngụ của con người.
Theo ghi nhận, năm 1900, Alaska du nhập đến nước Mỹ và được huấn luyện để tham gia vào một số nhiệm vụ đặc biệt trong cả Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai.
Năm 1935, câu lạc bộ Alaska Malamute được thành lập tại Mỹ. Cũng từ đó, Câu lạc bộ chó giống Hoa Kỳ – AKC đã công nhận sự hiện diện của giống chó mạnh mẽ và đáng yêu này. Về sau, Alaska được nhân giống và đưa đến nhiều quốc gia khác trên thế giới để làm thú cưng, trong đó có Việt Nam.
Phân loại
Hiện nay, căn cứ theo kích thước và trọng lượng cơ thể, Câu lạc bộ chó giống Hoa Kỳ – AKC đã chia giống chó Alaska ra thành 3 loại phổ biến, bao gồm:
- Chó Alaska Standard (tiêu chuẩn): Đây là giống Alaska được nuôi phổ biến nhất tại Việt Nam. Chúng có kích thước bé nhất trong 3 phân loại với trọng lượng dưới 45kg và cao trung bình từ 61 – 66cm. Con đực thường to hơn con cái một chút nhưng không quá khác biệt.
- Chó Alaska Large Standard (tiêu chuẩn lớn): Giống chó này nhìn chung to hơn một chút so với dòng Alaska Standard. Về cơ bản chúng sở hữu những đặc điểm giống như loài tiêu chuẩn nhưng được thừa hưởng gen ưu việt từ bố mẹ sống trong điều kiện tốt hơn, phát triển kích thước to hơn đời trước.
Trung bình, Alaska Large Standard cao khoảng 70 – 80cm và nặng từ 50 – 60kg.
- Chó Alaska Giant (chó Alaska khổng lồ): Là giống chó Alaska to nhất với chiều cao trung bình từ 80 – 100cm, nặng từ 50 – 80kg. Chúng có kích thước lớn, thân hình vạm vỡ, sức khỏe tốt và bền bỉ, thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.
>> Xem thêm: Chó Poodle: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Một Số Lưu Ý Khi Nuôi.
Đặc điểm ngoại hình và tính cách
Đặc điểm ngoại hình của loài chó Alaska
- Có nguồn gốc là một giống chó tuyết sinh sống ở vùng Bắc Cực nên Alaska có nhiều điểm tương đồng với loài sói tuyết hoang dã.
- Loài chó cảnh này có kích thước lớn, khung xương to, cao trung bình từ 50 – 80cm, nặng từ 40 – 60kg, cá biệt có những con có thể cao đến 1m và đạt trọng lượng khoảng 80kg.
- Chúng có một cơ thể cường tráng, hệ cơ bắp phát triển và khả năng thích nghi cực tốt với sự thay đổi của khí hậu, nhất là ở vùng cực Bắc. Chính vì đặc điểm này mà chó giống Alaska được con người sử dụng để kéo xe trên tuyết.
- Bạn có thể nhận biết loài chó này thông qua một vài chi tiết ngoại hình của chúng, Alaska sở hữu một cái đầu to, mõm dài vừa phải, hai tai nhọn, nhỏ và dựng thẳng lên trên đỉnh đầu.
- Gương mặt có phần “sắc lạnh” của Alaska được tô điểm từ đôi mắt hình elip, dẹp dạng hạt hạnh nhân với màu hạt dẻ và phần đuôi mắt hơi xếch lên, giống với loài chó sói.
- Loài vật này cũng sở hữu một bộ lông dày gồm hai lớp, không thấm nước. Điều này giúp giữ cho lớp da của chúng luôn khô ráo, ấm áp trong điều kiện khí hậu băng giá và thường phải di chuyển trong các vũng nước, hồ băng.
- Màu lông của Alaska rất phong phú, phổ biến như đen trắng, nâu đỏ, hồng phấn, xám trắng,…
- Trong số này hiếm gặp nhất là Alaska lông full trắng, đây là loại chó thường hay bị nhầm lẫn với giống Samoyed. Tại Việt Nam, chó Alaska đen trắng là giống phổ biến nhất.
Đặc điểm tính cách ở chó Alaska
- Alaska mang tính cách đặc trưng hiền lành, thông minh, trung thành và yêu thích vận động.
- Chó Alaska sở hữu một diện mạo hao hao với loài chó sói nên không ít người cho rằng chúng rất dữ tợn. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại, Alaska rất hiền lành và gần gũi với trẻ con. Chính vì thế, loài chó này không quá phù hợp để làm chó bảo vệ trong nhà.
