Phốc Sóc có ngoại hình thu hút với bộ lông xù bắt mắt, kết hợp cùng tính cách hoạt bát, hòa đồng nên rất được mọi người ưa thích. Sau đây, hãy cùng bTaskee tìm hiểu thông tin về nguồn gốc, cách chăm sóc và giá bán chó Phốc Sóc hiện nay nhé!
Nguồn gốc và phân loại chó Phốc Sóc
Phốc sóc hay còn được gọi là Chó Pomeranian (Pom), là một giống chó lông xù có kích thước nhỏ và có nguồn gốc từ châu Âu. Tên của chúng được lấy cảm hứng từ địa danh Pomeranian (hiện nay thuộc miền Đông Bắc Đức và Tây Bắc Ba Lan). Tổ tiên của chúng có mối quan hệ gần với các giống chó như: Alaska, Samoyed và Husky.
Pomeranian được biết đến rộng rãi hơn từ những năm 1761 tại Anh, khi chúng xuất hiện trong lễ cưới của Vua George. Vào năm 1888 chúng được American Kennel Club (AKC) công nhận là giống chó chính thức.
Đến năm 1988 Nữ hoàng Victoria đã cho nhân giống với nhiều loài chó ở Châu Âu để có kích thước nhỏ nhắn hiện nay. Hiện nay, dựa theo chiều cao và cân nặng, Phốc Sóc được chia thành 3 loại chính:
- Phốc Sóc tiêu chuẩn: Với chiều cao từ 20 – 25cm và có cân nặng từ 2 – 4kg, một số chú có có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn thường sẽ không được ưa chuộng bằng.
- Phốc sóc mini: Với chiều cao dưới 20cm và cân nặng dưới 2kg.
- Phốc sóc Teacup: Có chiều cao dưới 15cm và cân nặng dưới 1,5kg.
Đặc điểm ngoại hình và tính cách của chó Phốc Sóc
Phốc Sóc có bộ lông dày và dài, phần cổ thường có nhiều lông hơn những bộ phận khác. Về tổng thể, chúng có khuôn mặt khá giống Cao với đôi mắt đen tròn, mũi hếch, chiết mõm nhọn với đôi tai nhỏ và vểnh thẳng.
Lông của Phốc Sóc có nhiều màu sắc khác nhau như: Trắng, vàng lửa, đen, bò sữa, xám khói… trong đó được ưa thích nhất tại Việt Nam là giống chó Pom bông gòn, trắng mịn. Kích thước của chúng tương đối nhỏ và chiều cao trung bình chỉ từ 15 – 20cm và cân nặng 2-3kg.
Chó Phốc Sóc rất trung thành với chủ, chúng có tính cách hướng ngoại và mong muốn trở thành trung tâm của mọi sự chú ý. Tuy nhiên, chúng không phải lúc nào cũng thân thiện với mọi người và đôi lúc còn tỏ vẻ khó gần với người lạ và hay thích sủa.
Với trẻ em, chúng rất điềm tĩnh và thân thiện với các bé còn những chú chó khác thì chúng khá hung dữ và có xu hướng tấn công. Chó Phốc Sóc cũng rất thông minh và có thể tiếp thu rất nhanh các bài huấn luyện và nghe lời chủ của mình.
Cách chăm sóc chó Phốc Sóc
Không gian sống
Với kích thước khá nhỏ bé, nên Phốc Sóc có thể phù hợp với bất kỳ môi trường sống hay không gian nào. Dù cho không gian rộng, có sân vườn hoặc chung cư đều có thể thích nghi được. Tuy nhiên, Phốc Sóc lại có bộ lông khá dày, vì thế nên nuôi ở những nơi thoáng mát, có máy lạnh,… để thích nghi tốt hơn với thời tiết tại Việt Nam.
Ngoài ra, nếu sống ở chung cư thì bạn nên huấn luyện chó ngừng sủa khi có lệnh để tránh gây ảnh hưởng đến hàng xóm. Ngoài ra, cần đảm bảo không gian đủ rộng để chúng có thể vui đùa, chạy nhảy trong nhà.
>> Xem thêm: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Của Chó Poodle Và Một Số Lưu Ý Khi Nuôi
Chế độ ăn
Pomeranian có khối lượng cơ thể nhỏ nên lượng thức ăn chúng cần nạp mỗi ngày cũng tương đối ít. Khẩu phần ăn sẽ phụ thuộc nhiều vào cân nặng, độ tuổi và mức độ hoạt động của chúng, cụ thể:
- Chó Phốc sóc từ 2–4 tháng tuổi: Chó vừa mới cai sữa mẹ không lâu, nên hãy duy trì lượng thức ăn như đã cho trước đó 1-2 tuần. Sau đó, bổ sung cho chúng những loại thực phẩm mềm, đã được nghiền nhỏ. Cho ăn từ 3-4 bữa/ngày và lượng thức ăn cho mỗi lần khoảng 60 – 80gram.
- Phốc sóc 4-6 tháng tuổi: Lúc này hệ tiêu hóa của chó Pom đã ổn định và có thể cho chúng ăn những loại thức ăn bình thường. Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thịt, tinh bột và rau củ, nên cho ăn 3 bữa/ngày và với lượng khoảng 100gr/bữa.
- Phốc Sóc trên 6 tháng tuổi: Chúng đã qua giai đoạn trưởng thành và trong chế độ ăn hằng ngày cần bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng như: Protein, carbohydrate, chất béo,.. Nên cho chúng ăn 2 bữa/ngày với lượng thức ăn khoảng 120-150gr/bữa.
Để Phốc Sóc phát triển toàn diện, bạn cần cung cấp những loại thực với đầy đủ chất dinh dưỡng phải kể đến như:
- Các loại thịt: Có thể sử dụng thịt tươi hoặc đã được chế biến để cung cấp protein và chất béo dồi dào.