- Loài thú cưng này được xếp vào nhóm những loài chó có IQ cao nhất. Thêm vào đó, chúng có tập tính sống theo đàn và tuân theo mệnh lệnh của con đầu đàn.
- Chính vì thế chúng rất trung thành với chủ nhân cũng như nhanh chóng tiếp thu các bài học huấn luyện từ khi còn nhỏ.
- Ngoài ra, Alaska là loại tinh nghịch, tính tình cởi mở và khá hiếu động. Chúng rất yêu thích chạy nhảy và tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thay vì bị nhốt trong nhà.
Cách chăm sóc chó Alaska
Không gian sống
Là loài chó “hướng ngoại”, yêu thích bay nhảy ngoài trời nên việc chuẩn bị cho chúng một không gian sống rộng rãi, thoải mái gần gũi thiên nhiên là điều cực kỳ cần thiết.
Bên cạnh đó, do tập tính sống theo bầy nên việc nuôi một vài em chó Alaska với nhau sẽ tốt hơn nhiều so với việc chỉ nuôi một bé. Việc sống cô đơn một mình quá lâu có thể khiến chúng thu mình lại và rơi vào “trầm cảm”.
Chế độ ăn
Alaska là giống chó có kích thước lớn nên sức ăn của chúng cũng rất mạnh. Để chó phát triển khỏe mạnh và có đủ năng lượng hoạt động trong ngày bạn cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, vitamin, chất xơ từ thịt đỏ, hải sản, gia cầm và rau xanh.
Đối với những chó Alaska con hay chó mẹ đang mang thai thì cần bổ sung thêm các khoáng chất như sắt, canxi,… từ sữa tươi, viên thức ăn chuyên dụng để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
Thông thường, một ngày bạn có thể cho chó Alaska ăn từ 3 – 4 lần. Tuy nhiên, cần cân đối lượng thức ăn để tránh làm chó bị thừa cân, béo phì hoặc ăn không hết làm lãng phí và làm bẩn không gian sống của chúng.
Chăm sóc, vệ sinh
Alaska thường vui chơi, chạy nhảy ngoài trời nên cơ thể bám dính nhiều bụi bẩn. Do đó, bạn cần thường xuyên tắm táp để làm sạch lông cũng như loại bỏ các ký sinh trùng, bọ chét, ve chó,… trên người chúng.
Thông thường, bạn nên duy trì tần suất tắm cho Alaska 3 lần/tuần vào mùa hè và 1 lần/tuần vào mùa đông.
Bạn không nên tắm cho Alaska quá lâu khiến chúng bị cảm. Sau khi vệ sinh xong cần sấy khô lông để tránh bị nấm mốc, viêm da. Ngoài ra, trong quá trình tắm bạn có thể sử dụng các loại sữa tắm chuyên dụng cho thú cưng để tăng hiệu quả làm sạch.
Khi chải lông cho chó, bạn có thể dùng những chiếc lược chuyên dụng bằng inox, thao tác nhẹ nhàng từ gốc để loại bỏ những phần lông yếu, rụng. Chú ý nên chải theo đúng thứ tự đầu, mặt, cổ, chân trước, ngực xuôi về sau đuôi.
Không gian sống của bạn trở lên bừa bộn, bụi bẩn vì nuôi thú cưng trong nhà? Vậy thì tham khảo ngay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa của bTaskee. Các Chị Ong sẽ nhanh chóng giúp bạn lấy lại căn nhà sạch sẽ, thoáng đãng và an toàn cho sức khỏe.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Các bệnh thường gặp ở chó Alaska
Bệnh ký sinh trùng
Trong quá trình nuôi dưỡng Alaska, chúng sẽ không tránh khỏi việc mắc một số căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó phổ biến nhất là bệnh ký sinh trùng. Nguyên nhân là do rận ký sinh trên lông và bọ chét, ve chó bám trên da hút máu.
Để khắc phục tình hình này bạn cần đem chó đến phòng khám thú y để kiểm tra đã liễu, bôi thuốc và tiêm phòng. Ngoài ra, bạn cần tắm rửa, chải lông định kỳ, dọn dẹp môi trường sống và loại bỏ ve chó, bọ chét trên cơ thể Alaska.
Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột thường xuất hiện ở những chú chó Alaska nhỏ tuổi. Bệnh này xuất phát từ hai nguyên nhân chính gồm virus xâm nhập từ bên ngoài phá hủy đường ruột và ăn phải thức ăn có độc tố, khó tiêu hóa.
Khi phát hiện chó có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, hay nôn ói thì cần đưa đến gặp bác sĩ thú y để thăm khám, điều trị kịp thời bằng thuốc đường uống hoặc đường tiêm.
Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khó học cho Alaska theo từng độ tuổi, tránh ăn các thực phẩm lạ, khó tiêu, chứa độc tố.
Bệnh sốc nhiệt
Alaska là một loài chó có sức thích nghi tốt. Tuy nhiên, khi thay đổi khu vực địa lý đột ngột từ vùng lạnh sang vùng nóng thì một số em Alaska có thể bị sốc nhiệt, nhất là ở cún con. Nhiệt độ tăng giảm nhanh khiến chúng dễ bị choáng, dị ứng nhiệt, hô hấp kém và suy nhược cơ thể.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên cho chó ở trong môi trường bóng râm, thông thoáng, cũng cấp đầy đủ nước uống và tắm táp thường xuyên. Ngoài ra, có thể cho Alaska ở trong phòng điều hòa dưới 30 độ C để tránh bị sốc nhiệt.
>> Xem thêm chi tiết: Chó Alaska Ăn Gì Để Luôn Khỏe Mạnh Và Thông Minh?
Bảng giá một số loại chó Alaska
Hiện nay, tùy theo từng giống chó, kích thước, màu sắc cũng như nguồn gốc xuất xứ mà giá bán chó Alaska có sự chênh lệch.
Dưới đây là bảng giá bán chi tiết được cập nhật từ thị trường để bạn tiện theo dõi:
Giống chó | Màu lông | Giá bán |
Alaska Giant | Màu đen và trắng xám | 15.000.000 – 17.000.000 VNĐ |
Màu hồng phấn và nâu đỏ | 18.000.000 – 22.000.000 VNĐ | |
Alaska Standard | Màu đen, đen trắng và trắng xám | 8.000.000 – 12.000.000 VNĐ |
Màu hồng phấn | 14.000.000 – 16.000.000 VNĐ | |
Alaska Standard nhập khẩu từ Thái Lan | Đen trắng, trắng xám, nâu đỏ, hồng phấn,… | 16.000.000 – 20.000.000 VNĐ (Không có chứng nhận FCI) |
20.000.000 – 25.000.000 VNĐ (Có chứng nhận FCI) | ||
Alaska Giant nhập khẩu từ Thái Lan | Đen trắng, trắng xám, nâu đỏ, hồng phấn,… | 20.000.000 – 27.000.000 VNĐ (Không có chứng nhận FCI) |
25.000.000 – 35.000.000 VNĐ (Có chứng nhận FCI) | ||
Alaska nhập khẩu từ Châu Âu | Đen trắng, trắng xám, nâu đỏ, hồng phấn,… | 40.000.000 – 60.000.000 VNĐ |
Alaska dòng quý tộc nhập khẩu từ Châu Âu | Đen trắng, trắng xám, nâu đỏ, hồng phấn,… | 60.000.000 -100.000.000 VNĐ |
Lưu ý: Bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo, cập nhật theo giá thị trường tháng 12/2023 và có thể thay đổi theo thời gian. Hiện tại, bTaskee không kinh doanh sản phẩm này.
Câu hỏi thường gặp
- Tuổi thọ trung bình của chó Alaska là bao lâu?
Trong điều kiện chăm sóc bình thường, tuổi thọ trung bình của chó Alaska dao động từ 12 – 15 năm hoặc có thể hơn.
- Chó Alaska có bị rụng lông nhiều không?
Có. Chó Alaska có tận 2 lớp lông dày và tình trạng rụng lông xảy ra khá thường xuyên, nhất là vào thời kỳ giao mùa hay thay lông. Bạn cần thường xuyên chải lông để loại bỏ lông rụng cũng như tắm cho chó để giữ cho bộ lông luôn được sạch sẽ.
- Nhà ở chung cư có thể nuôi chó Alaska không?
Có thể. Nhà chung cư vẫn nuôi được chó Alaska nếu có không gian sinh hoạt rộng rãi để em cún vui chơi, sinh hoạt. Đồng thời, mỗi ngày cũng nên dắt chó đi dạo từ 1 – 2h để bé phát triển tốt.
Như vậy, bTaskee đã chia sẻ đến bạn từ A – Z những thông tin về nguồn gốc, phân loại, đặc điểm và cách chăm sóc chó Alaska. Nếu có ý định nuôi một em Alaska hiền lành, đáng yêu tại nhà thì đừng quên lưu và áp dụng những kiến thức bổ ích ở trên nhé!
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
- Chó Poodle Đen: Đặc Điểm Và Giá Cả Trên Thị Trường 2023
- Chó Phốc Hươu: Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Bạn Nên Biết
Hình ảnh: Pinterest