- Rau, củ, quả: Để bổ sung chất xơ và những loại vitamin và hỗ trợ hệ tiêu hóa của chúng.
- Cơm: Có thể bổ sung thêm cơm cũng như thực đơn để cung cấp tinh bột cho chúng.
- Trứng: Đặc biệt là trứng vịt lộn vì có chất Pomeranian giúp cho bộ lông mềm mượt.
Chăm sóc, vệ sinh
Tắm cho chó Pom ít nhất 3-4 lần/tháng và thường xuyên hơn nếu thấy chúng quá bẩn. Nếu chúng được nuôi trong nhà bạn nên tắm một lần trong khoảng thời gian 7 ngày đến 10 ngày.
Đồng thời, bạn nên sử dụng những loại dầu tắm dịu nhẹ và khi tắm xong cần sấy khô cơ thể cho chúng vì nước và xà phòng còn dưới da có thể gây viêm da.
Với Phốc Sóc con, cần chải lông thường xuyên còn với chó con còn với những chú chó đã trưởng thành, nên cắt tỉa thường xuyên. Ngoài ra, nên cắt tỉa mỏng chân mỗi tuần, kết hợp với vệ sinh tai, đánh răng thường xuyên để tăng cường sức khỏe cho chúng.
Nếu bạn thường xuyên bận đi công tác và lo lắng nhà cửa không ai dọn dẹp cũng như những chú chó cưng ở nhà không ai chăm sóc. Hãy đặt ngay dịch vụ giúp việc theo giờ trên ứng dụng bTaskee. Các Cộng Tác Viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc cho các bé thú cưng thật tốt.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm các dịch vụ gia đình tiện ích ngay hôm nay!
Các bệnh thường gặp của Phốc Sóc
Phốc Sóc rất dễ bệnh, vì thế khi chăm sóc cần quan tâm và lưu ý bệnh của chúng để có biện pháp kịp thời, một số bệnh hay gặp như:
- Bệnh liên về tim mạch: Khi chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn không đủ chất, có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và hệ thống tim mạch. Nên cho chó vận động thường xuyên, đi dạo mỗi ngày để nâng cao tính dẻo dai, khỏe mạnh.
- Bệnh béo phì: Với vóc dáng nhỏ bé, lượng thức ăn cho Phốc Sóc cũng nên ở trong mức nhất định. Không nên cung cấp cho ăn quá nhiều chất béo, trong chế độ dinh dưỡng nên cân bằng giữa protein và chất xơ để tránh cơ thể bị béo phì.
- Bệnh về xương khớp: Khi cơ thể nạp quá nhiều năng lượng nhưng ít vận động có thể dẫn đến các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, trong chế độ ăn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi phù hợp.
- Bệnh về răng miệng: Răng của chúng vốn không được khỏe như những loài động vật cỡ lớn khác. Vì thế, không nên cho ăn những loại xương quá cứng và cần vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Bệnh về mắt: Phốc Sóc có thể gặp một số vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể, rách màng mắt hay khô mắt,… thường xuất hiện ở chó trưởng thành và có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị.
>> Có thể bạn quan tâm: 5 Cách Khử Mùi Nước Tiểu Chó Hiệu Quả, Tiết Kiệm Thời Gian
Bảng giá một số loại chó Phốc Sóc
Giá Phốc Sóc sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau để quyết định, quan trọng nhất chính là độ thuần chủng và nguồn gốc ở đâu. Ngoài ra, Phốc Sóc có kích thước nhỏ thường sẽ được ưa thích và có giá bán cao hơn, cùng tham khảo bảng giá sau:
Loại Chó Phốc Sóc | Giá chó không giấy tờ | Giá chó có giấy tờ thuần chủng |
Chó phốc sóc Việt Nam | Từ 6 – 8.000.000 đồng | Từ 8 – 10.000.000 đồng |
Chó phốc sóc Thái Lan | Từ 12 – 15.000.000 đồng | Từ 15 – 20.000.000 đồng |
Chó phốc sóc Châu Âu | Từ 40.000.000 đồng | Từ 60.000.000 đồng |
Lưu ý: Bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo, cập nhật theo giá thị trường tháng 01/2024 có thể thay đổi theo thời gian và bTaskee không kinh doanh sản phẩm này.
Câu hỏi thường gặp
- Phốc Sóc có rụng lông nhiều không?
Chó Pomeranian có bộ lông dài và dày, thế nên thường xuyên chải chuốt cho chúng để tránh rụng lông quanh nhà. Nhưng với kích thước nhỏ nên số lượng lông cũng không quá nhiều và việc chải chuốt cũng không có nhiều khó khăn.
- Tiêm phòng cho chó Phốc Sóc như thế nào?
Phốc Sóc cần phải tiêm phòng thường xuyên để bảo vệ chúng cũng như những người xung quanh.
Ngoài ra, việc tiêm phòng cũng giúp tránh được khoảng 90% các bệnh nguy hiểm, và có thể lan truyền như: Care virus, Parvovirus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó,… Thời gian tiêm phòng của thích hợp là 2 tháng tuổi trở đi.
Có thể thấy, chó Phốc Sóc là loại động vật có kích thước nhỏ và bộ lông xù đẹp mắt nên rất được ưa thích. Tóm lại, đây là loài chó dễ nuôi và giá thành phù hợp nên rất phù hợp để mọi người lựa chọn và nuôi cho gia đình mình.
>>> Xem thêm các nội dung tương tự:
- Chó Phốc Lai Nhật Là Giống Gì? Đặc Điểm Và Giá Thành Ra Sao?
- Chó Alaska: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Giá Bán Chi Tiết